5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.3 THỰC TRẠNG RRTD VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI BAOVIETBANK CH
Năm 2010 do Ngân hàng Bảo Việt – Chi nhánh Đăk Lăk mới thành lập doanh thu chưa cao nhưng chi phí hoạt động phân bổ nhiều nên dẫn đến lợi nhuận âm. Ngoài ra do Ngân hàng mới thành lập nên lượng khách hàng chưa nhiều, phải chịu áp lực cạnh tranh từ ngân hàng khác vốn đã có một thị phần nhất định. Thêm vào đó, chính sách tín dụng vẫn cịn một số điểm hạn chế nên gây khó khăn cho chi nhánh trong q trình cấp tín dụng. Năm 2011 Dư nợ và huy động đã tăng đáng kể tuy nhiên vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra và đến năm 2012 vẫn tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng nên mặc dù vẫn chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra tuy nhiên kết quả mà Chi Nhánh đạt được cũng là một thành tích khá đáng khen.
2.3 Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại BaovietBank Chi Nhánh Đăk Lăk Đăk Lăk
2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng và RRTD tại BaoVietBank - Chi Nhánh Đăk Lăk. Đăk Lăk.
Hoạt động cho vay được coi là hoạt động chính của Chi Nhánh và thu nhập trong hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy Chi Nhánh khơng những chú trọng phát triển nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cấp, tăng trưởng tín dụng đi đơi với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của chi nhánh qua các năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 45200 89% 87750 89.5% 122000 81.3%
Dư nợ dài hạn 5600 11% 10250 10.5% 28000 18.7%
Tổng 50800 100% 98000 100% 150000 100%
(Nguồn: Báo cáo dư nợ của BaovietBank Đăk Lăk năm 2010,2011,2012) Dư nợ của chi nhánh qua các năm chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm từ 80- 90%
Hiện tại ở Chi Nhánh Đăk Lăk thì cho vay các ngành thương mại dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, để tăng dư nợ thì trong tương lai Chi Nhánh cần mở rộng cho vay thêm các ngành khác như ngành sản xuất, xuất khẩu café, nơng sản vì đây là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường tỉnh Đăk Lăk. Để làm được điều đó thì BaovietBank cần sớm có quy trình cho vay riêng cho sản phẩm này. Tuy nhiên cho vay ngành sản xuất, xuất khẩu ngành café, nơng sản thường thì tài sản thế chấp là hàng hóa nên tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó cần phải có quy trình chặt chẽ để giảm thiểu tối đa rủi ro này.
Hiện tại chi nhánh chủ yếu là các khoản cho vay được thế chấp bằng bất động sản. Một phần do Ngân hàng vẫn rất thận trọng trong cơng tác cho vay để có thể ổn định được nguồn vốn của mình trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, tránh rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho khách hàng vay vốn và mặt khác do các sản phẩm cho vay của BaovietBank vẫn chưa có nhiều và chưa có quy trình quy định chặt chẽ.
Một điều đáng mừng là cho đến thời điểm cuối năm 2011, BaovietBank – CN Đăk Lăk vẫn chưa có nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 2% trên tổng dư nợ. Đây là một dấu hiệu tốt trong hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2012 thì chi nhánh đã phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng đáng kể. Cụ thể:
Bảng 2.4: Nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đến 31/12/2012 Dư nợ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ 150.000.000.000đ 100% Nợ nhóm 1 144.000.000.000đ 96% Nợ nhóm 2 1.550.000.000đ 1,03% Nợ nhóm 3 1.250.000.000đ 0,83% Nợ nhóm 4 2.200.000.000đ 1.47% Nợ nhóm 5 1.000.000.000đ 0.67%
(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của BaovietBank Đăk Lăk đến 31/12/2012) Như vậy đến 31/12/2012 thì chi nhánh có 6 tỷ đồng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 4% trên tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 4.450 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.97% trên tổng dư nợ. Nhìn chung trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều và nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng cao thì tỷ lệ nợ xấu hiện nay của chi nhánh là khá thấp tuy nhiên đối với một chi nhánh mới thành lập được hơn 2 năm như chi nhánh đăk lăk thì đây là một tỷ lệ đáng chú ý.
2.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại BaovietBank – CN Đăk Lăk
2.3.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng tại BaovietBank
Xếp hạng tín dụng là một trong những tiêu chí cần thiết để xác định năng lực trả nợ khách hàng. Từ đó xác định mức lãi suất cụ thể cho từng khách hàng tương ứng.
Xếp hạng cá nhân
Bảng 2.5: Các loại xếp hạng khách hàng cá nhân tại BaovietBank
STT Xếp loại Diễn giải
1 AAA Mức độ rủi ro rất thấp
2 AA Mức độ rủi ro thấp
3 A Mức độ rủi ro tương đối thấp
4 BBB Mức độ rủi ro dưới trung bình
6 B Mức độ rủi ro trên trung bình
7 CCC Mức độ rủi ro tương đối cao
8 CC Mức độ rủi ro cao
9 C Mức độ rủi ro rất cao
10 D Mức độ rủi ro đặc biệt cao
(Nguồn: Xếp hạng khách hàng của BaovietBank)
Doanh nghiệp
Với mỗi phân loại khách hàng, xếp hạng khác nhau sẽ ứng với lãi suất, biên độ điều chỉnh lãi suất khác nhau. Theo tiêu chí rủi ro cao - lãi suất cao. Các chỉ số để xếp hạng năng lực tín dụng khách hàng chủ yếu: Khả năng thanh toán, khả năng vay trả, khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, vòng quay hàng tồn kho... và các chỉ tiêu định tính.
Bảng 2.6: Các loại xếp hạng doanh nghiệp tại BaovietBank STT Xếp hạng Diễn giải
1 AAA
Tiềm lực tài chính rất tốt, hiệu quả hoạt động cao, có lợi thế đặc biệt và lịch sử vay nợ rất tốt.
Rủi ro thấp nhất.
2 AA
Tiềm lực tài chính tốt, hiệu quả hoạt động cao, có tiềm năng phát triển và lịch sử vay nợ rất tốt.
Rủi ro thấp.
3 A
Tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển và lịch sử vay nợ tốt.
Rủi ro tương đối thấp.
4 BBB
Tình hình tài chính trung bình, hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả, có triển vọng trong ngắn hạn và lịch sử vay nợ tốt.
Rủi ro trung bình.
5 BB
Tình hình tài chính trung bình, hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp trong hiện tại dễ bị ảnh hưởng bởi biến động lớn trong kinh doanh và đã có dấu hiệu khó khăn trong lịch sử vay nợ.
Rủi ro dưới trung bình.
6 B
Khả năng tự chủ tài chính thấp, hoạt động kinh doanh khơng ổn định và hiệu quả thấp và đã có phát sinh nợ xấu.
Rủi ro tương đối cao.
7 CCC
Năng lực tài chính yếu, hoạt động kinh doanh không hiệu quả trong 1 năm gần đây, khả năng trả nợ khó khăn.
Rủi ro cao
8 CC
Năng lực tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh đình trệ khơng hiệu quả, khơng có khả năng trả nợ
Rủi ro rất cao
9 C
Năng lực tài chính rất yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, ngân hàng hầu như sẽ không thu hồi được nợ
Rủi ro đặc biệt cao.
(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng KHDN tại BaovietBank)
2.3.2.2 Chính sách tín dụng hiện hành của BaovietBank.
Baovietbank lựa chọn các khách hàng mục tiêu có tiềm năng mang lại thu nhập lãi suất và thu nhập dịch vụ cùng mong muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với BaovietBank, phù hợp với chiến lược phát triển BaovietBank.
Baovietbank thực hiện việc cung cấp tín dụng cho các mục đích vay vốn hợp pháp tại các khu vực thị trường nằm trong phạm vi hoạt động của BaovietBank, tùy thuộc vào nguồn lực, khả năng và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của BaovietBank.
Thông qua các hoạt động tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh của mình, BaovietBank thực hiện việc cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, cho vay nhận nợ bằng vàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Mọi cán bộ, nhân viên BaovietBank tham gia vào hoạt động cho vay phải chú trọng đến việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng đặc thù tại địa bàn hoạt động của mình.
Khi xem xét nhu cầu vay vốn, BaovietBank không phân biệt đối xử Khách hàng theo các yếu tố như: Hình thức sở hữu, chủng tộc, quốc tịch, màu da, tơn giáo, tuổi tác, giới tính, tình trạng hơn nhân.
Quy trình xét duyệt khoản vay của BaovietBank phải dựa trên nguyên tắc hoạt động độc lập của khâu thẩm định với khâu xét duyệt cho vay. Quy trình và nội dung thẩm định do Tổng Giám đốc quy định phù hợp với mức độ rủi ro của từng xếp hạng Khách hàng, từng loại khoản vay.
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức tín dụng, được thể hiện bằng số tiền cho vay và được ủy quyền cho các cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm phê duyệt sẽ được xem xét định kỳ để bảo đảm rằng các công cụ này đáp ứng được nhu cầu của công việc, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của các Đơn vị kinh doanh cụ thể. Các cấp chỉ được xét duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền.
Baovietbank thiết lập hệ thống và quy trình kiểm sốt tín dụng để hoạch định các chính sách Khách hàng; chấm điểm, phân loại Khách hàng; theo dõi, đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, phân loại khoản vay; theo dõi tình hình tài chính, hoạt động của Khách hàng và kiểm soát dư nợ trong hạn mức cho phép.
2.3.2.3 Quy trình cho vay của BaovietBank
7 1 2 3 4 6 KHÁCH HÀNG CV QHKH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TÁI THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH TSĐB TÁC NGHIỆP TÍN DỤNG
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay đối với khách hàng tại BaovietBank – CN Đăk Lăk
Giải thích quy trình:
1. Chun viên CVQHKH tiếp nhận hồ sơ KH, tìm hiểu nhu cầu của KH yêu cầu KH cung cấp hồ sơ. Cùng lãnh đạo phòng, ban giám đốc phụ trách kinh doanh, thẩm định KH, lập báo cáo thẩm định.
2. Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ còn thiếu và tiến hành thẩm định TSĐB. Trường hợp khoản vay dưới 10 tỷ đồng thì Chi Nhánh thành lập tổ thẩm định TSBĐ và thực hiện công tác thẩm định, Giám đốc Chi Nhánh là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả thẩm định TSBĐ. Trường hợp khoản vay từ 10 tỷ đồng thì việc thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định TSBĐ sẽ do Bộ phận Thẩm định và Quản lý TSBĐ (thuộc Khối Quản lý Rủi ro) thẩm định và phê duyệt.
3. Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh dưới 500 triệu đồng. Sau khi lập xong tờ trình thẩm định tín dụng và thẩm định TSĐB, CV QHKH gửi tờ trình thẩm định và hồ sơ tín dụng cho lãnh đạo phịng xem xét.
4. Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và dưới 20 tỷ CVQHKH sẽ gửi email hồ sơ cho Trưởng Phòng QHKH, Trưởng Phòng QHKH sẽ chuyển email cho Giám đốc Chi Nhánh, Giám đốc Chi Nhánh chuyển email cho Tái thẩm định. Tái thẩm định sẽ thẩm định lại hồ sơ và trình các cấp có thẩm quyền ký phê duyệt sau đó ra quyết định cho vay/từ chối.
5. Nếu hồ sơ vay trên 20 tỷ, tái thẩm định sẽ thực hiện chuyển hồ sơ ra hội đồng tín dụng để phê duyệt/từ chối.
6. Sau khi có sự chấp thuận từ cấp phê duyệt có thẩm quyền. Kết quả phê duyệt chuyển trả lại cho CVQHKH.
7. Sau khi hồ sơ tín dụng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, CVQHKH chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn của KH sang bộ phận tác nghiệp tín dụng. Khi KH có nhu cầu giải ngân, CVQHKH tiếp nhận nhu cầu giải ngân của khách hàng, CVQHKH thu thập các chứng từ giải ngân từ khách hàng theo yêu cầu trong phê duyệt tín dụng và lập tờ trình giải ngân gửi cho Phịng tác nghiệp tín dụng, Phịng
tác nghiệp tín dụng sẽ soạn thảo và hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân.
CVQHKH thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân theo đúng tình hình thực tế phù hợp với đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của từng khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết trong phê duyệt tín dụng và thường xuyên giám sát tình hình hoạt động của khách hàng để có những cảnh báo kịp thời rủi ro có thể xảy ra.
2.4 Nguyên nhân gây ra RRTD tại BaoVietBank Chi Nhánh Đăk Lăk 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay
2.4.1.1 Do năng lực tài chính và quản trị điều hành của khách hàng yếu kém
Năng lực tài chính KH yếu kém Nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ dẫn đến tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh khơng lớn. Nên lãi suất biến động sẽ tác động ngay đến kết quả kinh doanh của KH, khi lãi suất tăng thua lỗ là điều khó tránh khỏi, dẫn đến doanh nghiệp khó khăn, khơng có tiền trả nợ ngân hàng, lúc này theo dây chuyền anh hưởng đến RRTD của ngân hàng.
Quản trị điều hành kinh doanh yếu kém: Các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất các doanh nghiệp chưa chú ý vào đổi mới phương thức quản lý, giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn. Các nhà quản lý khơng thể bao qt công việc cùng với năng lực quản trị điều hành kinh doanh vốn đã yếu nay lại càng yếu hơn do sự mở rộng kinh doanh. Do vậy dù có một số phương án kinh doanh cực kỳ khả thi nhưng không đem lại kết quả như ý muốn mà lẽ ra nó phải rất thành công trong thực tế.
2.4.1.2 Do sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đều đưa ra các phương án kinh doanh khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ như kế hoạch kinh doanh thẩm định thì địi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã đề ra, đảm bảo vịng quay vốn, dòng tiền về đúng kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế
nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích (thậm chí đưa ra các phương án kinh doanh khống, khơng có trong thực tế nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng). Dẫn đến phát sinh nợ xấu do các dịng tiền bị xáo trộn, hoặc vì ham lợi nhuận lớn lại lấy tiền được giải ngân đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao thua lỗ trong kinh doanh.
Thậm chí có cả trường hợp là sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận nhưng KH vẫn cố tình chây ỳ, khơng chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn ngân hàng và điều này đã gây khó khăn trong q trình thu hồi nợ, tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
2.4.1.3 Do KH gian lận.
Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính – kế tốn: Các chuẩn mực kế tốn
vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ, trung thực với mục đích trốn thuế. Sổ sách kế toán các doanh nghiệp cung cấp cho các NHTM để vay vốn mang tính chất hình thức. Có sự bắt tay, hướng dẫn từ phía cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp các thông tin của doanh nghiệp để hồ sơ vay đạt chuẩn. Đây cũng là nguyên nhân các Ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản làm chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro từ việc bán TSĐB.
Gian lận liên quan đến TSĐB:
Đối với tài sản là bất động sản: Khách hàng có thể gian lận bằng hình thức lợi dụng sơ hở của cán bộ tín dụng để khi đi thẩm định thì cố tình dẫn dắt đến bất động sản khác có vị trí tốt hơn để được định giá với giá trị cao hơn và vay với số tiền lớn giá trị thực tế của bất động sản.