Nguyên nhân của những hạn chế khi thực hiện bao thanh toán tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 73 - 77)

hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

* Về phía ngân hàng NHNT:

Quy trình hoạt động BTT của NHNT vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù đã được cải thiện hơn nhiều so với Quy chế về hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của NHNN, đặc biệt là chưa có quy định về điều kiện khách hàng được cấp sản phẩm dịch vụ BTT. NHNT chưa xây dựng các tiêu chí cụ thể để lựa chọn, đánh giá chất lượng, khả năng tồn tại và phát triển của bên mua, bên bán. Do đó, các chi nhánh triển khai BTT bị lúng túng trong khâu lựa chọn, đánh giá khách hàng để đi đến quyết định có cung cấp dịch vụ BTT hay không. Hiện tại, các chi nhánh lựa chọn và đánh giá khách hàng BTT giống như đánh giá, lựa chọn khách hàng để cho vay.

Phương thức thực hiện nghiệp vụ BTT tại NHNT còn nhiều hạn chế, thủ tục chưa đơn giản, không phải khách hàng nào cũng nhận được tài trợ của NHNT thơng qua hình thức BTT trong khi nhu cầu thực tế rất lớn.

NHNT hiện tại chưa tiến hành thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng BTT tiềm năng để khi phát sinh hoạt động BTT, các chi nhánh sẽ truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu này để có thể nhanh chóng xác định khách hàng đã đủ điều kiện để có thể sử dụng dịch vụ BTT hay không. Đối với BTT trong nước, một số ngân hàng ở Việt Nam như ngân hàng Á Châu, ngân hàng Kỹ Thương đã xây dựng được danh mục bên mua được chấp nhận BTT và định kỳ khách hàng tiềm năng mới sẽ được bổ sung vào danh mục trên.

NHNT chưa thành lập phòng/bộ phận BTT chuyên biệt, xây dựng một tổ quản lý BTT quy mô với các bộ phận hỗ trợ đắc lực như: bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý nợ, bộ phận xây dựng danh mục khách hàng…Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các bộ phận này sẽ làm tăng thêm hiệu quả cho nghiệp vụ BTT.

Nghiệp vụ BTT đòi hỏi cán bộ phải am hiểu về nghiệp vụ, có khả năng phân tích, nhận định về thị trường, về khách hàng. Đây là một nghiệp vụ mới, việc thực hiện nghiệp vụ, sự hiểu biết của nhân viên đối với hoạt động BTT chủ yếu thơng qua sách vở, hội thảo...và chưa có kinh nghiệm nhiều, điều này làm hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá cho hoạt động BTT trong thời gian qua của NHNT chưa được thực hiện tốt, chưa tạo được sự nhận biết sản phẩm nơi khách hàng, chưa thuyết phục được người bán loại bỏ định kiến về phí đối với sản phẩm này bằng việc giải thích cho người bán về lợi ích mà BTT có thể mang lại cho họ.

Vẫn coi trọng tài sản đảm bảo: Dù xét về mặt lý thuyết, BTT khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo, tuy nhiên trên thực tế chưa hẳn đã vậy. Vì đặc điểm của của thị trường Việt Nam đầy ắp những rủi ro nên không cho phép NHNT cũng như các ngân hàng khác mạo hiểm. NHNT không thể xét duyệt hạn mức BTT sau khi đơn thuần nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh dựa trên các báo cáo tài chính có thể khơng đáng tin cậy.

NHNT chưa có phần mềm quản lý chuyên nghiệp dành cho hoạt động BTT nên việc vận hành, lưu trữ thơng tin cịn gặp nhiều khó khăn.

* Về phía NHNN:

Những văn bản, quy định cho hoạt động BTT còn nhiều bất cập: chung chung, chưa được cụ thể hóa, chưa sát với tình hình thực tế. Cho đến thời điểm này NHNN chưa ban hành một hành lang pháp lý chung bảo vệ quyền lợi của các tổ chức BTT: cách thức hạn chế, phòng ngừa rủi ro cho các tổ chức BTT ngay trong quá trình thực hiện; xử lý bên bán, bên mua khi họ vi phạm những quy định, nguyên tắc thực hiện; chức năng và quyền hạn và mức độ can thiệp của những cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động BTT.

Kết luận chƣơng 2

Qua phần phân tích và trình bày ở chương 2 về tình hình hoạt động BTT tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chúng ta thấy được những thành công cũng như những hạn chế để từ đó tìm ra giải pháp cụ thể nhất và mang tính thực tiễn nhằm hồn thiện hoạt động BTT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

* * *

3.1 Triển vọng phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam

Hoạt động BTT phát triển từ rất lâu trên thế giới và đã được áp dụng rộng rãi ở khắp các châu lục thông qua các cơng ty tài chính và đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy năng động và triển vọng với dân số hiện khoảng 90 triệu người và hàng ngàn DN.

Là một công cụ tài chính thể hiện những ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong điều kiện gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập đặt ra những yêu cầu về gia tăng nhu cầu vốn lưu động, các dịch vụ hỗ trợ và quản lý rủi ro. BTT được xem như một cứu cánh, kênh tài trợ vốn linh hoạt cho các DN Việt Nam, giúp DN vừa bán được hàng cho khách hàng theo điều kiện thanh toán trả chậm vừa ứng được tiền từ ngân hàng ngay sau khi giao hàng, không bị tồn đọng vốn bởi các khoản phải thu.

Nghiệp vụ này khơng chỉ đem lại lợi ích cho các DN lớn mà cịn cả các DN vừa và nhỏ. Số lượng DN vừa và nhỏ ngày càng tăng, hiện cả nước có trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp. Mặc dù với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng các DN này khó tiếp cận vốn ngân hàng do quy mơ vốn ít và thường thiếu tài sản đảm bảo. BTT sẽ giúp cho cả phía ngân hàng và DN giải quyết được những vướng mắc, khó khăn đó.

Phát triển tốt hoạt động BTT tại Việt Nam giúp DN bổ sung vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời các ngân hàng cũng tăng được lợi nhận từ hoạt động này. Chính vì thế, trong thời gian tới các DN Việt Nam chắc chắn sẽ lựa chọn và sử dụng BTT ngày càng nhiều .

Ngồi ra, dựa trên tình hình về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tiềm năng về thị trường xuất khẩu ngày càng tăng. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ BTT nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 73 - 77)