CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6.2. Nhóm các yếu tố chính sách tiền tệ
Nhóm này đưa ra các nghiên cứu về tính thanh khoản của thị trường ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách tiền tệ. Sauer (2007) chỉ ra rằng, để tăng tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu trong suốt giai đoạn khủng hoảng, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã nới lỏng chính sách tiền tệ để tạo thanh khoản khẩn cấp cho thị trường. Ngoài ra, Chordia, Roll và Subrahmanyam (2005) đã tranh luận rằng, nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu và khuyến khích các nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn thông qua việc làm cho các chi phí đi vay trở nên thấp hơn và cho phép các nhà đầu tư có khả năng huy động vốn cho vị thế giao dịch của mình. Chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản thơng qua ảnh hưởng đến độ bất ổn của thị trường và các mức lãi suất như đã trình bày ở trên.
Nguồn: Asian Development Bank (ADB) (đơn vị: USD)
Hình 6.3: Mức cung tiền M2 của Ngân hàng Nhà nước 2007 - 2012
425,572 273,886 470,317 696,737 336,777 393,414 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Hình 6.3 thể hiện chính sách tiền tệ, hay nói cách khác là can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Việt Nam thơng qua chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Biểu đồ thể hiện biến động của mức thay đổi cung tiền M2 qua giai đoạn sáu năm từ 2007 đến 2012. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, những năm 2007, 2009 và 2010, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng thanh khoản kém như đã thảo luận ở trên, chính sách tiền tệ áp dụng lúc đó là chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngân hàng Nhà nước tăng mức cung tiền để cung cấp thanh khoản cho thị trường cổ phiếu. Kết quả là đến năm 2011 trở đi, thị trường gia tăng được mức thanh khoản trở lại và do đó, Ngân hàng nhà nước cũng cắt giảm mức cung tiền. Điều này phù hợp với các phân tích ở nhóm các yếu tố thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu ban đầu.