Một số trường hợp điển hình về chi phí đại diện trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 34 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.3 Một số trường hợp điển hình về chi phí đại diện trong các doanh nghiệp

nghiệp tại Việt Nam

Thực tế thì chi phí đại diện đã có những tác động tiêu cực rất lớn đối với thị trường Việt Nam bởi chúng ta đang sở hữu một nền kinh tế thị trường khơng hồn hảo và trình độ quản lý cịn q yếu kém. Những ví dụ được nêu sau đây chỉ là những điển hình về chi phí đại diện tại Việt Nam.

(*) Ban quản lý các dự án 18 của Bộ giao thông vận tải - PMU18

PMU18 được thành lập năm 1993. Nhiệm vụ của PMU18 là thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các cơng trình giao thơng; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các dự án có nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, vốn vay, viện trợ của WB và các tổ chức tín dụng nước ngồi. Những dự án do PMU18 quản lý đều có vốn đầu tư rất lớn, từ vài chục tới hàng trăm triệu USD như: dự án xây dựng cải tạo 47 cây cầu trên quốc lộ

Long, dự án xây dựng đường giao thông nông thôn 1 và 2, dự án nâng cấp và bảo trì mạng lưới đường bộ vốn vay của JBIC, dự án BOT xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Việt Trì, gần đây nhất là dự án xây dựng cầu Bãi Cháy. Vì thế, PMU18 được coi là một “siêu ban” trong các ban quản lý dự án của bộ Giao thông Vận tải. Tổng giám đốc PMU18, ông Bùi Tiến Dũng, được coi là một người có thế lực chỉ thua Bộ trưởng. Cũng do việc PMU18 tập trung quá nhiều cơng trình quan trọng của Quốc gia và tập trung quá nhiều quyền lực đã dẫn đến sai phạm cũng quá trầm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích cơng cộng trong nước và cả uy tín với các tổ chức đầu tư nước ngoài. Sau đây là một số dự án “tai tiếng” của PMU18 để có thể hình dung rõ nét hơn về những mất mát mà Quốc gia phải gánh chịu.

Dự án thứ nhất: Dự án giao thơng nơng thơn 2 làm thất thốt hơn 13 tỷ

đồng. Dự án này có vốn đầu tư lên đến 145,3 triệu USD, trong đó vốn vay của WB là 103,9 triệu USD. Mục tiêu của dự án này là: cải tạo, nâng cấp khoảng 13.000 km đường giao thông và 5.000m cầu ở 40 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh nghèo có tiềm năng phát triển kinh tế, các tỉnh chưa có chương trình giao thơng nơng thơn trên tồn quốc. Tuy nhiên, những sai phạm nghiêm trọng xảy ra tập trung ở thi công thiếu khối lượng, nghiệm thu quyết tốn khơng đúng theo khối lượng thực tế, tính sai thiết kế nhằm nâng khống dự tốn, thẩm định vơ trách nhiệm, … gây thất thốt tiền của Nhà nước, ảnh hưởng đời sống của nhân dân. Điển hình là các cơng trình tại Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, quốc lộ 2, các dự án tại Hịa Bình, Tun Quanh, …Tại Khánh Hịa, 47 cơng trình đều phát hiện sai phạm, chi phí khảo sát thiết kế vượt quy định 429 triệu đồng, chi phí thi cơng sai phạm 548 triệu đồng. Chỉ lướt qua 700 dự án, hạng mục cơng trình có vốn đầu tư hơn 523 tỷ đồng, các cơ quan chức năng đã phát hiện số tiền sai phạm tại các dự án này là hơn 13 tỷ đồng. Với kết quả thanh tra Nhà nước năm 2003, có thể nói sai phạm của PMU18 trải dọc theo chiều dài các con đường của đất nước.

Dự án thứ 2: dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 2 từ Đoan Hùng (Phú Thọ) tới

Vị Xuyên (Hà Giang). Dự án này có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Sau khi dự án hoàn thành, tháng 3/2005, chưa đầy ba tháng sử

dụng cơng trình đã rạn nứt, sạt lở, xuống cấp trầm trọng. Hầu hết các cầu trên tuyến đường này đều bị sạt lở nghiêm trọng 2 bên đầu cầu, gây nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thơng. Những sai phạm này ngồi việc ảnh hưởng lợi ích cơng cộng của cộng đồng, nó cịn làm lãng phí số tiền mà Nhà nước đã phải đi vay từ phát hành trái phiếu, làm đau đầu các nhà quản lý đất nước. Số tiền bớt xén từ cơng trình đó đi đâu? Nó thực sự đã trở thành tiền riêng của một số cá nhân vô trách nhiệm.

Dự án thứ 3: Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A. Số tiền đầu tư cho dự án

này cũng coi như bị lãng phí do giá trị sử dụng khơng có. Điển hình là tuyến đường Phước Chiến (Ninh Thuận), sau gần 18 tháng đưa vào sử dụng, đoạn đường này có tới 2,65 km (trị giá 37.100 USD) hồn tồn khơng sử dụng được vì bị ngập sâu trong lịng hồ Sống Trâu mà nguyên nhân là vì sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế. Những con đường nằm trong dự án này đều bị bớt xén cả chiều dài, chiều rộng, độ dày xảy ra ở rất nhiều địa phương. Chất lượng các tuyến đường rất tồi tệ, thậm chí hỏng ngay từ khi đưa vào sử dụng. Đường bị lầy lún do nền yếu, độ dốc ngang không đảm bảo do vật liệu bị trôi dạt xảy ra thường xuyên đối với những tuyến đường cấp phối đá răm.

Bê bối việc mua và sử dụng xe cơng. PMU18 có tất cả 140 xe ơtơ, trong khi

cơ quan này chỉ có 220 cán bộ, nhân viên. Tại một gói thầu cầu Bãi Cháy, PMU 18 đã yêu cầu bên nhà thầu mua tới 12 xe ôtô, 8 chiếc dùng cho nhà thầu, 4 chiếc duy tu sửa chữa khi hoàn thành cầu. Theo yêu cầu phục vụ cơng việc này thì phải là xe 7 chỗ, bán tải và xe tải nhưng khi thực hiện thì PMU18 tồn mua Mercedes với số tiền vượt đến cả 300 triệu một xe.

Những sai phạm của PMU18 quá nhiều và trầm trọng, khó có thể kể hết trong phạm vi luận văn này. Tuy nhiên, vụ án này đã khép lại với tội danh quá nhẹ nhàng đối với những người đại diện:

- Bùi Tiến Dũng – Tổng giám đốc PMU 18 bị cáo buộc các tội danh đánh bạc, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ và đưa hối lộ.

- Nguyến Việt Tiến – Thứ trưởng thường trực bộ GTVT bị buộc tội vì thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Và như chúng ta đã biết, ông Bùi Tiến Dũng đã có những thú ăn chơi khơng thể tưởng tượng với việc tiêu tiền như nước. Tiền đó ở đâu ra? Đó là tiền vay quốc tế, tiền trái phiếu Chính phủ, tiền đầu tư ODA, …mà ông Dũng đã lấy ra dùng như của riêng mình thơng qua những sai phạm trầm trọng. Số tiền mà những cá nhân PMU18 tiêu dùng như tiền cho khơng đó là những mất mát phụ trội mà Nhà nước mất đi do sự yếu kém trong quản lý và sự suy đồi đạo đức của những nhà đại diện Nhà nước tại PMU18. Việc này là bất công quá lớn trong một đất nước mà chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người giàu, người có quyền càng giàu thêm, người nghèo và dân chúng thì càng nghèo, càng thiệt thịi ngay từ những lợi ích cơng cộng mà Chính phủ dã phải huy động tiền đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vay là chủ yếu.

Vậy nguyên nhân nào khiến cho các nhà đại diện tại PMU18 có thể làm những chuyện sai phạm trong thời gian dài, gây ra chi phí đại diện vo cùng lớn cho nền kinh tế Quốc gia?

- Nguyên nhân do bất cân xứng thông tin: do ngành này là ngành kỹ thuật

khá đặc trưng nên việc tham gia giám sát của quần chúng nhân dân, của cơ quan

báo chí, của các cơ quan bên ngồi bị hạn chế về hiểu biết, tạo điều kiện dễ dàng cho những người đại diện che dấu, bưng bít thơng tin trong thời gian rất dài. Hoặc những người khác có thể biết nhưng họ cố tình cấu kết che đậy sự thật.

- Yếu kém trong quản lý tài chính: Các đối tượng khác có thể khơng biết nhưng cơ quan tài chính của Bộ Giao thơng Vận tải và Bộ tài chính thì họ khơng thể khơng biết vì đây là chuyên ngành của họ. Tổng số tiền đầu tư các dự án của PMU18 lên đến 33 ngàn tỷ đồng, gấp hàng trăm lần tổng thu ngân sách bình qn của một tỉnh, thành phố, khơng thể nói các bộ khơng biết đến nguồn vốn này. Đơn cử việc PMU18 mua xe ôtô với số lượng gần bằng số nhân viên của PMU18 cũng không bị ngăn chặn. Vì ngun tắc, Ban quản lý mua ơtơ phải thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Giao thơng

vận tải.... ,tức là quy trình quản lý khá chặt chẽ. Qua đây có thể thấy cơng tác quản

lý của Việt Nam chỉ nặng khâu hành chính, thủ tục nhưng thực tế thực hiện thì quá yếu kém. Công tác kiểm tra giám sát thực hiện lỏng lẻo và vô trách nhiệm.

- Tâm lý cục bộ của người Việt Nam, họ nhắm mắt cho qua những sai phạm để lo miếng cơm manh áo, công ăn việc làm cho mình trước, cao hơn nữa là sự bạc nhược của những cá nhân trong tổ chức sai phạm để hưởng phần từ những sai phạm. Họ tự coi mình là người làm thuê, coi thủ trưởng là ông chủ, cơ chế làm việc “bằng mặt hơn bằng lòng” khiến họ im lặng và tạo miếng đất màu mỡ cho kẻ xấu hoành hành.

- Sự suy đồi về đạo đức của những nhà quản lý. Cụ thể là ông Bùi Tiến Dũng đã mắc hết sai phạm này đến sai phạm khác cho dù ông Dũng khơng thể khơng hiểu những việc mình làm là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây có thể cũng là tâm lý chấp nhận đánh đổi của một số nhà quản lý hiện nay khi những khung hình phạt của pháp luật khơng thấm gì so với những lợi ích họ và gia đình, người thân của họ đã được hưởng. Tâm lý này cịn tồn tại thì mất mát phụ trội trong nền

kinh tế Việt Nam còn tiếp diễn.

(*) Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết

Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết được thành lập từ nhà máy Cobovina Bạch Tuyết năm 1960, chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Sau ngày 30/4/1975, nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được Nhà nước quốc hữu hoá và trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Dệt Hồng Gấm.

Năm 1997, Công ty Bông Bạch Tuyết chuyển thể thành Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết với vốn điều lệ ban đầu là 11,4 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại, ngày 10/3/2002, cơng ty đã tăng vốn điều lệ lên 68,4 tỷ đồng (Nhà nước giữ 30% vốn cổ phần). Cổ phiếu của cơng ty chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ ngày 15/3/2004

Trải qua suốt một thời kỳ dài thăng trầm, có những lúc cơng ty đã đánh dấu được những bước phát triển rất tốt. Đối với sản phẩm bông y tế, với khoảng 90% thị phần trên cả nước. Công ty là nhà sản xuất và phân phối dẫn đầu, chi phối hoàn toàn

thị trường, khơng có đối thủ cạnh tranh nào đáng kể do sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt được yêu cầu trong y khoa. Đối với các sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ, Công ty chiếm khoảng 30% thị phần trên toàn quốc. Ngày 15/3/2004, cổ phiếu Bông Bạch Tuyết đã chào sàn với mức giá 21.600đ nhưng sau đó đã rơi vào xu thế kéo dài tới tận giữa năm 2005 với kết quả là mất đi gần 60% giá trị (còn 9.100đ/cổ phiếu). Từ đầu năm 2007, có giai đoạn bứt phá mạng mẽ để đạt tới đỉnh 29.300đ vào ngày 13/3/2007. Sau đó, dù có trồi sụt nhưng trong phần lớn thời gian còn lại của năm 2007, cổ phiếu này vẫn giữ được ở trên mức 20.000đ. Thời kỳ huy hoàng đã qua đi, từ đầu năm 2008, cổ phiếu này lại bước vào thời kỳ tuột dốc không phanh và tới mức đáy 7.000đ vào ngày 31/07/08. Và cịn có thời kỳ BBT bị ngưng giao dịch từ ngày 11/07/2008 đến ngày hết ngày 20/07/2008 và giao dịch trở lại kể từ ngày 21/07/2008. Đồng nghĩa với việc cổ phiếu rớt giá, Bông Bạch Tuyết đứng trên bờ vực phá sản mà khơng có lối thốt, sống thoi thóp chỉ để chờ Maritime Bank phát mại tài sản vào năm 2008.

Vậy nguyên nhân nào đưa Bông Bạch Tuyết đến sự thất bại thảm hại này?

- Sai lầm trong chính sách đầu tư: đây cũng là một biểu hiện của chi phí đại diện khi cơng ty khơng được giao cho một nhà quản trị có năng lực. Cơng ty đã khơng đa dạng hóa sản phẩm, bao nhiêu năm vẫn chỉ loay hoay với sản phẩm bông băng y tế. Như vậy, lĩnh vực sản xuất chính chưa được chú trọng. Trong khi đó, Bơng Bạch Tuyết lại chọn hướng đầu tư mở rộng sang các lĩnh vực khác (bệnh viện, tài chính).

- Sự thiếu hụt về dòng tiền: Đầu ra của sản phẩm bơng băng y tế gặp khó

khăn, khơng được khai thác theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm. Nhưng cùng lúc, tiền chi phí rất nhiều mà tiền thu về rất ít.

- Thiếu minh bạch thông tin (bất cân xứng thông tin): Phá sản là biểu

hiện cao nhất của kiệt quệ tài chính, khơng cịn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh. Không công ty nào muốn bị phá sản. Cũng không cổ đơng nào “thích” cơng ty mình đầu tư bị phá sản. Nhưng trường hợp Bông Bạch Tuyết vừa qua đã khiến cho vấn đề “Công ty phá sản” trở nên không quá xa xôi. Bông Bạch Tuyết bị thua lỗ

đã lâu. Tuy nhiên, điều đó khơng được bộc lộ qua các báo cáo tài chính. Cả cơ quan quản lý thị trường lẫn hầu hết cổ đông đều bị dẫn dắt chơi trò “bịt mắt bắt dê” một

cách miễn cưỡng.

- Tiêu chuẩn niêm yết thấp, luật chơi lỏng lẻo: Vấn đề lớn hiện nay là phải

nâng cao tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tiêu chuẩn niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam khá thấp, tạo điều kiện cho các hoạt động gian dối. Điều kiện niêm yết trên HOSE là doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến quý II-2008, hoạt động kinh doanh của Công ty Bông Bạch Tuyết thua lỗ triền miên, chỉ có năm 2005 là có lãi hơn 982 triệu đồng. Nhưng khoản lãi này cũng phản ánh không minh bạch, chưa tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kế tốn trong báo cáo tài chính. Cơng ty Bơng Bạch Tuyết cũng không nộp báo cáo thường niên các năm 2004, 2005 theo quy định. Riêng năm 2006, 2007 có nộp báo cáo cho HOSE nhưng không nộp cho Ủy ban Chứng khốn. Mặt khác, báo cáo tài chính năm được kiểm toán cũng vi phạm. Như kết quả kinh doanh năm 2006 có sự chênh lệch trước và sau khi thực hiện kiểm toán, liên tục gia hạn và chậm nộp báo cáo tài chính năm 2007.

Ngồi ra, đồn kiểm tra cịn phát hiện cơng ty này đã thu tiền mua cổ phiếu của một số cá nhân (số tiền hơn 7,2 tỷ đồng) nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán, vi phạm quy chế phát hành và sau đó khơng phát hành cổ phiếu được. Vì thế, số tiền này được “phù phép” biến thành khoản nợ phải trả của công ty.

Với hàng loạt sai phạm như trên mà mã chứng khoán BBT vẫn tồn tại trên HOSE, và có lúc giá cổ phiếu cịn lên đến 29.300 đ. Đến lúc BBT bị cấm giao dịch trên HOSE thì người chịu thiệt chính là các cổ đông.

Nhà nước phải đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để sàn niêm yết phù hợp với các hàng hóa khác nhau và phải có xử phạt đích đáng và kịp thời với những vi phạm. Tư duy bảo hộ cho doanh nghiệp là điều khơng nên có trong kinh tế thị trường. Nhà nước khơng thể bảo hộ cho hàng hóa kém phẩm chất và thị trường cũng khơng chấp nhận hàng hóa này. Phá sản là kết cục tất yếu với doanh nghiệp yếu kém. Trên cơ sở minh bạch thông tin, thị trường sẽ “ứng xử” tương xứng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)