DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NHÓM 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chính sách cổ tức của các ngân hàng gặp khó khăn tài chính (Trang 51)

STT Tên Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỷ đồng)

2008 2009 2010 2011

1 NHTMCP An Bình ABB 2.706 3.483 3.831 4.200

2 NHTMCP Á Châu ACB 6.356 7.814 7.814 9.377

3 NHTMCP Bắc Á BAB 1.016 2.121 3.000 3.000

4 NHTMCP Bảo Việt BVB 1.500 1.500 1.500

5 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG 7.717 11.253 15.172 20.230

6 NHTMCP Đại Á DAB 500 1.000 3.100 3.100

7 NHTMCP Đông Á EAB 2.880 3.400 4.500 4.500

8 NHTMCP XNK Việt Nam EIB 7.220 8.800 10.560 12.355

9 NHTMCP Gia Định GDB 1.000 1.000 2.000 3.000

10 NHTMCP Phát triển Nhà TPHCM HDB 1.550 1.550 2.000 3.000

11 NHTMCP Kiên Long KLB 1.000 1.000 3.000 3.000

12 NHTMCP Bưu điện Liên Việt LPB 3.300 3.650 3.650 6.010

13 NHTMCP Quân Đội MBB 3.400 5.300 7.300 7.300

14 NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB 500 1.000 3.000 3.750 15 NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu

Long MHB 817 823 3.007 3.062

16 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam MSB 1.500 3.000 5.000 8.000

17 NHTMCP Nam Á NAB 1.253 1.253 2.000 3.000

18 NHTMCP Phương Đông OCB 1.474 2.000 2.635 3.000

19 NHTMCP Đại Dương OJB 1.000 2.000 3.500 4.000

20 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB 1.000 1.000 2.000 2.000

21 NHTMCP Phương Nam PNB 2.028 2.568 3.049 3.212

22 NHTMCP Đông Nam Á SEAB 4.069 5.069 5.335 5.335

23 NHTMCP Sài Gịn Cơng thương SGB 1.020 1.500 2.460 2.960 24 NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB 2.000 2.000 3.498 4.816 25 NHTMCP Sài Gịn Thương Tín STB 5.116 6.700 9.179 10.740

STT Tên Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2008 2009 2010 2011

27 NHTMCP Việt Á VAB 1.360 1.515 2.937 3.098

28 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 12.101 12.101 13.224 19.698 29 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 2.000 2.400 4.000 4.250 30 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 2.117 2.117 4.000 5.050 31 NHTMCP Việt Nam Thương Tín VTB 1.000 1.000 3.000 3.386

PHỤ LỤC 3.3. MƠ TẢ SỐ LIỆU VÀ CÁCH TÍNH

Trong số các NH mà bài viết tìm hiểu, một số NH khơng thu thập đủ số liệu cho cả 03 năm (2009-2011), hoặc có số liệu về lợi nhuận nhưng thiếu số liệu về cổ tức trong năm tương ứng sẽ khơng đưa vào tính tốn để phân tích. Trường hợp NH có lợi nhuận cuối năm âm mà trong năm vẫn thực hiện trả cổ tức (TPB năm 2011) sẽ khơng đưa vào tính tốn chung cho năm tương ứng, mà dành cho việc phân tích tình huống cụ thể.

Với ý nghĩa cổ tức là phần lợi nhuận được chia cho cổ đơng sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính như: với người lao động, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, trích lập các quỹ theo quy định… bài viết tính tỷ lệ phần trăm giữa số tiền dành cho trả cổ tức tiền mặt (bao gồm cả phần chi trả cho mua cổ phiếu quỹ bởi đây cũng là một hình thức khác của cổ tức tiền mặt bằng cách lấy nguồn tiền của NH để trả cho cổ đông) so với tổng lợi nhuận sau thuế của các NH trong năm tương ứng. Bài viết dùng tỷ lệ này để so sánh mức độ trả cổ tức cao hay thấp của các tổ chức. Để tính tốn chung về tỷ lệ trả cổ tức cho các nhóm NH hoặc cho tồn hệ thống NH, bài viết sẽ thực hiện theo 3 cách: cách thứ nhất là tính tỷ lệ tổng số tiền dành cho trả cổ tức so với tổng số lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tạo ra trong thời kỳ tương ứng. Cách thứ hai là tính trung bình cộng đơn giản của các tỷ lệ trả cổ tức của các NH. Tuy nhiên, nếu chỉ tính theo hai cách đơn giản trên thì sẽ khơng cho ta thấy được bản chất của vấn đề trả cổ tức khi gộp chung tất cả các NH lại, bởi như vậy sẽ đánh đồng tất cả các NH là như nhau, trong khi quy mơ của mỗi NH là khác nhau. Do đó, ở cách tính thứ ba, bài viết sẽ tính tỷ lệ bình qn có trọng số là vốn điều lệ, với vốn điều lệ được dùng là vốn điều lệ bình quân năm, do việc trả cổ tức được chia làm nhiều đợt trong năm tài chính (mang tính thời kỳ), trong khi con số vốn điều lệ chỉ mang tính thời điểm vào cuối năm tài chính.

PHỤ LỤC 3.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

Đối với TPB, ra đời trong bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (thành lập tháng 5/2008) với 3 cổ đông lớn nhất là Công ty CP FPT (15%), Mobifone (12,5%) và Tổng công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (12,5%). Nhưng cũng giống như các NH khác ở VN vào năm đó, TPB đã tạo ra khoản lợi nhuận cao 50,5 tỷ đồng dù chỉ mới thành lập, đồng thời cũng lấy phần lợi nhuận tạo ra để trả cổ tức với tỷ lệ rất cao 59% tương ứng 29,8 tỷ đồng. Qua năm 2009, nền kinh tế bớt khó khăn hơn so với năm 2008. Lĩnh vực NH cũng được hưởng lợi rất lớn từ gói kích thích kinh tế - hỗ trợ lãi suất 4% (đã đề cập ở phần 3.1). Nhưng nguồn tiền huy động được từ thị trường vốn và cả thị trường nợ, TPB lại dành một khoản rất lớn lên đến 4,4 nghìn tỷ đồng để đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Điều này làm cho nguồn tiền cịn lại trong NH khơng cịn nhiều. Do đó năm 2009, TPB cũng chỉ dành một khoản rất nhỏ (276 triệu đồng) để trả cổ tức trên tổng số lợi nhuận tạo ra năm 2009 là 128,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trả cổ tức xấp xỉ 0%. Năm 2010, kinh tế khó khăn trở lại, lĩnh vực NH cũng chung số phận, nhưng bằng nhiều cách thì TPB đã tạo ra khoản lợi nhuận 161,7 tỷ đồng tăng so với năm 2009. Tuy nhiên, về hiệu quả hoạt động thì giảm đi, bởi tỷ số EPS giảm từ mức 1.020 xuống còn 830 đồng/cổ phiếu. Với lợi nhuận tạo ra, NH này đã thực hiện trả cổ tức ở mức rất cao 62%, tương ứng 100 tỷ đồng. Điều đặc biệt khác thường xảy ra trong năm 2011, nền kinh tế rơi vào khó khăn ngày càng trầm trọng và lĩnh vực NH cũng chịu nhiều tác động mạnh. Nó làm cho hoạt động kinh doanh của TPB bị thua lỗ một khoản rất lớn lên đến 347,5 tỷ đồng, đồng thời tỷ số EPS tiếp tục giảm về -1.159 đồng/cổ phiếu. Một điều nghịch lý xảy ra là mặc dù lỗ lớn nhưng NH lại dành tới 150 tỷ đồng để trả cổ tức. Đặc biệt khi tính chung cho giai đoạn từ khi thành lập 2008 đến hết năm 2011, chúng ta lại càng thấy sự bất thường về động cơ của các CSH cũng như ban điều hành của TPB. Trong 3,5 năm hoạt động, TPB tạo ra khoản lỗ luỹ kế là hơn 7 tỷ đồng, nhưng lại dành tới 280 tỷ đồng để trả cổ tức. Hành động này của TPB trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp về vấn đề cổ tức (định nghĩa đã nêu ở trên). Như vậy để trả cổ tức thì các CSH TPB và ban điều hành buộc phải lấy từ phần vốn góp của mình tại NH. Điều này cũng tương tự cách lấy lại phần vốn đầu tư đã bỏ ra khi góp vốn thành lập NH. Tất nhiên, các CSH thừa hiểu rằng dù họ có rút bớt vốn đi thì NH của họ vẫn hoạt động bình thường. Chỉ bằng vài bút tốn đơn giản họ đã có thể lấy được phần tiền từ tay người gửi tiền hoặc từ phần vay hỗ trợ của chính phủ về cho riêng mình. Đương nhiên vốn góp của họ tại NH trên sổ sách vẫn

được giữ nguyên. Hành động này cũng giống như Beim và Calomiris (2000) đã nói một CSH NH khơng có đạo đức5 có thể cướp bóc một cách có lợi ngay chính NH của mình. Rủi ro lại được dịch chuyển từ các CSH NH sang cho người gửi tiền và người nộp thuế khi giá trị vốn hố bị giảm và kỳ vọng sẽ cịn tiếp tục giảm trong tương lai.

Tiếp theo chúng ta xem xét trường hợp của HBB. Năm 2009, cũng như các NH khác HBB được hưởng lợi rất nhiều từ tín hiệu hồi phục sau khủng hoảng của nền kinh tế và gói kích thích kinh tế. HBB đạt lợi nhuận 408 tỷ đồng và đồng thời thực hiện trả cổ tức với tỷ lệ rất cao 68%, tương ứng 277 tỷ đồng. Qua năm 2010, khó khăn chung của nền kinh tế trở lại nhưng vượt qua khó khăn này, hiệu quả hoạt động của HBB tăng so với 2009. Lợi nhuận tạo ra trong năm 2010 là 476 tỷ đồng và chỉ số EPS là 1.588 đồng/cổ phiếu so với con số 1.406 đồng/cổ phiếu của năm 2009. Bước sang năm 2011, khó khăn chung của nền kinh tế lúc này đã thực sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HBB. Lợi nhuận HBB giảm còn 234 tỷ đồng và chỉ số EPS giảm mạnh còn 679 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, các CSH và ban điều hành của HBB lại quyết định trả cổ tức rất cao ở mức 178% tương ứng 416 tỷ đồng, lớn hơn mức lợi nhuận tạo ra trong năm. Con số này khiến cho bất cứ ai nhìn vào và so sánh cũng đều thấy sự bất thường. Chúng ta cần nhìn kỹ hơn vào tình hình tài chính của HBB. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của HBB tăng mạnh lên mức 4,4% so với con số 2,4% của năm 2010. Nếu tính thêm khoản nợ của VINASHIN thì tỷ lệ nợ xấu của HBB là 16,7%, tương ứng 3.740 tỷ đồng. Nếu so với mức vốn điều lệ của HBB cuối năm 2011 là 4.050 tỷ đồng thì tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ của HBB là 92,3%. Như vậy HBB gần như mất hết vốn điều lệ và đương nhiên giá trị vốn hố cũng cịn rất nhỏ. Chưa hết, các CSH HBB đã lợi dụng sự bất cân xứng thông tin để tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng nhờ vào việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trong năm 2011. Thậm chí rất có thể nguồn vốn tăng thêm lại là vốn ảo bởi tình trạng sở hữu chéo rất phổ biến trong các NH ở VN (Nguyễn Đức Mậu, 2012). Như vậy các cổ đơng lớn trước đây khơng phải góp thêm vốn vào NH mà lại rút vốn khỏi NH bằng cách trả cổ tức với tỷ lệ rất cao. Khi giá trị vốn hoá suy giảm nghiêm trọng, động cơ “khơng cịn gì để mất” của các CSH NH gia tăng, họ tìm cách tháo chạy khỏi NH bằng cách chia cổ tức cao cho cổ đông. Cũng như trường hợp của TPB, các CSH và ban lãnh đạo HBB biết rằng

HBB sẽ không phá sản. Nguyên nhân là do khoản nợ của VINASHIN đã có chính phủ đảm bảo. Kết quả là thời gian sau đó thị trường chứng kiến vụ HBB buộc phải sáp nhập vào SHB. Đặc biệt hơn, Tổng Giám đốc của HBB sau khi bị sáp nhập đã bị điều chuyển về làm công việc của một nhân viên thu hồi nợ. Điều này cũng cho thấy năng lực, trình độ kỹ năng quản trị yếu kém của lãnh đạo HBB trước kia. Như vậy, sự bảo trợ của chính phủ cho HBB đã tạo cơ hội cho một ban lãnh đạo thiếu năng lực quản lý ra những quyết định đầy rủi ro. Khi kinh tế khơng thuận lợi, giá trị vốn hố của HBB đã suy giảm nghiêm trọng, lúc này các CSH và ban lãnh đạo có động cơ tháo chạy khỏi HBB đồng thời chuyển rủi ro cho người gửi tiền và người nộp thuế. Trường hợp của HBB là ví dụ điển hình cho cả 3 vấn đề mà khung lý thuyết đã đưa ra.

Một số ví dụ khác như ở WEB - tỷ lệ trả cổ tức năm 2011 là 123,9% trước thời điểm NH này có khả năng buộc phải sáp nhập với PVFC. TRB trả cổ tức năm 2011 ở mức 125%, con số này ở NVB là 93% trước khi các NH này có kế hoạch phải tự tái cơ cấu.6 Sau khi TPB thực hiện việc trả cổ tức cao như vậy là lúc mà NH này buộc phải nhờ đến đối tác bên ngoài mua lại vốn góp của mình để đảm bảo duy trì hoạt động. Điều bất thường nữa là, mặc dù các NH này gặp những trục trặc như vậy nhưng trên sổ sách thì chỉ số CAR ln vượt mức tối thiểu mà NHNN quy định.7 Ngun nhân của nó xuất phát rất lớn từ tình trạng sở hữu chéo của các NH.8 Quyết định trả cổ tức khi gặp khó khăn tài chính là một hành động xuất phát từ vấn đề rủi ro đạo đức. Hệ quả của nó dẫn đến tình trạng lựa chọn ngược. Các chủ sở hữu chọn phương án làm tăng rủi ro cho ngân hàng, và điều này cũng một phần là họ có tâm lý ỷ lại rằng ngân hàng sẽ khơng bị phá sản bởi nó ln được chính phủ bảo trợ.

6 Do giới hạn độ dài của bài luận văn nên tác giả khơng phân tích hết 9 ngân hàng gặp khó khăn tài chính buộc phải tái cơ cấu.

7 Xem thêm trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (đã trích).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chính sách cổ tức của các ngân hàng gặp khó khăn tài chính (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)