Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 66)

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Hiện nay, MB đang thuộc top 5 NH TMCP hàng đầu tại Việt Nam, tuy nhiên trật tự trong nhóm này thường xuyên thay đổi nên để giữ vững vị trí, MB đã xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm gấp 1,5 lần đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường ngân hàng.

MB xây dựng định hướng chiến lược giai đoạn 2010 – 2015 với tầm nhìn trở thành ngân hàng thân thiện và thuận tiện đối với khách hàng, dựa trên 5 trụ cột cơ bản: Ngân hàng cộng đồng với phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân; Ngân hàng chuyên nghiệp với phân khúc khách hàng lớn; Ngân hàng giao dịch đối với tất cả các phân khúc khách hàng; trở thành ngân hàng có năng lực trong lĩnh vực thanh tốn và quản lý dịng tiền; có năng lực quản trị rủi ro vượt trội; tiếp tục duy trì phát triển văn hóa hướng tới khách hàng.

MB xây dựng chính sách huy động vốn linh hoạt, xây dựng nhiều chương trình, sản phẩm huy động hấp dẫn, duy trì và tăng huy động vốn của năm ngành thế mạnh của MB bao gồm viễn thông, cảng biển Logistic, xăng dầu/dầu khí, than khống sản, quốc phịng kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp thị để thu hút nguồn tiền gửi.

Ngoài ra, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình qn 17%, ưu tiên tập trung vào việc gắn chặt chu kỳ cho vay và chu kỳ kinh doanh của khách hàng, tăng vòng quay vốn, tập trung cho vay ngắn hạn, ưu tiên cho vay xuất khẩu, khách hàng truyền thống… nhưng chất lượng tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuốngdưới mức bình qn tồn ngành ngân hàng, mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5% tổng dư nợ.

3.1.2. Định hướng về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Định hướng đặt ra đối với hệ thống XHTD của MB là nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ra quyết định tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống XHTD sau điều chỉnh phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất tồn hệ thống nói chung và tại chi nhánh nói riêng, đây là căn cứ để MB có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

Nâng cao hiệu quả hệ thống XHTD cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời điều kiện kinh doanh riêng biệt của MB và phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến dự báo nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Các chỉ tiêu chấm điểm XHTD trong mơ hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để điều kiện thuận lợi cho nhân viên vận hành.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hệ thống XHTD cũng đặt ra mục tiêu phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo những quy định ngày càng nghiêm ngặt của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)