TÓM TẮT CHƯƠNG
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nói trên, về phía BIDV HCMC cịn có một số ngun nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên.
Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của BIDV:
• Quy trình cho vay cịn nhiều thủ tục, thiếu linh hoạt, thiếu tính cạnh tranh: .So với các Ngân hàng thương mại khác (ACB, EximBank, TechcomBank, VietcomBank…) thì tín dụng xuất nhập khẩu của BIDV ra đời sau và sản phẩm cịn hạn chế, vì vậy, để tăng tính cạnh tranh, với lợi thế là người đi sau, BIDV cần đổi mới quy trình giải quyết cho vay theo hướng ngày càng đơn giản, nhanh chóng nhằm thu hút khách hàng đến với mình.Hiện nay, theo quy trình về chính sách cho vay tài trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như gạo, cao su, cà phê, gỗ, thủy hải sản còn rất nhiều thủ tục rườm rà về chứng từ, về xác định mức dự trữ nguyên vật liệu, thủ tục thế chấp tài sản phức tạp (thế chấp quyền địi nợ hình thành trong tương lai từ Hợp đồng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/P, TTR; thế chấp hàng tồn kho…), mức cho vay… Vì là đơn vị đi sau trong sản phẩm tín dụng xuất nhập khẩu, BIDVvẫn chưa có chính sách thực sự hấp dẫn nhưng an toàn, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.
• Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng chưa hợp lý: Sau gần 6 năm áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ thực tế cho thấy một số chỉ tiêu đánh giá của hệ thống xếp hạng hiện hành của BIDV còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa bao quát như: xác định ngành nghề kinh tế cịn thiếu sót một số ngành hoạt động của các
doanh nghiệp đang có quan hệ tại BIDV, một số chỉ tiêu đánh giá phi tài chính có tính chất vĩ mơ so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đánh giá được hết các
đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.Hiện tại, hệ thống
xếp hạng tín nhiệm tại BIDV phân biệt quy mơ hoạt động của khách hàng thành 3 nhóm chính: lớn, vừa và nhỏ. Khi thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng, các
bộ chỉ tiêu với điểm trọng số khác nhau. Như vậy, việc chấm điểm các DN có quy mơ hoạt động khác nhau không dựa trên nội dung các chỉ tiêu đánh giá, mà phụ
thuộc vào tỷ trọng của các chỉ tiêu này. Đây là khuyết điểm của hệ thống xếp hạng tại BIDV.
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp với quy mô hoạt động khác nhau sẽ có tính chất
đặc thù riêng, mơi trường hoạt động cũng không giống nhau, đặc biệt là các DN
nhỏ sẽ có sự cách biệt khá nhiều so với các doanh nghiệp vừa và lớn. Do đó để
đánh giá chính xác các đối tượng khách hàng này, ngân hàng cần phải có những chỉ
tiêu riêng biệt để đánh giá phù hợp với thực tế. Ngoài ra, đối với các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính chưa có số dư đầu kỳ thì sẽ khơng thuộc đối tượng để chấm điểm của hệ thống xếp hạng. Như vậy, đối với những khách hàng tốt nhưng chưa đủ điều kiện xếp hạng tại
BIDV sẽ khơng được hưởng các chính sách khách hàng ưu đãi như những chính sách mà BIDV đang áp dụng cho các khách hàng đủ điều kiện xếp hạng tại hệ
thống. Đây là một thiệt thòi khá lớn cho những khách hàng mới thành lập cũng như cho BIDV vì hệ thống chấm điểm xếp hạng tín nhiệm chưa bao quát hết các đối
tượng, bộ chỉ tiêu đánh giá đối với một số nhóm đối tượng khách hàng chưa chính xác, từ đó dẫn đến khơng có chính sách khách hàng hoặc có chính sách nhưng
khơng phù hợp với khách hàng.
Nguyên nhân từ BIDV HCMC:
• BIDV HCMC vẫn chưa có một chiến lược cụ thể đối với tín dụng xuất khẩu.
Trong thời gian qua, trong khi tài trợ xuất khẩu là chiến lược phát triển chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần thì BIDV HCMC chỉ chú trọng cho vay nhập khẩu, đến nay, dưới áp lực cạnh tranh và tầm quan trọng ngày càng cao của tín
dụng xuất khẩu, BIDV HCMC mới thực sự có những sản phẩm hỗ trợ Doanh nghiệp xuất khẩu nhưng chỉ mới ở giai đoạn thăm dị, học hỏi. Việc chưa có một chiến lược đối với tín dụng xuất khẩu sẽ vừa ảnh hưởng đến khả năng tăng quy mơ của hoạt động tín dụng trong thời kỳ hội nhập vừa ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh, phát triển trong tương lai của BIDV HCMC.
• Chưa chú trọng đến cơng tác Maketing sản phẩm tín dụng xuất nhập khẩu. Tại
địa bàn TP. Hồ Chí Minh, khi nói đến nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu hầu hết
mọi doanh nghiệp đều nghĩ đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietCom
Bank), Eximbank, ACB… Trong các năm qua, BIDV HCMC luôn được đánh giá cao trong cơng tác tín dụng, là 1 trong đơn vị đứng đầu toàn hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy vậy, đến nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn biết đến BIDV là 1 Ngân hàng cấp phát, chuyên về đầu tư dự án, và đó cũng một phần
do cơng tác marketing của BIDV HCMC. Nếu thực hiện tốt cơng tác Marketing tín dụng xuất nhập khẩu thì BIDV HCMC sẽ có thêm nhiều khách hàng tốt, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại BIDV HCMC.
• Chưa đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến tín dụng xuất nhập
khẩu: Hoạt động ngoại thương của Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu cần tài trợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng. Từ khâu đầu tư xây dựng nhà xưởng đến mua sắm, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, khai báo hải quan, thuê mướn phương tiện vận tải,
đóng thuế nhập khẩu (tại nước người mua), thuê dịch vụ vận chuyển giao nhận
hàng theo yêu cầu của khách hàng, tất cả đều có thể phát sinh nhu cầu cần tài trợ từ phía ngân hàng. Nhiều ngân hàng như VIB Bank, Techcombank, Eximbank, ACB
đã liên kết với các công ty dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa quốc tế cung cấp sản
phẩm tín dụng tài trợ trọn gói cho hoạt động sản xuất và giao nhận hàng hóa theo từng hợp đồng, từng đơn hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tại BIDV
HCMC, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu chỉ là cho vay để mở L/C nhập khẩu. Sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu không nhiều, không linh hoạt theo nhu cầu phát sinh thực tế của các doanh nghiệp đã hạn chế sức cạnh tranh của xuất nhập khẩu
• Chưa phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ: Các dịch vụ ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thu hộ, tư vấn tài chính, đầu tư
kho bải cho thuê, liên kết tài trợ,cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bên cạnh nhu cầu vay vốn. Các dịch vụ trên tại BIDV HCMC chưa phát triển đồng bộ bên cạnh hoạt động tín dụng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phụ
thuộc hồn tồn vào Hội sở chính. BIDV HCMC hiện nay chỉ chú trọng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có tài sản thế chấp, có xếp hạng tín dụng cao, quan hệ lâu năm với ngân hàng, chưa đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm tín dụng theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, hạn chế hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.
• Chưa có một bộ phận hoạt động riêng biệt về các sản phẩm phái sinh hỗ trợ tín dụng xuất nhập khẩu, bộ phận này hiện nay vẫn còn nằm trong Phòng Kế hoạch Tổng Hợp. Vì vậy, chưa có nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để phát triển sản phẩm này.
• Chưa thực sự chủ động về nguồn vốn (nhất là nguồn ngoại tệ) để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng: mặc dù trong thời gian gần đây, quy mô huy động vốn của BIDV HCMC ngày càng được mở rộng, cơ cấu nguồn vốn có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong cơ cấu vốn huy động của BIDV HCMC thì vốn ngoại tệ chỉ chiếm 22% trong khi đó dư nợ tín dụng ngoại tệ là 25% (chủ yếu là dư nợ trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu), chính điều này đã làm BIDV HCMC chưa chủ
động được về nguồn ngoại tệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
• Đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trước tình hình mới:Lực
lượng cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại BIDV HCMC bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực sự am hiểu sâu sắc về tín dụng xuất nhập
khẩu, về thông lệ quốc tế trong các giao dịch ngoại thương dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định và tư vấn cho khách hàng và trong quá trình xử lý các
nghiệp vụ hàng ngày. Theo mơ hình tổ chức TA2 hiện nay, bộ phận thanh tốn quốc tế khơng tồn tại, tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu (từ công tác tiếp thị - cho vay – thanh toán quốc tế - mua bán ngoại tệ) đều
ít am hiểu về các điều khoản thương mại trong giao dịch ngoại thương và thanh tóan quốc tế tạo 1 áp lực lớn về nâng cao trình độ của cán bộ Quan hệ khách hàng
để đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng của hoạt động xuất nhập khẩu tại BIDV
HCMC.
• Ngồi ra, do phạm vi hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV HCMC còn hạn hẹp, chỉ mới dừng lại ở cho vay làm hàng xuất khẩu, cho vay thanh toán LC nhập khẩu, trong khi đó, thực tế hoạt động của Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát sinh rất nhiều nhu cầu và rất cần được sự tư vấn hỗ trợ từ phía Ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, kiến thức về ngoại thương và kiến thức liên quan đến xuất nhập khẩu của chuyên viên quan hệ khách hàng còn rất hạn chế, chưa được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp cộng với nền sản phẩm khá ít ỏi làm hạn chế hiệu quả phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV HCMC.
• Cơng tác phịng ngừa rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ tại BIDV HCMC chưa
được thực hiện tốt: Thực tế tại BIDV HCMC và tại hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam nói chung việc phịng ngừa rủi ro chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt hệ thống thu thập thơng tin cịn nhiều bất cập dẫn đến việc thiếu thông tin khi xử lý nghiệp vụ.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng đó là tiềm lực và uy tín của đối tác nước ngồi, tuy nhiên hiện nay việc thu thập thơng tin về đối tác nước ngồi trong q trình thẩm định
của BIDV HCMC còn hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức. TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Chương 2 đi vào tìm hiểu thực trạng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh TP.HCM Bao gồm Những sản phẩm cho vay tài trợ XNK, công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang áp dụng tại Chi nhánh và kết quả đạt được từ việc cho vay theo hình thức này. Chương 2 cũng nêu lên những thành tựu đạt được và những vướng mắc khi cho vay tài trợ XNK, đưa ra những nguyên nhân và tồn tại cần phải