Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần á châu nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn vốn theo BASEL III (Trang 35 - 38)

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực về an toàn

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với “Chiến lược song nhập” và các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, ngành

ngân hàng Trung Quốc đã từng nằm trong số những hệ thống ngân hàng yếu nhất thế

giới cách đây 10 năm nhưng hiện nay lại đang nằm trong số những hệ thống ngân hàng

mạnh nhất. Câu trả lời ngắn gọn là Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều quy tắc thị trường tương tự như ở các nước phương Tây đối với các ngân hàng. Đồng thời, Trung

Quốc đã tăng cường các quy chế và hoạt động giám sát như áp dụng các quy tắc về vốn có độ rủi ro cao, thắt chặt các tiêu chuẩn về nợ xấu và dự phòng theo các tiêu chuẩn

của Hiệp ước Basel.

Tăng cường và đổi mới trong hệ thống giám sát ngân hàng

Tại Trung Quốc, khuôn khổ giám sát theo chức năng đã được thiết lập, với sự

hình thành Ủy ban Quản lý các thị trường Chứng khoán Trung quốc (CSRC), Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ủy ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc

(CIRC). Hiện nay, các uỷ ban này đang hợp tác với nhau để giám sát các sản phẩm liên

ngành và các tổ chức kinh doanh tham gia vào nhiều lĩnh vực. Từ năm 2007, tất cả các ngân hàng thương mại phải đạt mức vốn tối thiểu là 8% trên tổng tài sản có chịu rủi ro,

25

trọng rủi ro của một số loại khoản vay, đặc biệt là khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và đề nghị các ngân hàng phải dự phòng sớm hơn và nhiều hơn cho các

khoản vay tồi. Các văn bản hướng dẫn đã quy định các ngân hàng phải công bố công

khai sự tuân thủ các yêu cầu này của các ngân hàng. CBRC cũng yêu cầu có thêm

nhiều thông tin hơn về hoạt động cho vay của các ngân hàng, các giao dịch giữa các đơn vị thành viên, các dòng vốn chu chuyển qua biên giới, dự phịng các khoản vay có

vấn đề và hệ số an toàn vốn.

Hiện hai trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường là Cơng Thương Trung Quốc (ICBC) ở vị trí đầu bảng và N gân hàng Xây dựng Trung

Quốc (CCB) ở vị trí số 3. Trước đây, dưới hệ thống đánh giá rủi ro của Trung Quốc,

các ngân hàng Trung Quốc có thể cơng bố rằng nợ của các cơng ty quốc doanh có độ

rủi ro bằng 0. Điều này cho phép các ngân hàng có bảng cân đối kế toán khổng lồ mà

trên thực tế, họ khơng có đồng vốn nào. Nhưng tình trạng này hiện đã chấm dứt. Từ

ngày 30/9/2008 vừa qua, CAR bình quân của các ngân hàng Trung Quốc niêm yết trên

thị trường chứng khoán đã là 13%, cao hơn nhiều so với mức chuẩn 8% như yêu cầu của Chính phủ.

Giải quyết các khoản nợ quá hạn

Trong năm 1999, Trung Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản để tiếp

quản gần 1,4 nghìn tỷ NDT các khoản vay có vấn đề từ bốn ngân hàng lớn. Cả hai ngân hàng sau đó đã thực hiện việc bán với quy mô l ớn các khoản nợ xấu của ngân

hàng. Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc được báo cáo là tỷ lệ nợ quá hạn của

bốn ngân hàng lớn đã giảm 4,8% xuống cịn 15,6% do kết quả của việc xố nợ và tốc độ tăng trưởng tài sản có vẫn cao.

Cách xác định nợ xấu cũng đã tha y đổi nhanh chóng. Trước đây, các khoản nợ

xấu thường được đảo nợ, theo đó, những khoản phải trả chưa được trả được gộp vào nợ

cũ. Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ Trung Quốc đã quy định, những khoản trả lãi vay

26

Hệ thống dự phòng nợ xấu cũng đã thay đổi. Trước khi cải tổ diễn ra, các ngân

hàng Trung Quốc khơng phải dự phịng nợ xấu, cho dù chất lượng danh mục cho vay

của họ có bất ổn. Tới cuối năm 2008, dự phòng nợ xấu của các ngân hàng niêm yết ở

Trung Quốc đã đạt mức ấn tượng là 123% so với lượng nợ xấu.

Nâng cao quản trị doanh nghiệp

Để tăng cường quản trị doanh nghiệp, Ngân hàng Trung Quốc đã thành lập Uỷ

ban về đánh giá tín dụng và quản lý, th kiểm tốn nước ngoài, tinh giảm Ban Lãnh

đạo từ 69 người xuống còn 12 người. Ngân hàng này đã mời các chuyên gia nước

ngoài tham gia vào Ban Lãnh đạo.

Trong bối cảnh hệ thống tài chính có nhiều bất ổn, bên cạnh những cải cách về bộ

máy quản lý, giải quyết các khoản nợ quá hạn và nâng cao năng lực quản trị, Trung Quốc đã thực thi nhiều chính sách nhằm phịng ngừa và cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn:

• Cơ quan điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc đã đặt ra tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

áp dụng với 5 ngân hàng cho vay lớn nhất Trung Quốc ở mức tối thiểu 11,5% bởi

lo lắng rủi ro tín dụng sẽ lớn hơn.

• Từ tháng 5/2011, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

lên mức cao nhất trong ít nhất 2 thập kỷ và yêu cầu thanh tra các khoản vay trong

lĩnh vực bất động sản.

• Yêu cầu các ngân hàng thiết lập hệ thống giúp họ khơi phục lại tài chính trong trường hợp khủng hoảng. Các ngân hàng có thể phải áp dụng các biện pháp bảo vệ

bao gồm cả việc bán nợ. Các nhà điều hành cũng sẽ được giao quyền hạn lớn hơn để giám sát việc ra quyết định cho vay và các hoạt động khác, giúp phát hiện sớm các nguy cơ ti ềm ẩn.

• Thiết lập cơ chế “tự cứu” là một phần của nỗ lực củng cố vốn chủ sở và trái phiếu

nắm giữ, để giúp ngân hàng có khả năng tự cứu trợ khi tình hình tài chính của ngân

27

Với những cải cách cơ bản nói trên, Trung Quốc đã được thành tựu vượt bậc đó

là: 4 trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa trên thị trường đều thuộc về Trung Quốc. Theo dự đoán của các chuyên gia tư vấn PricewaterCoopers,

Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2023, 20 năm sớm hơn dự kiến, tăng áp lực với các ngân hàng phương Tây

phải loại bỏ những tác động của khủng hoảng tín dụng và hướng về phía Đơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần á châu nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn vốn theo BASEL III (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)