3.2. Lựa chọn kiểm định
3.2.3. Kiểm định Ljung – Box
Chúng ta có thể kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả bằng cách kiểm định đồng thời tất cả các sự tự tương quan của một chuỗi biến động giá cổ phiếu đều bằng khơng, lúc đó chuỗi dữ liệu sẽ tuân theo bước đi ngẫu nhiên. Một chỉ báo đo lường mức độ tương quan hay phụ thuộc lẫn nhau giữa các quan sát của chuỗi số liệu được tính bởi cơng thức dưới đây:
Với là hệ số tương quan bậc k, là biến động giá tại thời điểm t, k
là khoảng cách thời gian giữa hai quan sát. là chênh lệch giữa logarithm tự nhiên của chỉ số chứng khoán theo tuần.
Để kiểm định giả thuyết tất cả hệ số tương quan đều đồng thời bằng 0, thống kê Ljung Box Q được sử dụng. Dựa vào thống kê Portmanteau trong kiểm định của Box và Pierce (1970) thì Ljung và Box đã điều chỉnh để có thống kê Q được tính như sau:
Với m là khoảng cách độ trễ được lựa chọn để kiểm định và T là cỡ mẫu. Chúng ta có giả thuyết khơng và giả thuyết một:
Nguyên tắc quyết định là bác bỏ nếu với của phân phối
chi bình phương với m bậc tự do. Trong thực tế thì việc lựa chọn một m cụ thể nào đó có thể ảnh hưởng đến tính hiệu lực của thống kê . Nếu m q nhỏ
thì có thể kiểm định bỏ sót những sự tương quan với độ trễ dài hơn. Nếu m quá lớn thì kiểm định sẽ giảm đi tính hiệu lực đáng kể như Campbel và các tác giả khác (1997). Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ sử dụng như gợi
ý bởi Tsay (2005) để gia tăng độ tin cậy của kiểm định.