Nhóm nguyên nhân phát sinh chi phí giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.4 Nguyên nhân cụ thể phát sinh chi phí đại diện tại Việt Nam

2.4.1 Nhóm nguyên nhân phát sinh chi phí giám sát

- Công cụ kiểm sốt bên ngồi như kiểm toán, ban kiểm sốt khơng thực hiện hết trách nhiệm, cấu kết với doanh nghiệp che đậy thông tin. Điều này cần có

hành lang pháp lý chặt chẽ hơn và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên mơn của kiểm tốn viên, các tổ chức tài chính. Việc giảm chi phí đại diện trơng mong rất nhiều vào cơng cụ kiểm sốt từ bên ngồi. Nhưng việc này thực sự cịn q yếu tại Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của Bông Bạch Tuyết và Vinashin. Những số liệu thực sự về tình hình làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp trong nhiều năm, trải qua nhiều cuộc kiểm tốn, kiểm tra mà khơng bị phanh phui hay kiểm tốn viên khơng phân tích được sự thật do trình độ yếu kém. Sự thiệt hại cuối cùng thuộc về chủ sở hữu là Nhà nước, là cổ đơng và những nhà đầu tư. Đó là chi phí đại diện phát sinh do sự bất cân xứng thơng tin. Với cơng cụ kiểm sốt tốt chúng ta đã có thể ngăn chặn những mất mát ngay từ thời kỳ đầu của sai phạm thì hậu quá đã khơng q đáng tiếc.

- Trình độ quản lý Nhà nước còn yếu so với sự phát triển của nền kinh tế.

Qua nhiều sự việc xảy ra, thấy rằng sự can thiệp của Nhà nước để giải quyết vấn đề chủ yếu bằng cách sắn tày vào mà lo, lo cung cấp tiền, lo gạt gánh nặng sang cho đơn vị khác, … để cứu vớt doanh nghiệp đang gặp nguy. Việc này có thể thấy việc quản lý không hiệu quả mà chỉ là giải quyết hậu quả. Tình trạng Nhà nước hỗ trợ để các doanh nghiệp dư thừa tiền, đầu tư giàn trải dẫn đến thua lỗ mà khơng có kế hoạch hay chiến lược quản lý. Nhà quản lý tự do quyết định để lo tăng lợi ích cho mình từ những khoản đầu tư mà không cần lo đến hậu quả. Hay trách nhiệm họ phải gánh chịu quá nhỏ với lợi ích họ được hưởng. Hoạt động của các doanh nghiệp này đã ngồi tầm và ngồi khả năng kiểm sốt của cơ quan Chính phủ.

- Hệ thống thể chế và nền hành chính thiếu minh bạch và cịn nhiều chồng chéo. Tính cơng khai, minh bạch của hệ thống thể chế và nền hành chính là một trong những yêu cầu quan trọng trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia trong quá trình gia nhập WTO. Trong những năm qua, tính minh bạch, công khai đã được cải thiện đáng kể, thể hiện ở một số mặt như người dân và doanh nghiệp đã được tăng cường quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia và giám sát quá trình hoạch định và thực hiện quyết định của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh

đó, trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền từng bước được thực hiện

nhằm đảm bảo sự minh bạch trong quá trình ban hành và thực hiện các quyết định. Nhưng nhìn chung, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống thể chế và nền hành chính nước ta cịn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và hiệu lực của việc thực thi pháp luật, đồng thời gây ra khơng ít tệ nạn tiêu cực, nhất là tham nhũng. Trong thực tế, việc quản lý doanh nghiệp bằng các thủ tục hành chính chồng chéo đã mang đến những tổn thất vô cùng lớn. Minh chứng là những vụ tham ô, chiếm đoạt tài sản Nhà nước phát sinh rất nhiều thời gian qua. Các bộ ngành liên quan không chịu trách nhiệm liên đới khi không phát hiện hay phát hiện mà không xử lý sai phạm. Vì thế, cá nhân làm sai tiếp tục làm sai. Việc làm sai trái của họ chỉ đến khi nào doanh nghiệp kiệt quệ thì họ mới bị xử lý liên đới. Và việc xử lý cũng không đủ mạnh để răn đe người khác.

Với sự phát triển của kinh tế thị thường ở nước ta, trong khi thông tin thị trường được các chủ thể sản xuất, kinh doanh chú trọng cung cấp cho khách hàng ngày càng đầy đủ, chính xác và kịp thời, thì việc công bố thông tin của các cơ quan nhà nước lại ở mức độ hạn chế nhiều hơn. Trong rất nhiều trường hợp, sự hạn chế thông tin đã được những tổ chức, cá nhân nắm trong tay quyền chủ động duy trì nhằm mưu cầu lợi ích cục bộ bất hợp pháp. Thí dụ điển hình là tình trạng bí ẩn và rất khơng minh bạch của các quy hoạch đất đai và đô thị trong thời gian qua đã mang lại những cơ hội kiếm tiền chưa từng thấy cho một số quan chức và những người thân của họ do “ mua bán đất gặp thời”, nhưng bên cạnh đó có những người khánh kiệt vì mất đất, doanh nghiệp dân doanh tìm khơng ra mặt bằng sản xuất, còn

doanh nghiệp nhà nước lại thừa kế cho thuê… Tình trạng thiếu minh bạch tạo ra

hàng loạt hệ quả tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, điển hình là tệ nạn tham nhũng

- Thiếu minh bạch trong công tác quản lý và công khai thông tin. Điều 69

của hiến pháp năm 1992 quy định: “cơng dân có quyền được thông tin”. Trong nhiều năm gần đây, nhận thức về trách nhiệm cung cấp thông tin cho công chúng đã được nâng cao nhưng không phải ở bất cứ cơ quan nào cũng có được điều đó. Các hoạt động, các báo cáo của doanh nghiệp Nhà nước khơng được cơng bố, hoặc có thì cũng là những con số sau khi đã điều chỉnh nhằm che đậy những sai phạm của nhà quản lý. Các ban kiểm sốt khơng kịp thời theo dõi và ngăn chặn những sai phạm cho đến khi thiệt hại đã đến mức không thể đo lường và doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.

- Vai trò và chức năng của Ban kiểm sốt trong các cơng ty chưa rõ ràng,

đơi khi chỉ mang tính hình thức, đảm bảo đúng yêu cầu do pháp luật quy định. Vì

những thành viên trong ban kiểm soát lại là nhân viên cấp dưới của Giám đốc điều hành thì họ khơng thể vô tư thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Tình trạng này chiếm 37% trong số các cơng ty có ban kiểm sốt.

- Hội đồng quản trị có vai trị và trách nhiệm khơng rõ ràng, các cuộc họp

của họ cũng được tổ chức khơng chính thức và đơi khi cịn có cả sự tham gia của nhà quản lý cao cấp. Việc này không tạo sự độc lập trong vai trị của người kiểm sốt.

2.4.2 Nhóm ngun nhân phát sinh chi phí ràng buộc

- Trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu đề ra

nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí cịn gây hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam mới đây của Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC), có tới 58% số doanh nghiệp được điều tra chưa hiểu đầy đủ về công tác quản trị. Chính sách bổ nhiệm cán bộ chứ khơng phải thơng qua thi tuyển của các cơng ty có yếu tố nhà nước chắc chắn khơng mang lại lợi ích. Mặt khác trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh thường khơng có biện pháp

kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ làm cho kết quả kinh doanh đạt được không cao, thậm chí cịn thua lỗ. Với trình độ yếu kém, ngay cả khi cá nhân người quản lý không cố tình chiếm lợi ích riêng cho mình thì họ cũng vơ tình làm thất thốt tiền của doanh nghiệp do khơng có phương án kinh doanh tối ưu, tài sản của doanh nghiệp có thể để lãng phí trong kho mà không được khai thác tạo ra lợi nhuận. Như vậy, để xây dựng được một hệ thống hoạt động tốt vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, tránh phải bồi thường các thiệt hại xảy ra theo hợp đồng quản lý thì nhà quản lý phải chi ra một khoản chi phí cho hệ thống này. Và đương nhiên, chi phí đó do doanh nghiệp chi trả khi mà họ khơng tìm được nhà quản lý có trình độ. Khoản chi phí xây dựng hệ thống đảm bảo này là một loại chi phí ràng buộc của chi phí đại diện.

Điều này dẫn đến việc Nhà nước đã có chủ trương cho doanh nghiệp Nhà nước thuê tổng giám đốc. 5 doanh nghiệp Nhà nước áp dụng thí điểm mơ hình th tổng giám đốc trong đợt đầu tiên gồm các tổng công ty: Công nghiệp ôtô Việt Nam, Thủy tinh và Gốm xây dựng, Thiết bị kỹ thuật điện, Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Nhưng theo các chuyên gia thì đề án này đang gặp phải khó khăn cả về cơ chế lẫn con người. Và thất bại của Vinashin ở trên cho thấy kết quả thí điểm này.

- Thế độc quyền và tình trạng bao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối: Sự độc quyền của các doanh nghiệp

Nhà nước đã làm cho nền kinh tế thiệt nhiều hơn là lợi. Người tiêu dùng trong nước buộc phải dùng sản phẩm giá cao và chính các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền đó càng ngày càng ì hơn, tính năng động giảm đi. Do lợi thế độc quyền, các doanh nghiệp Nhà nước kém tính cạnh tranh dẫn đến việc mất thị trường, thậm chí ngay cả thị trường trong nước. Mặt khác, Nhà nước đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không tương ứng và tốc độ tăng trưởng luôn thấp hơn các thành phần kinh tế khác. Tương tự như thế, sự nâng đỡ của Nhà nước, tạo ra thế ỉ lại của doanh nghiệp. Khó khăn hay sai sót nào của họ đã có Nhà nước lo giúp nên các nhà quản lý khơng cần phải hết mình lo cho doanh nghiệp. Ví dụ như Vinashin, doanh nghiệp thiếu tiền đã có Nhà nước bảo lãnh lệnh cho các Ngân hàng phải cho vay, hay đi vay nợ nước

ngoài về cho doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp Nhà nước đạt hiệu quả kinh tế cao như các thành phần kinh tế khác, chắn chắn chi phí ràng buộc đối với nhà quản lý sẽ mang lại hiệu quả.

2.4.3 Nhóm nguyên nhân phát sinh mất mát phụ trội

- Tham nhũng tài sản: Việc các cá nhân tham nhũng tài sản là sự tư lợi,

hành động vì lợi ích riêng của bản thân mang đến cho doanh nghiệp những mất mát

phụ trội. Điển hình là việc chính phủ đứng ra vay nợ 750 triệu USD thông qua phát

hành trái phiếu quốc tế tháng 10 năm 2005, rồi vô tư phân bổ lại cho một doanh nghiệp Nhà nước lớn như ví dụ về Vinashin đã nêu. Chủ trương này sai hoàn toàn. Đây là một dạng bao cấp trá hình bằng nguồn vốn ngân sách, đi ngược lại với xu thế tự do hóa mà Việt Nam cam kết với các tổ chức quốc tế, được bao bọc bởi mỹ từ hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tài sản tài chính này có nguy cơ bị tham nhũng và lãng phí rất cao. Nguồn vốn ODA cho ngành giao thông vận tải, vốn được quản lý theo một quy trình rất chặt chẽ, lại có thêm sự giám sát của nhà tài trợ nước ngoài, thế mà cịn bị các con bạc triệu đơ tùng xẻo trong vụ bê bối của PMU18. Thử hỏi tài sản tài chính vay nợ dưới dạng trái phiếu quốc tế, chỉ có ta với ta giám sát với nhau thì tham nhũng và lãng phí cịn đến mức độ nào?

Trong cuộc khảo sát do WB tiến hành từ tài liệu “chống tham nhũng ở Đông Á” năm 2004 đã cho thấy qui mơ doanh nghiệp càng lớn, tình trạng tham nhũng càng khó kiểm sốt và điều này đã làm gia tăng đáng kể chi phí kinh doanh và làm giảm đi sức cạnh tranh của các tập đoàn.

- Cạnh tranh thu hút nhân sự yếu: do phải tuân thủ những quy định bất hợp

lý, cứng nhắc về chế độ tiền lương, tiền thưởng, các doanh nghiệp trong nước cũng đang đang chịu nhiều thua thiệt so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là chế độ bổ nhiệm cán bộ khơng khuyến khích được thu hút nguồn chất xám làm việc. Cơ chế làm việc “ bằng cấp không bằng bằng lịng” đã làm nản những trí thức có trình độ và tâm huyết phục vụ cho doanh nghiệp của mình phải từ bỏ ý định phục vụ doanh nghiệp. Kể cả khi những người có năng lực ở lại phục vụ doanh nghiệp, với quy chế lương thưởng bị quản lý hành chính như hiện nay, người quản

lý cũng sẽ tự phải tìm cách tồn tại và bù đắp những cơng sức mình bỏ ra bằng con đường khơng chính thống. Đó là chi phí đại diện lấy từ tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được.

Những ngun nhân trên cịn tồn tại tại Việt Nam cũng do đặc điểm của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế bao cấp. Hầu hết các cơng ty cịn bàng quan khơng có biện pháp hữu hiệu để tránh xung đột lợi ích, khơng có những nguyên tắc quản trị tốt, bên cạnh đó cơ chế cơng bố thơng tin cơng khai và thực hiện kiểm toán bắt buộc là vấn đề hết sức mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến tình trạng những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao, sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người có liên quan khác hoặc làm thất thốt nguồn lực do cơng ty kiểm soát. Với cương vị là người đại diện, họ tiếp cận được rất nhiều thông tin mà không phải người sở hữu nào cũng được biết, họ biết được những mặt hàng, những sản phẩm dịch vụ mà công ty cần mua bán, các yêu cầu cần thiết để ký kết hợp đồng, cung cách thực hiện việc sản xuất kinh doanh của cơng ty; việc tìm kiếm, tiếp cận, gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận các yêu cầu, điều kiện với các đối tác kinh doanh của công ty cũng do họ đảm nhiệm. Kết quả là những cơ hội hợp tác kinh doanh mua bán thường dành cho các cơng ty gia đình, hoặc là những công ty biết dành một khoản hoa hồng, lợi tức hấp dẫn cho các nhà điều hành công ty. Trong khi đó, nếu cơ hội hợp tác kinh doanh được phân bổ một cách cơng bằng thì có thể các cổ đơng – các ơng chủ cịn lại sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa, sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty đối tác sẽ giúp mang lại lợi ích cao nhất cho cho những người sở hữu. Kết quả là phát sinh chi phí đại diện mà những người chủ sở hữu phải gánh chịu.

Qua những điểm phân tích ở trên cho thấy chi phí đại diện trong các doanh nghiệp tại Việt Nam xuất hiện cũng giống như các nước đó là chủ yếu về các khoản mất mát phụ trội mà nguyên nhân là do sự giám sát không chặt chẽ từ các người

đại diện và sự bất cân xứng thông tin giữa những người sở hữu và đại diện.

Tóm lại, do đặc trưng là các cơng ty cổ phần lớn của Việt Nam hiện này phần lớn được chuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà nước nên bản thân nó chưa rũ

bỏ được những cơ chế bao cấp, lạc hậu, tư duy tư lợi, tham nhũng, thích dùng của cơng cho riêng mình của những nhà đại diện đã là mơi trường tốt cho chi phí ngày càng phát triển với quy mô lớn. Tư duy kinh doanh cũ kỹ và tư tưởng cầu toàn của người Việt Nam cũng làm việc bất cân xứng thông tin trên thị trường kéo dài. Chi phí đại diện tại Việt Nam phần lớn phát sinh là mất mát phụ trội do các hành động tư lợi của nhà quản lý. Các công cụ pháp chế và quản lý kiểm sốt của nước ta cịn q yếu kém so với sự phát triển của thị trường. Cách thức kiểm soát của Nhà nước bằng cơ chế hành chính là chủ yếu, sai phạm không được phát hiện cũng không thuộc trách nhiệm về ai, người làm sai tiếp tục sai cho đến khi mọi việc đã khơng cịn hướng giải thoát; kiến thức của nhà đầu tư về chứng khốn thì chưa đầy đủ khiến cho chi phí đại diện đã phát sinh là phát triển đến tột bậc, sự phá sản hay nguy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)