Khái niệm tăng trưởng tín dụng bán lẻ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Trong ngôn ngữ thông thường, khái niệm “tăng trưởng” thường được xem

tương đồng với “phát triển”, bởi tăng trưởng đóng vai trị thiết yếu định hình mức độ phát triển.

Tăng trưởng được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản

lượng trong một giai đoạn nhất định. Tăng trưởng được xem xét trên hai mặt biểu

hiện: đó là tăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân

trong một giai đoạn.

Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các khoản cho vay cho khối tư nhân, cá nhân, tập thể hoặc tổ chức cơng cộng

Tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao

lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.

Như vậy có thể rút ra khái niệm tăng trưởng tín dụng bán lẻ:

- Hiểu theo nghĩa hẹp: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ là sự gia tăng tỷ trọng

dư nợ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng (tăng về lượng).

- Hiểu theo nghĩa rộng: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ là sự gia tăng dư nợ tín dụng bán lẻ tại một ngân hàng kết hợp với sự đa dạng sản phẩm tín dụng bán lẻ, đồng thời tăng chất lượng tín dụng bán lẻ (tăng về lượng và chất), đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất nhưng lợi nhuận đạt mức cao nhất cho ngân hàng.

Chất lượng tín dụng bán lẻ được phản ánh ở các yếu tố như dư nợ, nợ xấu, khả năng thu hút khách hàng, thủ tục đơn giản....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)