Phân tích hệ số thanh tốn nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing mix cho cà phê mê trang của công ty cổ phần cà phê mê trang tại TP nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 76)

ĐVT: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 1,841,801,112 3,044,865,598 9,606,855,449 Nợ ngắn hạn 24,545,569,978 31,946,277,120 43,936,441,637

Hệ số thanh toán nhanh 0.08 0.10 0.22

Nhận xét:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của những khoản nợ đến hạn trả. Thƣờng chỉ số này dao động khoảng 0.2 – 0.5 là tốt. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả công nợ nhƣng doanh nghiệp sẽ giữ nhiều tiền mặt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty năm 2010 la 0.08, năm 2011 là 0.1 nhỏ hơn 0.2 nên doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để thanh toán nợ đến hạn. Năm 2012 chỉ tiêu này là 0.22, là do năm này cơng ty kinh doanh có nhiều lãi nên đã trích thêm một phần tiền mặt để dễ dàng chi trả nợ đến hạn.

3.5.1.2. Hoạt động nhân sự

BẢNG 3.5: CƠ CẤU NHÂN SỰ CÔNG TYCỔ PHẦN CÁ PHÊ MÊ TRANG

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 /2010 Chênh lệch 2012 /2011 2010 2011 2012 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) ± % ± % 1. Phân theo bộ phận Nhân viên sản xuất 113 27.0 121 27.0 127 26.1 8 7.1 6 5.0 Nhân viên thị trƣờng 244 58.2 262 58.5 289 59.5 18 7.4 27 10.3 Nhân viên 62 14.8 65 14.5 70 14.4 3 4.8 5 7.7

văn phòng

2. Phân theo địa bàn

Trong tỉnh 203 48.4 220 52.4 245 50.4 17 8.4 25 11.4 Ngoài tỉnh 216 51.6 228 54.5 241 49.6 12 5.6 13 5.7 3. Phân theo trình độ Đại học 82 19.6 85 19.0 90 18.5 3 3.7 5 5.9 Cao đẳng 98 23.4 103 23.0 112 23.0 5 5.1 9 8.7 TC & CN 239 57.0 260 58.0 284 58.5 21 8.7 24 9.2 Tổng 419 100 448 100 486 100 29 6.9 38 8.5

(Nguồn: Phịng Nhân Sự - Cơng ty cổ phần cà phê Mê Trang )

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của doanh nghiệp năm 2010 là 419 lao động, sang năm 2011 là 448 lao động tăng 29 lao động tƣơng đƣơng 6.9%. Năm 2012 là 486 lao động, tăng 38 lao động tƣơng đƣơng tăng 8.5%. Điều này cho thấy doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Để đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển, công ty đã tiến hành thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu về lao động cho nhà máy với quy mô lớn theo chuẩn quốc tế.

Trong cơ cấu lao động của cơng ty thì nhân viên thị trƣờng chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng số lƣợng qua các năm. Năm 2010 số lƣợng nhân viên thị trƣờng là 244 nhân viên chiếm tỷ trọng 58.2%, năm 2011 là 262 nhân viên chiếm tỷ trọng 58.5%, năm 2012 là 289 nhân viên chiếm tỷ trọng 59.5%. Nguyên nhân là do

công ty thực hiện chiến lƣợc mở rộng kênh phân phối tăng cƣờng tiêu thụ và quảng bá sản phẩm.

Quan sát cơ cấu lao động phân theo trình độ ta thấy rằng, chất lƣợng lao động của công ty khá tốt, điều này đƣợc thể hiện qua số lao động có trình độ cao đẳng và đại học tăng qua các năm. Năm 2010 chiếm 43% trên tổng số lao động của cơng ty (trong đó: đại học chiếm 19.6%, cao đẳng chiếm 23.4%); Năm 2011 chiếm 42.0% trên tổng số lao động của cơng ty (trong đó: đại học chiếm 19.0%, cao đẳng chiếm 23.0%); Năm 2012 chiếm 41.5% trên tổng số lao động của cơng ty (trong đó: đại học chiếm 18.5%, cao đẳng chiếm 23.0%). Nhƣ vậy cho thấy tiêu chí tuyển dụng của cơng ty ngày càng địi hỏi cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của công ty.

Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Mê Trang đƣợc quản lý chặt chẽ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đội ngũ lao động của công ty là đội ngũ lao động năng động, nhiệt tình, hăng say trong cơng việc. Trong khâu tuyển dụng,công ty đã chú trọng nhiều đến chất lƣợng đội ngũ lao động. Trƣớc khi vào làm việc chính thức tại cơng ty, công nhân và nhân viên phải trãi qua thời gian thử việc trƣớc. Bên cạnh đó, cơng ty cịn tổ chức thi đua giữa các tổ sản xuất và khuyến khích phần thƣởng cho những cá nhân, tổ sản xuất giỏi.

3.5.1.3. Hoạt động sản xuất

Quy trình cơng nghệ sản xuất

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT

Cà phê tƣơi Phân loại, sàng lọc Sấy khô Làm sạch

Pha trộn hƣơng liệu Rang Làm nguội Kiểm tra Thanh trùng Xoay nghiền Đóng gói NhậpKho thành phẩm.

Một nhà máy sản xuất cà phê hiện đại bậc nhất thế giới tại KCN Đắc Lộc với mức dự án đầu tƣ hơn 300 tỷ VNĐ vừa đƣợc đƣa vào hoạt động, nhằm phục vụ cho một giai đoạn phát triển mới.

3.5.1.4. Nhận xét: Điểm mạnh Điểm mạnh

- Việc đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng cùng trang thiết bị hiện đại đã giúp nâng cao năng suất và chất lƣợng cà phê. Kinh nghiệm sản xuất cà phê lâu năm cũng góp phần rất lớn trong việc ổn định chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh những sai lầm khơng đáng có trong sản xuất cũng nhƣ kinh doanh cà phê.

- Hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh tốt

- Cơng ty có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao đều đƣợc đào tạo bài bản, bộ máy quản lý hợp lý, hiệu quả.

- Với những thay đổi mạnh mẽ về tổ chức, các chính sách đãi ngộ và đào tạo thích hợp, hệ thống quản trị bán hàng chuyên nghiệp, đang dẫn dắt những xu thế tiêu dùng cà phê mới – tất cả cùng hƣớng đến xây dựng một hình ảnh thƣơng hiệu Mê Trang cho cuộc chinh phục và thống lĩnh mới.

- Cơ cấu nguồn vốn của công ty khá cân đối, đảm bảo khả năng thanh khoản và vẫn sử dụng đƣợc lợi ích về tấm chắn thuế.

Điểm yếu

Hiện nay vốn đầu tƣ và tài sản còn hạn chế so với nhu cầu phát triển, do đó, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng.

3.5.2. Các yếu tố bên ngồi 3.5.2.1. Mơi trƣờng vĩ mô 3.5.2.1. Mơi trƣờng vĩ mô

Kinh tế

Nhiều yếu tố kinh tế tác động trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế và mức thuế, sự phát triển của ngành kinh doanh mới, thu nhập bình quân đầu ngƣời, mức độ thất nghiệp, cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cƣ.

Môi trƣờng kinh tế nƣớc ta nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động, là quốc gia cung cấp cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Cùng với việc gia nhập tổ chức thƣơng mại WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc kinh doanh bn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế đã cho thấy có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam theo những ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Thị trƣờng bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.

Thị trƣờng cà phê Việt Nam đƣợc chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lƣợng cà phê đƣợc tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% ngƣời tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hịa tan có 21% ngƣời tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm ngƣời tiêu dùng là nữ (52%).

Đó là những cơ hội cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn trong xu thế hội nhập.

Chính trị và pháp luật

Mơi trƣờng chính trị của quốc gia và của thế giới có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại tồn cầu hóa nhƣ hiện nay. Cơng ty cổ phần cà phê Mê Trang cũng nằm trong số đó.

Việt Nam đƣợc xem là một nƣớc có nền chính trị ổn định, đây đƣợc xem là điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp nói chung và cơng ty cổ phần cà phê Mê Trang nói riêng sẽ mở rộng qui mơ sản xuất, có cơ hội mở rộng thị trƣờng, đồng thời thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Chính trị ổn định sẽ làm cho lƣợng khách du lịch đến Việt Nam nhiều hơn, từ đó tạo cơ hội thuận lợi để sản phẩm cà phê Mê Trang đến với đông đảo khách du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc, khơng ngừng nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu cà phê Mê Trang đến với bạn bè quốc tế.

Hệ thống pháp luật về thƣơng hiệu

 Luật quốc tế

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đƣợc ghi nhận ở một số công ƣớc cũng nhƣ thỏa hiệp quốc tế bao gồm:

- Công ƣớc Paris năm 1883 qui định về bảo hộ sở hữu công nghiệp nhƣ sau: + Đối xử quốc gia: Công ƣớc Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nƣớc thành viên phải dành cho công dân của các nƣớc thành viên khác sự bảo hộ tƣơng tự nhƣ sự bảo hộ dành cho cơng dân của mình. Chế độ đối xử quốc gia tƣơng đƣơng cũng phải đƣợc dành cho công dân của những nƣớc không phải là thành viên của Công ƣớc Paris nếu họ cƣ trú tại một nƣớc thành viên hoặc nếu họ có cơ sở kinh doanh tại một nƣớc thành viên.

+ Quyền ƣu tiên: Công ƣớc Paris quy định quyền ƣu tiên đối với sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã đƣợc nộp tại một trong số các nƣớc thành viên, trong một thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) ngƣời nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nƣớc thành viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ đƣợc coi nhƣ đã đƣợc nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên.

- Hiệp định liên quan đến thƣơng mại và quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là hiệp định TRIPS). Hiệp định TRIPS là một trong những điều kiện tiên quyết đối với tất cả các nƣớc muốn trở thành thành viên của WTO. Trƣớc khi qua nhập WTO, các nƣớc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPS.

 Luật Việt Nam

- Bộ Luật Dân sự Việt Nam (28/10/1995) quy định tại phần 6, chƣơng II về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu nhƣ sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tƣợng khác do pháp luật quy định”. Hiện nay đối tƣợng bảo hộ đã đƣợc mở rộng hơn.

- Ngồi ra, Nghị định 63/CP (24/10/1996) của Chính phủ quy định cụ thể về các vấn đề nhƣ sau:

+ Các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. + Xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

+ Chủ sở hữu các đối tƣợng sở hữu công nghiệp; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tƣợng sở hữu công nghiệp.

+ Sử dụng hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

+ Đại diện sở hữu công nghiệp.

+ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về hoạt động sở hữu công nghiệp.

Dân số

Dân số trung bình cả nƣớc năm 2012 ƣớc tính 88,78 triệu ngƣời, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu ngƣời, chiếm 49,47% tổng dân số cả nƣớc, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu ngƣời, chiếm 50,53%, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nƣớc năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu ngƣời, chiếm 32,45% tổng dân số, tăng 3,3% so với năm trƣớc; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu ngƣời, chiếm 67,55%, tăng 0,02%. Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ của năm 2011.

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu ngƣời, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu ngƣời, tăng 0,87%, trong đó nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7%. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tƣơng ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm

2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tƣơng ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tƣơng ứng của năm 2011 nhƣng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trƣớc, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của ngƣời dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chƣa phát triển mạnh nên ngƣời lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

Qua đó có thể thấy nguồn lao động trẻ dồi dào và giá rẻ có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty, nhất là trong lúc khả năng tài chính cịn yếu.

Văn hóa và xã hội

Mỗi một quốc gia, mỗi một vùng miền đều có nét văn hóa riêng, nhƣng dù ở bất cứ nơi nào thì số lƣợng ngƣời uống cà phê chẳng những khơng giảm đi mà cịn có xu hƣớng tăng lên. Ngày nay nó khơng cịn bị bó hẹp ở bất cứ nơi nào nữa. Tuy nhiên, thị trƣờng chính của cà phê Mê Trang vẫn là các thành phố, thị xã, thị trấn. Việc uống cà phê ở một nơi có khơng gian thơ mộng và những nhịp điệu du dƣơng của những bản nhạc trữ tình mang lại những giờ phút thƣ giãn thoải mái và sảng khối. Mặc khác, sản phẩm Mê Trang khơng chỉ là thức uống, mà còn là ngƣời bạn tinh thần của mọi ngƣời, đƣợc dùng để biếu tặng rất sang trọng.

Việt Nam là nƣớc có dân số trẻ tạo sự năng động cho nền kinh tế. Văn hóa thƣởng thức cà phê đang dần hình thành trong một bộ phận phần lớn dân chúng. Thêm nữa, ý thức của ngƣời dân về những lợi ích của cà phê đã tạo nên sự sôi động cho thị trƣờng cà phê.

Tự nhiên

Các yếu tố của mơi trƣờng tự nhiên nhƣ: đất đai, khí hậu, tài ngun có ảnh hƣởng đáng kể đến chiến lƣợc và kết quả kinh doanh của cơng ty. Nó quyết định năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ tình hình giá cả cà phê trên thị trƣờng.

Để hạn chế sự ảnh hƣởng xấu của các yếu tố này đến cây cà phê và chất lƣợng của nó, cơng ty Mê Trang đã chú trọng đến việc chọn lọc giống cây trồng, phân

bón, thuốc trừ sâu, vệ sinh cỏ dại gây hại...để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ chất lƣợng ổn định của hạt cà phê nhằm cho ra thị trƣờng những sản phẩm cà phê thơm ngon và hợp khẩu vị của nhiều đối tƣợng

Công nghệ - kỹ thuật

Hiện nay, một số hãng sản xuất cà phê nổi tiếng trên thế giới đang sở hữu những công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất cà phê, chẳng hạn nhƣ công nghệ sản xuất cà phê siêu sạch, cơng nghệ sản xuất cà phê hịa tan. Đây là những công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing mix cho cà phê mê trang của công ty cổ phần cà phê mê trang tại TP nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)