Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần á châu nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn vốn theo BASEL III (Trang 60 - 61)

2.1 Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.4.1 Tính thanh khoản

Thời điểm có sự biến động mạnh của lãi suất huy động năm 2008 thể hiện khả năng quản trị tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng có khả năng quản trị tính thanh khoản yếu kém (thiếu hụt thanh khoản) chạy đua nhau về

biểu lãi suất huy động, song ACB với khả năng quản trị thanh khoản tốt ln duy trì

một biểu lãi suất huy động dưới mức trung bình của hệ thống ngân hàng, mặt khác ACB là ngân hàng đóng vai trị lớn trong việc cung cấp vốn trên thị trường liên ngân

hàng. Nếu tính cả chứng chỉ tiền gửi trong tổng huy động vốn, hệ số Dư nợ cho

vay/Tổng tiền gửi (LDR) thường xoay quanh mức 70%. Thêm vào đó, nắm giữ nhiều

trái phiếu Chính Phủ cũng làm tăng khả năng thanh khoản của ACB. Vì vậy ACB

khơng vội vã phát hành trái phiếu như các ngân hàng khác đang làm và thu nhập của

ACB ổn định hơn khi ACB duy trì khả năng thanh khoản cao. Chứng tỏ quản trị thanh

khoản là ưu tiên hàng đầu của ACB.

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu thanh khoản của ACB qua các năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

LDR (%) 53,89 71,16 80,87

Tài sản thanh khoản/tổng tài sản (%) 35,72 26,92 23,29 Tài sản thanh khoản/tồng tiền gửi (%) 58,58 52,00 44,66

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

So sánh giữa LDR mục tiêu bảng dưới đây thì tỷ số LDR của ACB qua các năm

vẫn nằm trong giới hạn LDR mục tiêu (80% – 85%) nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cũng có thể tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động (năm 20010: tốc độ tăng trưởng tín dụng là 40% trong khi đó tốc độ huy động chỉ tăng 29%). Riêng tỷ trọng tài sản thanh khoản trong cơ cấu tổng tài sản

50

và trên tổng tiền gửi có xu hướng giảm từ 2008 – 2009, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao qua các năm đã ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản trong đó tài

sản có rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, ACB ln duy trì chính sách tín dụng thận trọng do

vậy ngân hàng vẫn ln duy trì một tỷ lệ LDR ở mức trung bình và địn bẩy thấp so

với các ngân hàng đối thủ khác.

Bảng 2.14: Tỉ lệ LDR mục tiêu của một số nước (%)

Nước Indone-sia QuHàn ốc Quatar Nepal Trung

Quốc Philip-pines Bah- rain Tanz a-nia Việt Nam LDR(%) mục tiêu 75- 102 100 95 95-85-80 75 75 75 80 80 (85)

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần á châu nhằm tiếp cận các tiêu chuẩn an toàn vốn theo BASEL III (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)