.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 43 - 50)

Nguồn: Báo hợp nhất của Vietinbank qua các quý.

Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh của Vietinbank quý II năm nay giảm gần 35% so với cùng kỳ và 6 tháng giảm 13,7%. Đồng thời, nhờ chi phí dự phòng giảm 67,4% so với cùng kỳ và 6 tháng giảm 21,7%. Chính vì thế, đã đưa lại kết quả lợi nhuận Vietinbank rất ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Vietinbank trong quý 2 cùng tăng gấp 3,5 lần cùng kỳ, đạt lần lượt 2.826 tỷ đồng và 2.129 tỷ. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế lãi gấp rưỡi, với lần lượt 4.195 tỷ và 3.171 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng của Vietinbank 6 tháng đầu năm nay là 3.163 tỷ. Lợi nhuận của Vietinbank chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần và thể hiện chiến lược của VietinBank trong việc tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ. Lợi nhuận vẫn tăng trong khi tín dụng gần như đóng băng, điều này ngụ ý rằng chính sách tín dụng của Vietinbank là cận trọng trong việc quyết định cho khoản vay mới, nổ lực xử lý nợ xấu trong thời gian tăng trưởng tín dụng nóng vừa qua, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN.

2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam. TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam.

Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng chính trong tổng tài sản của Vietinbank, chiếm trên 75% tổng tài sản của Vietinbank vào cuối năm 2005, năm 2011 là 63.71%, giảm xuống còn 66.2% vào cuối năm 2012 và giảm xuống ở mức 64.07% vào quý II/2013. Sự chuyển biến này là do Vietinbank có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ cho phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại.

Bảng 2.3: Tổng tài sản và dư nợ cho vay của Vietinbank giai đoạn 2008- Quý II/2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Quý II/2013

Dư nợ cho vay

khách hàng 120.752 163.170 234.204 293.434 333.356 334.607 Tổng tài sản 193.590 243.785 367.712 460.603 503.530 522.221 Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng/ Tổng tài sản (%) 62.38 % 66.93 % 63.69 % 63.71 % 66.20 % 64.07%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2012.

Thu nhập từ lãi vay là nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập của Vietinbank. Tỷ trọng từ lãi cho vay khách hàng vẫn cao cho đến 30/06/2013, thu nhập từ lãi cho vay khách hàng là 18.004 tỷ đồng, trong tổng thu nhập là 24.808 tỷ đồng, chiếm 72,57%.

(Đơn vị: tỷ đồng) 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2008 2009 2010 2011 2012 21,063 18,913 31,919 55,775 50,661

Thu nhập lãi từ cho vay và các khoản thu nhập tương đương Tổng thu nhập của Vietinbank

Hình 2.7: Tƣơng quan giữa thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tƣơng đƣơng với tổng thu nhập của Vietinbank giai đoạn 2008- 2012

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của VietinBank.

2.2.1.1. Theo kỳ hạn vay.

Trong gia đoạn 2009-2011, Vietinbank chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Vietinbank, chiếm hơn 60% vào năm 2011 và 2012 và cả quý II/2013 là 59,22%. Với cơ cấu dư nợ này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn ngắn (kỳ hạn dưới 1 năm chiếm đến hơn 80% tổng nguồn vốn huy động), đồng thời Vietinbank cũng chủ động hơn trong việc cân đối nguồn vốn kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietinbank giai doạn 2009 – Quý II/2013 theo kỳ hạn (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Quý II/2013 % Ngắn hạn 93.372 57.22 141.377 60.36 176.912 60.29 200.455 60.13 198.139 59.22 Trung hạn 22.397 13.73 27.660 11.81 30.533 10.41 34.078 10.22 33.368 9.97 Dài hạn 47.400 29.05 65.168 27.83 85.989 29.30 98.823 29.65 103.100 30.81 Tổng dƣ nợ 163.170 100 234.205 100 293.434 100 333.356 100 334.607 100

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2009, 2010, 2011, 2012, Quý II/2013

2.2.1.2. Theo thành phần kinh tế.

Từ khi thành lập, khách hàng truyền thống của Vietinbank chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà Nước (chiếm khoảng 45% dư nợ tín dụng giai đoạn từ 2003) gồm nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương. Trong giai đoạn từ 2009-2012, theo diễn biến chung của nền kinh tế, với sự phát triển mạnh của thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hòa cùng xu hướng cổ phần hóa khi Việt Nam gia nhập WTO, chiến lược tín dụng của Vietinbank đã có sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ, 47,61% năm 2012 và 47,12% quý II/2013, kế đến là dư nợ của doanh nghiệp nhà nước (mặc dù có sự chuyển hướng nhưng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất cao trong tổng dư nợ của Vietinbank, chiếm trên 34% tổng dư nợ trong năm 2012 và quý II/2013), cá nhân và các loại hình khác chiếm trên 15%. Trong giai đoạn 2009- Quý II/2013, cho vay cá nhân chưa được chú trọng trong chiến lược tín dụng của Vietinbank. Do đó, trong thời

gian tới Vietinbank nên chú trọng công tác tiếp thị và khai thác tiềm năng từ nhóm khách hàng này.

Với cơ cấu tín dụng trên, nhiều rủi ro tiềm ẩn trong dư nợ cho vay của Vietinbank, do các nguyên nhân sau: Với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm truớc những biến động của môi trường kinh tế, xã hội bên ngoài, đối doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì ln nằm trong áp lực cạnh tranh cao từ môi trường trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó, trình độ quản lý kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu, tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu sự tín nhiệm của các tổ chức cung ứng vốn trên thị trường, thiếu minh bạch,… chính những yếu tố đó, gây khơng ít rủi ro trong q trình cấp tín dụng của Vietinbank. Còn với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước, cán bộ thẩm định lại thường mang tâm lý chủ quan trong quá trình thẩm định, việc thẩm định thường chủ yếu nhìn vào quy mơ tài sản doanh nghiệp, cũng như cơ cấu nguồn vốn hình thành nên doanh nghiệp hơn là thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, tính khả thi và khả năng trả nợ vay của khách hàng để quyết định cấp tín dụng bởi kỳ vọng trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp đối mặt với phá sản hoặc mất khả năng trả nợ sẽ được Chính phủ hay một bên thứ ba sẽ hồn thành nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, một số thành viên trong ban lãnh đạo trong các doanh nghiệp Nhà Nước chưa đủ năng lực, trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp mình. Do vậy, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản tín dụng này là rất lớn mà ngân hàng nên cân nhắc tiếp cận nguồn khách hàng này.

Bảng 2.5: Dư nợ vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank giai đoạn 2009 – Quý II/2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm TPKT 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Quý II/13 % -Doanh nghiệp nhà nước 54,565 33,44 90,649 38,70 106,846 36.41 114,221 34.26 115,951 34.65 -Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3,255 1,99 3,802 1,62 6,572 2.24 8,572 2.57 9,518 2.84 -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 69,632 42,67 94,094 40,18 124,372 42.39 158,681 47.61 157,658 47.12 Kinh doanh cá thể và các loại hình khác 35,718 21,89 45,660 19,50 55,640 18.96 51,882 15.56 51,48 15.39 Tổng dƣ nợ 163,170 100 234,205 100 293,430 100 333,356 100 334,607 100

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2009, 2010, 2012, Quý II/2013.

2.2.1.3 Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế.

Giai đoạn 2009 - Quý II/2013, trong cơ cấu dư nợ, Vietinbank ưu tiên đầu tư

vào các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, các ngành nghề được chính phủ khuyến khích như cơng nghiệp chế biến và thương nghiệp, dịch vụ, theo sau đó

là các ngành như xây dựng, sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước….Với nền tảng tài chính vững mạnh, cùng thương hiệu tốt, Vietinbank có lợi thế cạnh tranh tốt trong việc giành quyền tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, cũng như những dự án có quy mơ lớn của các cơng ty ngồi quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, những dự án này có tính đặc thù ngành rất cao, việc thẩm định rất phức tạp. Vì vậy, nếu cán bộ thẩm định của ngân hàng không đủ khả năng thẩm định tính khả thi của dự án, q trình thẩm định và đi đến quyết định cấp tín dụng và chủ yếu nhìn quy mơ tài sản đầu tư vào dự án cùng với suy nghĩ chủ quan. Chính điều đó, làm các khoản tín dụng này tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2009 đến nay lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng từ những năm trước đó, giá bất động sản giảm sâu, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp kém đi và việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ xấu của ngân hàng khó khăn. Các dự án do thiếu vốn đầu tư nên đành phải để dỡ dang,...và đến hiện tại ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản càng khó khăn hơn. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản của Vietinbank lại có xu hướng tăng qua các năm (chiếm tỷ trọng 11.66% tổng dư nợ năm 2010 và tăng lên 14,65% tổng dư nợ năm 2013). Điều này cho thấy, định hướng tín dụng của Vietinbank vẫn chưa thật sự theo sát thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)