VẬT LIỆU VAØ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xác định thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong ương nuôi cá lăng nha (mystus wyckioides) (Trang 32)

3.5 Thời Gian Và Địa Điểm

Đề tài được thực hiện từ ngày 15/04/2005 đến ngày 08/08/2005 trên cơ sở điều tra theo Bảng câu hỏi (phụ lục 1) được soạn sẵn.

Địa điểm điều tra là các hộ cĩ hoạt động khai thác thủy sản ở lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

3.6 Phương Pháp Điều Tra 3.6.1 Phân vùng điều tra 3.6.1 Phân vùng điều tra

Lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng đoạn chảy qua huyện Châu Thành được chia thành bốn vùng để điều tra và khảo sát như sau:

- Vùng I là đoạn từ biên giới Campuchia đến rạch Bến Đá, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Biên Giới, Phước Vinh, Hịa Thạnh. Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 11 hộ.

- Vùng II là đoạn từ rạch Bến Đá đến cầu Bến Sỏi, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Hịa Hội, Hảo Đước, Trí Bình. Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 9 hộ.

- Vùng III là đoạn từ cầu Bến Sỏi đến cầu Gị Chai, đoạn này chảy qua biên giới các xã: Trí Bình, An Bình, Thanh Điền, Ninh Điền, Thành Long. Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 8 hộ.

- Vùng IV là đoạn từ cầu Gị Chai đến biên giới xã Long Chữ – huyện Bến Cầu, đoạn này chảy qua xã Long Vĩnh. Với số hộ điều tra đại diện cho vùng là 9 hộ.

3.6.2 Số liệu thứ cấp

Thu thập và tổng hợp các số liệu về khai thác thủy sản, điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội tại các Phịng Thống Kê, Phịng Kinh Tế, Phịng Tài Nguyên & Mơi Trường, Trạm Khuyến Nơng huyện Châu Thành; Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Sở Tài Nguyên & Mơi Trường, Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh.

3.6.3 Số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp 37 hộ khai thác thủy sản của 4 vùng dọc theo sơng Vàm Cỏ Đơng đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Nội dung điều tra bao gồm:

- Thơng tin chung về điều kiện kinh tế – xã hội của nơng hộ: độ tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu và số lao động, nguồn gốc lực lượng lao động và địa bàn cư trú, cơ hội nghề nghiệp phụ, kinh nghiệm khai thác, tình hình hoạt động khuyến ngư, nguồn vốn cho hoạt động khai thác, vấn đề tổ chức quản lý khai thác.

- Hiện trạng khai thác thủy sản: địa bàn khai thác, loại ngư cụ khai thác, trình độ các loại ngư cụ khai thác phổ biến, phương tiện khai thác, thời gian khai thác, cách tiêu thụ sản phẩm, yếu tố ảnh hưởng đến khai thác, dự định về nghề nghiệp trong tương lai.

- Hiện trạng về nguồn lợi thủy sản: số lồi cá được khai thác, giá trị các lồi cá được khai thác phổ biến, biến động sản lượng khai thác, biến động thành phần lồi cá được khai thác, nguyên nhân chính làm suy giảm thành phần lồi cá được khai thác.

- Hiệu quả kinh tế: tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn.

3.7 Phương Pháp Phân Tích Xử Lý Số Liệu 3.7.1 Phương pháp phân tích xử lý số liệu điều tra 3.7.1 Phương pháp phân tích xử lý số liệu điều tra

Sử dụng phần mềm ứng dụng Microsoft Excell để phân tích và xử lý số liệu, sử dụng phần mềm Corel để vẽ và xữ lý bản đồ.

Tổng hợp các số liệu điều tra để phân tích, so sánh và đánh giá giữa các vùng về: thơng tin chung về điều kiện kinh tế – xã hội của nơng hộ, hiện trạng khai thác thủy sản, tiềm năng nguồn lợi thủy sản và hiệu quả kinh tế.

3.7.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

- Chi phí cố định bao gồm: chi phí phương tiện khai thác và ngư cụ khai thác. - Chi phí lưu động ở đây chỉ tính chi phí xăng dầu.

- Chi phí cơ hội bao gồm: chi phí lao động gia đình và lãi suất của các chi phí trên.

- Tổng chi phí: là số tiền phải chi ra cho tổng chi phi cố định, chi phí lưu động và chi phí cơ hội. (đã tính khấu hao).

- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được sau khi bán sản phẩm. - Lợi nhuận rịng: là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Lợi nhuận rịng = Tổng thu – Tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận: là tỉ lệ giữa lợi nhuận rịng và tổng chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận rịng / Tổng chi phí - Hiệu quả đồng vốn: là tỉ lệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Hiệu quả đồng vốn = Tổng doanh thu / Tổng chi phí

3.8 Phương Pháp Quy Hoạch Vùng Khai Thác Thủy Sản 3.8.1 Xếp hạng các yếu tố tiềm năng cho khai thác thủy sản 3.8.1 Xếp hạng các yếu tố tiềm năng cho khai thác thủy sản

Dựa vào kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp 37 hộ khai thác thủy sản ven sơng Vàm Cỏ Đơng và phối hợp với tài liệu thu thập được từ các Sở, Phịng, Cục, Chi Cục …chúng tơi tiến hành cho điểm và xếp hạng các yếu tố tiềm năng của từng vùng khác nhau, yếu tố thuận lợi cho khai thác thì điểm cao. Các yếu tố được cho điểm và xếp hạng là:

- Thơng tin chung vềø điều kiện kinh tế – xã hội của nơng hộ - Hiện trạng khai thác thủy sản

- Tiềm năng nguồn lợi thủy sản - Hiệu quả kinh tế.

3.8.2 Phương pháp lập bản đồ quy hoạch

Dựa vào số điểm của các yếu tố tiềm năng của bốn vùng đã cho ở trên chúng tơi tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các yếu tố tiềm năng khác nhau và một bản đồ chung cho huyện Châu Thành. Số điểm của bốn vùng khác nhau nên màu sắc thể hiện trên bản đồ cũng cĩ bốn màu khác nhau.

Một phần của tài liệu xác định thời điểm thay thế trùn chỉ bằng thịt cá trong ương nuôi cá lăng nha (mystus wyckioides) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)