CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mơ hình nghiên cứu
3.1.2. Biến độc lập
a. Biến đặc tính hội đồng quản trị
Như đã trình bày ở trên biến độc lập đặc tính của hội đồng quản trị gồm các thành phần (1) thành phần của hội đồng quản trị (board composition), (2) quy mô hội đồng quản trị (board size), (3) sự đa dạng của hội đồng (board diversity), (4) sự kiêm nhiệm tổng giám đốc của chủ tịch hội đồng quản trị. Trong nghiên cứu của Bello Lawal (2012) về động năng của hội đồng quản trị và thành quả công ty, tác giả đã sử dụng các biến thành phần của hội đồng quản trị, quy mơ của hội đồng quản trị, tính đa dạng của hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm ban điều hành của hội đồng quản trị; trong đó tính đa dạng được thể hiện bằng các yếu tố giới tính, độ tuổi, dân tộc, kinh nghiệm, trình độ giáo dục. Augustine Ujunwa (2012) đã nghiên cứu đặc tính hội đồng quản trị và thành quả tài chính trên các cơng ty niêm yết tại Nigeria, trong đó đặc tính hội đồng quản trị bao gồm quy mơ, kỹ năng, quốc tịch, giới tính, chủng tộc của hội đồng quản trị và tính kiêm nhiệm tổng giám đốc của chủ tịch hội đồng quản trị. A. Rashid và các tác giả (2010) cũng sử dụng biến thành phần và quy mô của hội đồng quản trị để nghiên cứu tác động đến thành quản tài chính của các cơng ty tại Bangladesh. Nghiên cứu thực nghiệm của Yi Wang và Judith Oliver (2009) trên 384 công ty hàng đầu tại Úc cũng sử dụng biến thành phần hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập và nội bộ để xem xét tác động đến thành quả công ty. Trong nghiên cứu của Rashid Ameer và các tác giả (2009) tại Malaysia cũng đã sử dụng biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị người nước ngoài nhưng chưa đặt ra các biến về đặc tính cá nhân của hội đồng quản trị để xem xét (trình độ, giới tính, dân tộc,...)
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị Như Quỳnh (2012) cũng đã thực hiện trên các biến độc lập bao gồm quy mơ hội đồng quản trị, tính kiêm nhiệm vị trí giám đốc/ tổng giám đốc của chủ tịch hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, tỷ lệ nữ thành viên hội đồng quản trị, tuổi trung bình của hội đồng quản trị.
Do đó trong luận văn này biến đặc tính hội đồng quản trị (BCs) được đo lường bằng các tập biến quan sát đo lường các thành phần này, được thể hiện dưới đây:
Thành phần của HĐQT = Số thành viên độc lập trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT Quy mô của HĐQT = Tổng số thành viên HĐQT
Sự đa dạng của hội đồng (board diversity) là một khái niệm được đo lường bằng: (i) Trình độ chun mơn, (ii) Tỷ lệ nữ giới, (iii) độ tuổi bình quân, và (iv) sắc tộc.
Trình độ chun mơn của HĐQT = Số thành viên có bằng tiến sỹ trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT
Tỷ lệ nữ giới = Số thành viên nữ trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT
Trên thế giới các nghiên cứu trước đây đã sử dụng một trong các yếu tố về tính đa dạng là độ tuổi và kinh nghiệm của hội đồng quản trị. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc thu thập dữ liệu kinh nghiệm (tức là thời gian giữ chức vụ của thành viên hội đồng quản trị) không thể thực hiện được nên luận văn chỉ sử dụng biến độ tuổi của hội đồng quản trị. Độ tuổi bình quâncủa HĐQT = ∑ 𝑎𝑖. 𝑓𝑖 𝑘 𝑖=1 ∑𝑘𝑖=1𝑓𝑖 Trong đó:
ai: giá trị tuổi của thành viên HĐQT. fi: số thành viên HĐQT có tuổi là ai.
k: tổng số giá trị tuổi quan sát được trong HĐQT.
Tính sắc tộc của HĐQT = Số thành viên có quốc tịch nước ngồi trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT
Sự kiêm nhiệm tổng giám đốc của chủ tịch hội đồng quản trị được đo bằng biến trách nhiệm kép. Đây là biến giả, biến này có giá trị bằng 1 nếu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành; nếu khơng có sự kiêm nhiệm thì biến này có giá trị bằng 0.
b. Biến cấu trúc sở hữu
Trong nghiên cứu của Sabur Mollah và các tác giả (2012) khảo sát trên các công ty niêm yết tại thị trường mới nổi Botswana (Châu Phi), tác giả đã sử dụng biến cấu trúc sở hữu gồm các thành phần là tỷ lệ sở hữu của các thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ sở hữu của các tổ chức, tỷ lệ sở hữu đại chúng và tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) đã sử dụng tỷ lệ sở hữu quản trị để nghiên cứu tác động đến hiệu quả công ty. Phạm Quốc Việt (2010) cũng sử dụng biến tỷ lệ sở hữu cổ phần tư nhân, tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên ban kiểm soát, tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên hội đồng quản trị. Trần Thị Xuân Mai (2011) cũng đã nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ cổ phần sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu tập trung.
Do đó, trong luận văn này sử dụng biến cấu trúc sở hữu được đo lường bằng: (1) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà nước (gọi tắt là sở hữu công lớn), (2) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là các tổ chức/cá nhân có quốc tịch nước ngồi (gọi tắt là sở hữu ngoại quốc lớn); (3) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là các tổ chức, cá
nhân trong nước (gọi tắt là sở hữu tư nhân lớn); (4) tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát và người thân – gọi tắt là sở hữu có quyền quản trị.
Sở hữu công lớn = Tổng cổ phiếu do nhà nước nắm giữ Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Sở hữu ngoại quốc lớn = Tổng cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Sở hữu tư nhân lớn = Tổng cổ phiếu đại chúng do chủ thể trong nước nắm giữ Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Sở hữu có quyền quản trị = Tổng số cổ phiếu của HĐQT, BKS, BĐH và thân nhân Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành