2.2.2.1 Các loại hình BTT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
Hiện nay, NHNT cung cấp các loại hình BTT sau: Bao thanh tốn trong nước
Bao thanh toán xuất nhập khẩu
Và cung cấp tối thiểu hai trong số các dịch vụ chủ yếu của BTT: Theo dõi các khoản phải thu của bên bán;
Ứng trước cho bên bán một phần giá trị khoản phải thu; Thu nợ;
Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua/bên nhập khẩu.
2.2.2.2 Quy định thực hiện bao thanh toán
* Các khoản phải thu có thể được BTT
- Khoản phải thu được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Hợp đồng/thoả thuận mua bán giữa Bên bán và Bên mua không cấm chuyển nhượng khoản phải thu.
- Hợp đồng/thoả thuận mua bán giữa Bên bán và Bên mua không quy định các điều kiện bán hàng đặc biệt như “hàng không bán được có thể trả lại”, “chỉ thanh toán khi hàng hoá được lắp đặt và chạy thử đạt yêu cầu”.
- Hợp đồng/thoả thuận mua bán giữa Bên bán và Bên mua quy định phương thức thanh toán là trả chậm;
- Thời hạn thanh toán quy định trong Hợp đồng/thoả thuận mua bán giữa Bên bán và Bên mua không vượt quá 90 ngày (đối với BTT trong nước) hoặc không vượt quá 180 ngày (đối với BTT xuất nhập khẩu) kể từ một ngày xác định nêu trong Hợp đồng/thoả thuận mua bán.
- Chất lượng các khoản phải thu trong quá khứ tốt:
+ Số lượng và giá trị các khoản phải thu khó địi khơng vượt q mức trung bình của thị trường (đánh giá trên cơ sở số liệu trong thời gian tối thiểu là 12 tháng).
+ Số lượng và giá trị các khoản giảm trừ (giảm giá bán do chất lượng hàng hoá, mua bán hai chiều, chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu tài chính, thoả thuận chia sẻ chi phí quảng cáo…) khơng vượt quá mức trung bình của thị trường.
* Các khoản phải thu không được BTT:
- Phát sinh từ Hợp đồng/thoả thuận mua bán có qui định việc cấm chuyển nhượng khoản phải thu; các hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm;
- Phát sinh từ việc mua bán hàng hố có hình thức thanh toán là L/C, CAD (cash against documents) hoặc bất kỳ hình thức thanh tốn bằng tiền mặt nào khác;
- Phát sinh từ các giao dịch thỏa thuận bất hợp pháp; các giao dịch thoả thuận đang có tranh chấp;
- Phát sinh từ các Hợp đồng/thoả thuận mua bán dưới hình thức ký gửi hoặc mua bán có điều kiện; hợp đồng có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 90 ngày (đối với BTT trong nước) hoặc thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày (đối với BTT xuất nhập khẩu);
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo Hợp đồng/thoả thuận mua bán.
* Mặt hàng bao thanh toán:
- Những mặt hàng ưu tiên và phù hợp BTT: hàng tiêu dùng, linh kiện, nguyên vật liệu, những mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển.
- Những mặt hàng NHNT hạn chế BTT như: hàng cung cấp cho cơng trình thực hiện thanh toán theo tiến độ và ràng buộc trách nhiệm bảo hành của bên bán hàng; hàng yêu cầu có biên bản nghiệm thu theo các thơng số kỹ thuật phức tạp.
- Mặt hàng không thực hiện BTT: các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa cấm giao dịch theo quy định của pháp luật, thực phẩm tươi sống, thủy sản tươi sống, gia súc sống, gia cầm sống, thức ăn nhanh, hàng dễ hư hỏng.
* Thị trường bao thanh toán (áp dụng đối với BTT xuất nhập khẩu):
- Thị trường ưu tiên thực hiện BTT: những thị trường có lịch sử thanh tốn tốt, truyền thống và đã phát triển dịch vụ BTT: Mỹ, Canađa, Singapore, Đài loan, Nhật, Hồng Kông, Úc, Bỉ, Đan mạch, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà lan, Áo, Thụy Sĩ, Achentina, Brazil, Phần lan, Thái lan…
- Một số thị trường không thực hiện hoặc hạn chế BTT: Cộng hòa dân chủ Ai len, Cuba, Sudan, Iran, Irag, Syria, Balkans, Liberia, Libiya, Zimbadwe, Bắc Triều Tiên…
* Quy định về nghiệp vụ ứng trước:
Xác định số tiền ứng trƣớc
+ Số tiền ứng trước được xác định bằng mức yêu cầu của Bên bán/Bên XK nhưng tối đa không vượt quá số tiền bằng [(Giá trị khoản phải thu x Tỷ lệ ứng trước tối đa) – Các khoản khấu trừ ước tính].
+ Số tiền ứng trước xác định cho khoản phải thu khơng được vượt q Mức ứng trước cịn lại tại thời điểm xác định.
+ Mức ứng trước tối đa là 90% Mức đảm bảo rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu.
* Lưu ý: Các khoản khấu trừ ước tính như: do giảm giá hàng hóa, chiết khấu thương mại (chiết khấu khi khối lượng hàng hóa Bên mua mua trong một thời gian đạt mức đã thỏa thuận trước), chiết khấu tài chính (chiết khấu khi Bên mua thanh tốn trước hạn)…
Xác định ngày đến hạn:
Ngày đến hạn = Ngày đến hạn của khoản phải thu liên quan + 100 ngày.
Xác định mức lãi suất:
- Lãi ứng trước được tính trên số ngày ứng trước thực tế: từ ngày tài khoản Bên bán được ghi có đến ngày khoản ứng trước được tất tốn và được thu định kỳ hàng tháng.
+ Mức 1 được xác định theo Thông báo lãi suất của NHNT vào thời điểm
ứng trước hoặc theo thoả thuận; áp dụng từ ngày tài khoản Bên bán được ghi có đến ngày thứ 10 sau ngày đến hạn của khoản phải thu liên quan;
+ Mức 2 được xác định bằng 120% lãi suất mức 1; áp dụng từ ngày thứ 11
đến ngày thứ 100 sau ngày đến hạn của khoản phải thu liên quan.
- Lãi suất quá hạn: Tối đa không quá 150% lãi suất trong hạn tại Mức 1.
* Xác định mức bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu
Mức bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu là số tiền tối đa
mà CN Bên mua/Đại lý BTT Bên nhập khẩu phải trả cho Bên bán/Bên xuất khẩu khi Bên mua/Bên nhập khẩu mất khả năng thanh tốn hoặc khơng thanh tốn toàn bộ hoặc một phần trị giá khoản phải thu vào thời điểm đến hạn thanh tốn mà khơng có bất kỳ tranh chấp thương mại nào giữa bên mua và bên bán.
Xác định mức bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu
Mức bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu bằng giá trị nhỏ nhất của các mức tham khảo sau:
+ Yêu cầu của Bên bán (Bên xuất khẩu)/CN Bên bán (Đại lý BTT Bên xuất khẩu);
+ Hạn mức BTT Bên mua/Bên nhập khẩu còn được sử dụng.
+ Mức tham khảo tính trên cơ sở doanh thu mua hàng trả chậm trung bình trong tháng (dự kiến trong vòng 12 tháng tới, có tính đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng), điều kiện thanh toán (số ngày trả chậm) của giao dịch giữa Bên bán/Bên xuất khẩu và Bên mua/Bêm nhập khẩu tương ứng theo cơng thức tính:
CL = T * D * 1.5 30
trong đó: CL là Mức bảo đảm rủi ro tín dụng Bên mua/Bên nhập khẩu tham khảo T là doanh số mua bán hàng theo tháng (có tính đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng)
1.5 là hệ số dự phòng cho trường hợp doanh số mua bán hàng thực tế phát sinh cao hơn dự kiến.
* Phí và lãi suất bao thanh tốn:
- Đối với Bên bán/Bên xuất khẩu: chịu tất cả các loại phí bao gồm phí quản lý, phí xử lý hố đơn, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro và lãi tính trên số tiền ứng trước. Ngồi ra, Bên bán/Bên xuất khẩu có thể phải trả một số phí ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng (ví dụ: phí chuyển tiền). Trong đó:
+ Phí quản lý, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro được tính theo % trên tổng giá trị các khoản phải thu được BTT.
+ Phí xử lý hố đơn tính theo số hố đơn/giấy ghi có xuất trình.
+ Ngồi ra, nếu Bên bán/Bên xuất khẩu sử dụng dịch vụ ứng trước thì lãi ứng trước được tính hàng tháng trên số tiền ứng trước tính từ ngày rút vốn đến ngày doanh nghiệp hoàn trả hết nợ gốc và lãi.
- Đối với Bên mua/Bên nhập khẩu: khơng thu phí BTT
Bảng dưới đây là biểu phí và lãi suất BTT áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
STT Dịch vụ Mức phí/lãi suất
1 BTT khi NHNT là đại lý bên bán
1.1 Phí quản lý 0,10% – 0,20 %/doanh số BTT
1.2 Phí xử lý hố đơn 0 – 10 USD/hố đơn hoặc phiếu ghi có 1.3 Phí đại lý BTT bên mua Theo thơng báo của đại lý
1.4 Lãi suất ứng trước
1.4.1. Đối với trường hợp BTT có bảo đảm rủi ro tín dụng.
Lãi suất chiết khấu do NHNT cơng bố từng thời kỳ + biên độ (0%-1%)
1.4.2. Đối với trường hợp BTT khơng có bảo đảm rủi ro tín dụng.
Lãi suất cho vay thương mại ngắn hạn do NHNT công bố từng thời kỳ + biên độ (0%- 1%)
2 BTT khi NHNT là đại lý bên mua
2.2 Phí bảo đảm rủi ro tín dụng (đã
bao gồm phí thu nợ)
0,50% – 1,50%/doanh số BTT bảo đảm
2.3 Phí xử lý hố đơn 0 – 10 USD/hố đơn hoặc phiếu ghi có
Nguồn: Phịng Tồng hợp thanh tóan NHNT 2.2.2.3 Các bƣớc giao dịch trong hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Chi tiết về quy trình xem tại Phụ lục 03 đính kèm)
* Bao thanh tốn trong nước tại NHNT (Trường hợp bên mua và bên bán thuộc hai chi nhánh khác nhau của NHNT)
Đàm phán ký kết hợp đồng BTT
1. Bên bán hàng yêu cầu chi nhánh bên bán cung cấp dịch vụ BTT 2. Chi nhánh bên bán kiểm tra điều kiện tác nghiệp
3. Nếu điều kiện phù hợp, chi nhánh bên bán xác định mức yêu cầu bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua
4. Chi nhánh bên bán gửi yêu cầu thẩm định bên mua cho chi nhánh bên mua 5. Chi nhánh bên mua xác định mức bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua và thời hạn hiệu lực của mức bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua
6. Chi nhánh bên mua xác định mức phí bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua 7. Bên mua ký chấp nhận thanh toán
8. Chi nhánh bên mua xác nhận chấp nhận thanh toán
9. Chi nhánh bên mua đề xuất cung cấp dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua
10. Chi nhánh bên mua thông báo kết quả thẩm định bên mua cho bên bán 11. Chi nhánh bên bán soạn thảo thông báo cung cấp dịch vụ BTT trong nước 12. Bên bán xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ
Giao dịch khi đã có hợp đồng BTT
Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua.
Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại chi nhánh bên bán.
Bước 3: Chi nhánh bên bán thông báo cho chi nhánh bên mua và ứng trước tiền cho bên bán.
Bước 4: Chi nhánh bên mua tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn. Bước 5: Bên mua thanh toán tiền hàng cho chi nhánh bên mua, chi nhánh bên mua chuyển tiền cho chi nhánh bên bán.
Bước 6. Chi nhánh bên bán tất toán phần ứng trước và thanh tốn phần cịn lại cho bên bán.
* Bao thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT:
Bao thanh tốn xuất khẩu: NHNT đóng vai trị là đại lý BTT Bên xuất khẩu
Đàm phán ký kết hợp đồng BTT
1. Bên xuất khẩu yêu cầu NHNT cung cấp dịch vụ BTT xuất khẩu
2. Nếu yêu cầu của khách hàng phù hợp với các yêu cầu của NHNT thì NHNT sẽ kiểm tra điều kiện tác nghiệp
4. NHNT lựa chọn Đại lý BTT Bên nhập khẩu
5. NHNT yêu cầu Đại lý BTT Bên nhập khẩu thẩm định bên nhập khẩu
6. Đại lý BTT Bên nhập khẩu thẩm định bên nhập khẩu trong thời gian tối đa 10 ngày phải thơng báo có cung cấp dịch vụ hay khơng cho NHNT
7. Nếu Đại lý BTT Bên nhập khẩu từ chối thì sẽ ngừng giao dịch
8. Nếu Đại lý BTT Bên nhập khẩu đồng ý thì NHNT sẽ thơng báo cung cấp dịch vụ BTT xuất khẩu cho bên xuất khẩu
9. Bên xuất khẩu sẽ xác nhận trên thông báo cung cấp dịch vụ BTT xuất khẩu và thông báo cho bên nhập khẩu về việc sử dụng dịch vụ BTT của NHNT và Đại lý BTT Bên nhập khẩu
10. NHNT và bên xuất khẩu sẽ ký một hợp đồng BTT
11. NHNT chính thức yêu cầu Đại lý BTT Bên nhập khẩu cung cấp hạn mức bảo đảm rủi ro tín dụng bên nhập khẩu
12. Đại lý BTT Bên nhập khẩu cấp mức bảo đảm rủi ro tín dụng bên nhập khẩu.
Giao dịch khi đã có hợp đồng BTT
Bước 1: Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu, chuẩn bị bộ chứng từ giao hàng
Bước 2: Bên xuất khẩu chuyển nhượng Khoản phải thu cho NHNT
Bước 4: NHNT ứng trước cho bên bán
Bước 5: Đại lý BTT nhập khẩu thu nợ từ bên mua khi đến hạn Bước 6: Bên mua thanh toán tiền cho đại lý BTT nhập khẩu Bước 7: Đại lý BTT nhập khẩu chuyển tiền cho NHNT
Bước 8: NHNT tất tốn khoản ứng trước, phí, lãi…và thanh tốn phần cịn lại cho bên xuất khẩu.
Bao thanh tốn nhập khẩu: NHNT đóng vai trị là đại lý BTT Bên nhập khẩu
Đàm phán ký kết hợp đồng BTT
1. NHNT nhận được yêu cầu thẩm định bên nhập khẩu từ Đại lý BTT xuất khẩu
2. NHNT yêu cầu bên nhập khẩu cung cấp thông tin 3. Bên nhập khẩu cung cấp thông tin
4. NHNT kiểm tra các điều kiện tác nghiệp
5. Nếu khơng phù hợp thì thơng báo từ chối cung cấp dịch vụ cho Đại lý BTT xuất khẩu
6. Nếu phù hợp thì NHNT sẽ xác định mức bảo đảm rủi ro ro tín dụng bên nhập khẩu và thời hạn hiệu lực của mức bảo đảm rủi ro ro tín dụng bên nhập khẩu 7. Bên nhập khẩu sẽ ký chấp nhận thanh toán
8. NHNT xác nhận chấp nhận thanh tốn
9. NHNT thơng báo kết quả thẩm định bên nhập khẩu cho Đại lý BTT xuất khẩu
10. Đại lý BTT xuất khẩu yêu cầu chính thức cung cấp dịch vụ BTT nhập khẩu 11. NHNT chính thức cung cấp dịch vụ cho Đại lý BTT xuất khẩu.
Giao dịch khi đã có hợp đồng BTT
Bước 1: Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
Bước 2: Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Đại lý BTT bên xuất khẩu
Bước 3: Đại lý BTT bên xuất khẩu thông báo cho NHNT và ứng trước cho bên xuất khẩu
Bước 4: NHNT tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn
Bước 5: Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho NHNT, NHNT chuyển tiền cho đại lý BTT bên xuất khẩu
Bước 6: Đại lý BTT b ên xuất khẩu tất toán phần ứng trước và thanh tốn phần cịn lại cho bên xuất khẩu.
2.2.3 Thực trạng phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
Từ giữa năm 2001, NHNT đã cử cán bộ sang học tập, nghiên cứu sản phẩm BTT tại trụ sở của FCI. Năm 2004, khi NHNN ban hành Quy chế về hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN thì NHNT tiến hành xây dựng quy trình nghiệp vụ BTT.
Tháng 10/2005, NHNT gia nhập FCI và đã tham gia ba kỳ hội nghị thường niên cũng như tham gia nhiều chương trình đào tạo của FCI. Trong năm 2005, Ban triển khai BTT của NHNT đã soạn thảo xong quy trình nghiệp vụ BTT, tổ chức các buổi tập huấn BTT tại những chi nhánh thí điểm đồng thời tổ chức các cuộc