6 .Kết cấu của luận văn
2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động ngân hàng
2.2.4 Tỷ giá thực hiệu lực (REER)
khác, liên quan đến chỉ số lạm phát của một quốc gia so với chỉ số lạm phát của một quốc gia khác.
Tỷ giá thực hiệu lực REER (Real Effective Exchange Rate) được tính tốn nhằm định giá trị thực của đồng nội tệ so với một loại ngoại tệ khác.
Về mặt lý thuyết, khi chỉ số tỷ giá thực REER >1, nghĩa là tỷ giá thực tăng, VNĐ giảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện. Ngược lại, khi chỉ số REER < 1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VNĐ lên giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mịn.
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, sự biến động về thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay trãi qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ 2000 đến 2003, tỷ giá thực có xu hướng tăng, cán cân thương mại được cải thiện và thậm chí có thặng dư chút ít. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, tỷ giá thực có xu hướng giảm, đặc biệt vào thời điểm cuối quý 3 năm 2006, REER tính được là 97,573 tức là đã giảm 2,427 % so với năm cơ sở. Khi tỷ giá thực giảm, chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẽ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên về lý thuyết, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế. Thực tế thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng trong giai đoạn này cũng phần nào chứng minh cho mối quan hệ này.
Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trị trung gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều ngân hàng với thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với các món nợ này là điều không thể tránh khỏi.
Về công tác điều hành tỷ giá, kể từ năm 2007 cho đến nay, VNĐ đã trải qua 3 giai đoạn biến động giá lớn. Mỗi một giai đoạn đều do các nhân tố khác nhau trực tiếp dẫn dắt, do đó việc xử lý trong từng giai đoạn là khác nhau. Năm 2008, biến động trên
thị trường ngoại hối là do các nhà đầu tư nước ngoài bán khoản 3 tỷ USD trái phiếu để rút vốn khi lạm phát lên cao. Vào những tháng cuối năm 2009, biến động tỷ giá là do lượng cung VNĐ quá lớn trên thị trường, đồng thời các hoạt động buôn lậu trên thị trường vàng khiến USD khan hiếm. Đây cũng là năm mà sai số trong cán cân thanh toán lên đến 12 tỷ USD. Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, biến động ngoại hối một phần do tín dụng ngoại hối tăng mạnh và đầu năm 2010, kỳ vọng VNĐ giảm giá do đã liên tục bị giảm giá trong thời gian vừa qua, thêm vào đó là dự trữ ngoại hối thấp và lạm phát cao.
Ta thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố trên thị trường, trong đó một phần do tín dụng ngoại tệ của ngân hàng và cơng tác quản lý cung tiền của ngân hàng nhà nước. Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và ngược lại, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ giá thực.
Mối quan hệ giữa NPL và REER
0 1 2 3 4 5 6 7 8 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm N P L 0 20 40 60 80 100 120 R E E R NPL R1 (Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.6 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ giá thực REER
Nhìn vào đồ thị, có một điều nghịch lý là tại sao khi đồng Việt Nam ngày càng bị đánh giá cao hơn tỷ giá thực có nghĩa là nó ngày càng bị mất giá trên thị trường
thích vì từ năm 2002 đến năm 2007, là những năm phát triển kinh tế cực thịnh của Việt Nam, hơn nữa Việt Nam luôn cố định tỷ giá nên rủi ro về tỷ giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là hầu như rất nhỏ, cộng với tình hình kinh tế đang trên đà phát triển thịnh vượng thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên năm 2008 có lẽ là năm mà hầu như phản ánh đúng nhất nền kinh tế Việt Nam nhất, khi mà khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra, Việt Nam cũng nằm trong cơn bão này, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, Việt Nam không thể giữ cố định đồng Việt Nam hơn nữa, các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên khá cao so với trước đây.