Kinh nghiệm quốc tế trong việc quản trị RRTD và bài học kinh nghiệm cho Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bảo việt chi nhánh đak lak (Trang 26 - 30)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong việc quản trị RRTD và bài học kinh nghiệm cho Việt

nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong việc quản trị RRTD

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Mỹ và Châu Âu

Mỹ: Các Ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất tốn khoản nợ xấu chỉ xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sinh lãi và trả nợ cho ngân hàng hơn là phải thanh lý TSĐB. Ví dụ như JP Morgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền. Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn tiếp tục có cơ hội hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập để trả lãi cho ngân hàng mà không phải bán tài sản thế chấp.

Mỹ và Châu Âu: cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ KH của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho KH của ngân hàng nhỏ.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh nghiệm xử lý: Thành lập các công ty quản lý tài sản. Sử dụng phương pháp hoán đổi nợ và vốn cổ phần là chủ yếu. Theo đó, tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC), với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của AMC đầu tư vào ngân hàng. Theo cách này, phần vốn cơ bản của ngân hàng được bảo toàn, nhưng quan hệ sở hữu bị suy giảm một phần. Sau đó, các AMC sẽ tập trung vào việc thu hồi các khoản nợ xấu.

Ngoài ra, để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng, chính phủ nước này cịn khuyến khích thực hiện sáp nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh trên quan điểm cho rằng, quản lý thành cơng sẽ tạo ra sự khác biệt và tính hiệu quả

của việc quản lý thành công này không bị cản trở bởi quy mô hoạt động. Theo phương châm này thì các ngân hàng nước ngồi thực sự đóng vai trị quan trọng. Trong một số trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngồi có thể xem là đối tác “kép”. Điều đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Các biện pháp chính được Chính phủ đưa ra bao gồm: cải thiện khn khổ pháp lý bảo đảm an tồn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến hành đóng cửa, sát nhập hoặc bán các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính yếu kém.

Tích cực áp dụng các thơng lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng, tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh, chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân hàng này. Bên cạnh đó ngân hàng trung ương sẽ can thiệp với các tổ chức tín dụng thiếu lành mạnh cịn lại. Kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng cịn yếu kém.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Việt Nam nên tìm lối ra cho các khoản nợ xấu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi và trả nợ cho ngân hàng bằng các biện pháp phổ biến như giảm lãi suất, gia hạn thời hạn trả nợ mà khơng điều chỉnh nhóm nợ cho khách hàng để người vay tiền vẫn tiếp tục có cơ hội hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập để trả lãi cho ngân hàng mà không phải bán tài sản thế chấp.

Theo kinh nghiệm từ Trung Quốc, Việt Nam có thể thành lập các công ty quản lý tài sản. Khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chuyển tất cả những khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn cho các công ty quản lý tài sản.

Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mơ và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an tồn hệ thống.

Q trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào đều rất khó khăn, phức tạp và phải có thời gian. Chính phủ cũng như NHNN Việt Nam cần tạo ra được mơi trường thuận lợi, trong đó chú ý đến các vấn đề: tăng trưởng tín dụng,

sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, kiểm soát lạm phát hiệu quả cũng như quản lý được rủi ro của quá trình này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

Khái quát rủi ro tín dụng ngân hàng, lý luận tín dụng các loại rủi ro tín dụng, cách thức phân loại, ảnh hưởng của RRTD đến hệ thống NH và nền kinh tế.

Các hình thức phân chia RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nêu một số mơ hình đánh giá xếp hạng lượng hóa tổn thất do rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, cơng thức trích lập dự phịng theo Ủy ban Basel và Quyết định 493.

Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, các nước Châu Âu… từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Thành lập công ty quản lý tài sản và sáp nhập các ngân hàng yếu kém để đảm bảo các ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an tồn hệ thống.

Phần lý luận trong Chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại BaoVietBank – Chi Nhánh Đăk Lăk trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT – CN ĐĂK LĂK 2.1 Vài nét về tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bảo việt chi nhánh đak lak (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)