Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM đến năm 2020 (Trang 65 - 126)

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo [15])

b) Nhu cầu đào tạo giáo viên dạy nghề tăng mạnh:

Theo báo của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật, hiện cả nước chỉ mới có 8000 giáo viên dạy nghề, trong khi nhu cầu hiện cần đến trên 16.000 giáo viên. Tỉ lệ giáo viên trên học sinh hiện cũng rất cao: 1/28. Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu giáo viên dạy nghề hiện nay đang rất cao, trong khi số trường đại học đào tạo giáo viên dạy nghề hiện nay khá ít.

c) Chi phí học đại học tăng

Với lộ trình tăng học phí, chi phí học đại học đang ngày càng tăng và trở thành áp lực với nhiều hộ gia đình.

Bảng 2.19: Quy định mức học phí của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với các trường cơng lập (Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên)

Nhóm ngành 2010-11 2011-12 2012-13 2013-14 2014- 15

1.Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản 290 355 420 485 550 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 310 395 480 565 650 3. Y dược 340 455 570 685 800

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo [20]

Nghiên cứu “Cơ chế phân bổ ngân sách cho giao dục đại học công lập, hiện trạng và khuyến nghị” (2012) của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh và đồng sự cho thấy, chi phí trung bình của một sinh viên theo học đại học cơng lập là 560.000 đồng và ngồi cơng lập là 2.395.980 đồng/tháng, chiếm 97% hoặc 122% (tùy theo trường cơng lập/ngồi cơng lập) thu nhập bình qn đầu người của nhóm thu nhập thấp, và chiếm 38,5% hoặc 58,6% của nhóm thu nhập trung bình tại Việt Nam. [17]

d) Nhu cầu học tập kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm:

Khủng hoảng kinh tế đã đặt các trường vào tình trạng phải cạnh tranh khốc liệt và cố gắng cung cấp tất cả những dịch vụ chất lượng tốt nhất với khách hàng. Chính vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng khó khăn, và các trường đại học phải cải tiến chương trình của mình theo hướng cập nhật các kiến thức chuyên ngành và rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên. Điều này giúp sinh viên ra trường dễ tìm được việc làm, nhờ đó khẳng định chất lượng đào tạo của trường.

e) Nhu cầu giáo dục trực tuyến:

Khủng hoảng kinh tế đã làm tăng nhu cầu học trực tuyến bởi sự cắt giảm chi phí so với học phí tại các trường học, và tính tiện ích của nó.

Elizabeth Child (2010) đã chỉ ra hơn 66% các trường đại học cho biết nhu cầu tham gia các khóa học trực tuyến hiện tại đã tăng thêm 73% và nhu cầu tham gia các khóa học trực tuyến mới đang gia tăng nhanh chóng. [26]

f) Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học:

Bảng 2.20: Mơ hình ra quyết định của người tiêu dùng và quyết định chọn trường của sinh viên

Tác giả Mơ hình ra quyết định

Hanson và Litten (1982) Quyết định vào đại học Thu thập thông tin Nộp đơn Kotler và Fox (1985) Quyết định vào đại học Thu thập thông tin Đánh giá các lựa chọn Ra quyết định Kotler và Keller (2009) Nhận diện vấn đề Thu thập thông tin Đánh giá các lựa chọn Quyết định Xác lập hành vi (Nguồn: Kusumawati (2010) [26])

Trước tình trạng khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp, và những yêu cầu ngày càng cao về tri thức và kỹ năng từ doanh nghiệp, quyết định chọn trường đại học/ cao đẳng của học sinh trung học phổ thông bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và quá trình đưa ra quyết định chọn trường đại học cũng khá phức tạp.

Nghiên cứu của trần Văn Quí, và Cao Hào Thi (2009), cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh [8], gồm:

- Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai: thí sinh rất quan tâm khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

- Yếu tố đặc điểm cố định của trường: uy tín, cơ sở vật chất, vị trí địa lý - Yếu tố về bản thân: khả năng tài chính, năng khiếu, đam mê của thí sinh - Yếu tố những người liên quan: như bạn bè, cha mẹ, những người đi trước - Yếu tố thơng tin có sẵn: liên quan đến cơng tác tư vấn thông tin, ngành học,

chỉ tiêu tuyển sinh, ngành đào tạo, v.v...

2.4 Phân tích SWOT đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh: Điểm mạnh: Điểm mạnh:

-Là trường công lập, nên trường nhận được những hỗ trợ về tài chính của Nhà nước. -Là một trong những trường cơng lập có uy tín.

-Trường có quan tâm cập nhật chương trình đào tạo.

-Trường nhận được nhiều hỗ trợ của các doanh nghiệp để cải thiện cơ sở vật chất. -Mức học phí đại trà nằm trong khung quy định của Nhà nước, và được đánh giá là phù hợp.

-Trường có quan tâm và nhận thức được ý nghĩa của các hoạt động marketing. -Trường hợp tác rộng rãi với nhiều trường bạn trong nước và quốc tế.

Điểm yếu:

- Nguồn nhân lực cịn hạn chế về trình độ so với các trường khác như đại học Bách

Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

-Chính sách quản lý của trường cịn bất cập, chưa thúc đẩy được nhân viên và giảng viên nâng cao hiệu quả làm việc.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế, và chưa thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong giảng viên.

Cơ hội:

-Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu học tập cao.

-Sự phát triển khoa học công nghệ và mạng xã hội, cho thấy vai trò quan trọng của khối ngành kỹ thuật trong sự phát triển chung của xã hội, và mở ra những các thức mới để giảng viên và sinh viên giảng dạy và học tập.

-Xu hướng hội nhập toàn cầu mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển

-Quy định tăng học phí của Nhà nước và xu hướng tăng học phí chung của các trường đại học, giúp trường có thêm nguồn thu cho các hoạt động của mình.

Thách thức:

-Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến khả năng chi trả đóng học phí của sinh viên, và ngân sách Nhà nước dành cho các trường cơng lập.

-Chính sách Nhà nước cịn ràng buộc nhiều, chưa tạo sự tự chủ cho các trường.

-Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, cũng như các trung tâm đào tạo.

-Nhu cầu của người học và phụ huynh ngày càng đa dạng, đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo.

-Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người dự tuyển (sinh viên đầu ra) cũng ngày càng cao, do áp lực cạnh tranh gắt, và sự hội nhập kinh tế, xã hội.

Bảng 3.1: Ma trận SWOT của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

SWOT CƠ HỘI (O)

-O1: cơ cấu dân số trẻ -O2: sự phát triển khoa học công nghệ và mạng xã hội -O3: xu hướng hội nhập toàn cầu mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển

-O4: xu hướng tăng học phí

THÁCH THỨC (T)

-T1: khủng hoảng kinh tế -T2: chính sách Nhà nước -T3: mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học

-T4: nhu cầu của người học ngày càng đa dạng

-T5: yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng về trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực

ĐIỂM MẠNH (S)

-S1: được hỗ trợ tài chính của Nhà nước

-S2: chương trình đào tạo được cập nhật

-S3: cơ sở vật chất không ngừng được nâng cao

-S4: học phí phù hợp

-S5: các hoạt động quảng bá hình ảnh được quan tâm -S6: hoạt động liên kết, hợp tác được quan tâm

KẾT HỢP SO

*S2S5+O3

=> giải pháp cập nhật chương trình đào tạo

*S5+O1O2 => giải pháp đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, chú trọng mạng xã hội *S4+O4 => giải pháp về học phí, học bổng KẾT HỢP ST *S5+T4T3T5

=> giải pháp nghiên cứu tìm hiểu thị trường.

*S6+T1T3T4T5

=> giải pháp đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học ĐIỂM YẾU (W) -W1: trình độ nguồn nhân lực cịn hạn chế -W2: chính sách quản lý của trường cịn bất cập

-W3: hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế

KẾT HỢP WO

*W1W2+O3

=> giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực *W2W3+O2O3

=> giải pháp đầu tư nghiên cứu khoa học

KẾT HỢP WT

*W2+T2T3T4

=> giải pháp hoàn thiện các chính sách quản lý của trường để phục vụ người học

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả tháng 9/2013)

Qua phân tích ma trận SWOT, ta thấy có 4 nhóm giải pháp, với 8 giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại trường, được liệt kê như sau:

Nhóm giải pháp điểm mạnh- cơ hội (S-O)

Nhà trường cần cập nhật chương trình đào tạo, để đảm bảo đào tạo kiến thức và kỹ năng cho sinh viên phù hợp với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần quảng bá thương hiệu, trong đó chú trọng quảng bá qua mạng xã hội, và cung cấp những thơng tin học phí, học bổng để thu hút học viên.

Nhóm giải pháp điểm mạnh- thách thức (S-T)

Nhà trường cần đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, để tìm hiểu nhu cầu sinh viên và phụ huynh, và cố gắng đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, trong đó đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để có những chương trình đào tạo chất lượng cao.

Nhóm giải pháp điểm yếu- cơ hội (W-O)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết và quan trọng với bất kỳ một trường đại học nào, vì vậy trường cần có những cơ chế khuyến khích và bắt buộc nhân viên, giảng viên nân cao trình độ và có cơ chế thăng tiến rõ ràng, cũng như có những chính sách để khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nhóm giải pháp điểm yếu- thách thức (W-T)

Người học là khách hàng, vì vậy, trường cần phải hồn thiện các chính sách quản lý để phục vụ người học tốt nhất, thơng qua những điều cơ bản nhất chính là cải thiện cách thức và thái độ phục vụ, hỗ trợ người học.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, người nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động marketing tại đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm qua, nhà trường đã nhận thấy tầm quan trọng của marketing, và đã thực hiện các hoạt động marketing như quảng bá hình ảnh nhằm thu hút thí sinh, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi để giải đáp những thắc mắc của học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, trường cũng khơng ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, và đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học, tạo động lực học tập cho sinh viên, và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và giảng viên.

Tuy nhiên, với những bước đầu non trẻ, nhiều chính sách hay giải pháp của nhà trường vẫn còn bất cập, và thiếu thống nhất giữa các phòng ban.

Bên cạnh việc phân tích và đánh giá các hoạt động marketing của trường, người nghiên cứu cũng phân tích những tác động từ các yếu tố mơi trường có thể tạo ra những cơ hội và thách thức đối với hoạt động của trường, từ đó xây dựng các giải pháp để hồn thiện hoạt động marketing của trường trong chương 3.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hướng phát triển giáo dục 2011 – 2020:

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.

Riêng đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, phấn đấu đến 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

Phát triển con người được xác định là một trong những giải pháp then chốt, với mục tiêu đến năm 2020, 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, và 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sĩ. [11]

3.2 Mục tiêu chiến lược của đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

- Trở thành một trong tốp 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của Nhà nước

- Nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ gắn với đào tạo và chuyển giao công nghệ, khẳng định thương hiệu Nhà trường trên thị trường khoa học công nghệ.

- Phát triển thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng.

- Phát triển thành trường đại học uy tín trong khu vực và quốc tế.

Trong đào tạo, trường đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo với nhiều ngành, từ trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, cao học, v.v...

Trong tương lai, dựa trên xu hướng phân tầng trường đại học, trường có thể bỏ đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng, và phát triển mạnh đào tạo đại học và sau đại học, trong đó, chú trọng phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao.

Trong nghiên cứu, trường sẽ đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao công nghệ đối với các dự án, hợp đồng từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.

3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật (đến năm 2020)

3.3.1 Sản phẩm:

a) Cập nhật chương trình đào tạo theo các chương trình quốc tế:

Nhà trường cần cập nhật nội dung đào tạo theo các trường nước ngồi, mạnh dạn bổ sung những mơn học mới, đáp ứn g cho những ngành công nghệ mới, như Lập trình LabView, v.v…, cũng như lược bỏ những mơn học cũ, những ngành công nghệ lạc hậu, mà xã hội khơng cịn sử dụng cơng nghệ đó nữa.

b) Cân đối giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm:

Trên thực tế, nhiều trường đại học đã nhận thấy vai trò của việc đào tạo các kỹ năng mềm, nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng quản lý sau khi ra trường.

Ngay cả trong các chuẩn đầu ra của Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ (Accreditation Board for Engineering and Technology– ABET) cũng có nhiều chuẩn đầu ra đề cập đến các kỹ năng mềm. [24] (tham khảo phụ lục 6).

Vì vậy, các ngành học cần bổ sung các môn học kỹ năng mềm, hoặc nhà trường có thể thành lập trung tâm chuyên trách mở các lớp kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đơng), dù ít dù nhiều thì đây cũng là một trong những môn cơ bản giúp sinh viên phát triển được bản thân mình, và đáp ứng được những yêu cầu mà kỹ sư ngày nay cần phải có.

c) Thí điểm giảng dạy bằng tiếng Anh đối với lớp chất lượng cao:

Hiện nay, các lớp chất lượng cao của nhà trường được hiểu là là lớp đào tạo cho các sinh viên đã thi đậu tuyển sinh vào trường, được học với chương trình giống chương trình đào tạo đại trà, nhưng được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, chứ chưa có sự khác biệt về chương trình đào tạo.

Trong tương lai, nhà trường dự định 50% các mơn học sẽ giảng dạy bằng tiếng Anh, vì vậy, ngay bây giờ cần thí điểm một số mơn học/ ngành học giảng dạy bằng tiếng Anh để rút kinh nghiệm, và sau đó thực hiện giảng dạy tiếng Anh cho tất cả các ngành học của lớp chất lượng cao, và phát triển cho cho chương trình đại trà.

d) Phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao sau đại học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM đến năm 2020 (Trang 65 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)