Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính linh hoạt tài chính và quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 61 - 63)

Qua bài nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp kết quả của ba giả thuyết nghiên cứu theo bảng 9 sau:

Bảng 4.13: Tổng hợp các kết quả của giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết Mô tả nội dung giả thuyết Kết quả

H1 Có một mối quan hệ giữa giá trị tiền mặt biên và lợi nhuận bất thường của cổ đông.

Chấp nhận

H2 Có một mối quan hệ giữa giá trị linh hoạt tài chính và tỷ lệ địn bẩy

Chấp nhận

H3 Có một mối quan hệ giữa giá trị linh hoạt tài chính và quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Bác bỏ

Kết quả nghiên cứu cho thấy :

• Giá trị tiền mặt biên là tương quan nghịch thông qua phản ứng thị trường trong định dạng lợi nhuận bất thường so với những thay đổi tiền mặt. Lợi nhuận bất thường của thị trường sẽ giảm trở lại -0.29% công ty trên mỗi 1 đồng tăng tiền mặt của doanh nghiệp. Thực tế này cho thấy thị trường khơng có xu hướng tăng tiền mặt.

• Có một mối quan hệ tiêu cực giữa tính linh hoạt tài chính và tỷ lệ nợ. Nghiên cứu cho thấy rằng khơng có mối quan hệ giữa quyết định cấu trúc vốn của công ty và tài chính linh hoạt, tác giả cho rằng các công ty ở Việt Nam không đưa

vào mức độ linh hoạt tài khoản khi họ đưa ra quyết định về việc tăng hoặc giảm các khoản nợ của họ. Vấn đề này trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất sự thiếu linh hoạt cũng như cơ hội đầu tư sinh lợi và đảm bảo lợi nhuận trong tương lai. • Các biến thay đổi bằng tiền mặt, tỷ lệ giá trị sổ sách với giá thị trường, chi phí khấu hao, quy mơ doanh nghiệp, lượng tài sản cố định trong mơ hình (4) giải thích tốt quyết định cấu trúc vốn bất kể giá trị linh hoạt tài chính có ảnh hưởng lớn nhất về cấu trúc vốn bởi vì hệ số xác định của chúng lớn hơn nhiều so với mơ hình (5) trong đó chỉ có tính linh hoạt tài chính được giới thiệu. Vì vậy, có thể nói rằng giá trị linh hoạt thức tế không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này không tương ứng với kết quả thực nghiệm được trình bày bởi Faulkender và Wang (2006), Marchica và Mura (2007), Byoun (2008a) và Clark (2010), nhưng phù hợp với nghiên cứu của Roya và cộng sự (2013) nghiên cứu tại thị trường Iran. Một lý do cho sự khác biệt này giữa các kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu khác được thực hiện ở các nước phát triển là tỷ lệ lạm phát ở các nước này quá thấp. Do đó chi phí cơ hội đầu tư ở các nước này thấp, tức là nếu các công ty giữ tiền mặt trong các công ty, họ sẽ không chịu thiệt hại liên quan đến việc giữ tiền mặt và tài sản do tỷ lệ lạm phát thấp, nhưng thay vào đó họ có sự linh hoạt tài chính. Tính linh hoạt tài chính này có giá trị vì cơ hội đầu tư có lợi nhuận. Vì lý do này, ở các nước có tỷ lệ lạm phát thấp, có một mối quan hệ tích cực giữa những thay đổi tiền mặt và lợi nhuận bất thường trừ Iran và Việt Nam. Tương tự như nền kinh tế ở Iran, nền kinh tế ở Việt Nam cũng đang phát triển, nền kinh tế mở, nhỏ, vì vậy, kết quả nghiên cứu ở hai nước này có sự tương đồng, hay nghiên cứu của tác giả ở thị trường Việt Nam phù hợp với nghiên cứu của Roya và Cộng sự (2013) ở thị trường Iran. Ở Việt Nam có những tổn thất liên quan

đến việc nắm giữ tài sản do tỷ lệ lạm phát và nắm giữ tiền mặt cao cũng như chi phí cơ hội cao, tức là nếu tài sản được giữ như tiền mặt hay tiền gửi, cơng ty cũng sẽ bị tổn thất bởi vì lạm phát ở Việt Nam cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Hơn nữa, khơng có mối quan hệ giữa giá trị linh hoạt tài chính và tỷ lệ đòn bẩy ở thị trường chứng khoán Việt Nam, trái ngược với thị trường tài chính khác là do cấu trúc vốn vay ở Việt Nam không liên quan đến sự linh hoạt của các ngân hàng trong suốt q trình cấp tín dụng. Vấn đề này đã dẫn đến lý do tại sao các nhà quản lý của các công ty không đưa vào tính linh hoạt khi đưa ra quyết định về cấu trúc vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính linh hoạt tài chính và quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)