ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

2.3 .2Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.9 ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Bảng 3.28: Tình hình vay nợ của 170 doanh nghiệp khảo sát từ 2008 – 2011

Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011

Tổng nợ vay Tỷ đồng

(tỷ VND) 61.975 83.697 101.635 119.883 Tỷ lệ % nợ vay ngân

hàng so với tổng nợ của 170 doanh nghiệp

% 58,37 57,61 56,31 52,67

Tỷ lệ % vay nợ của 170 doanh nghiệp khảo sát so với tổng dƣ nợ trong nƣớc (trừ khu vực Chính Phủ)

Mẫu khảo sát 4 năm từ năm 2008 – 2011 của 170 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh theo bảng 3.30 trên cho thấy tổng nợ vay tăng từ 61,98 ngàn tỷ đồng năm 2008 lên 119,88 ngàn tỷ đồng năm 2011. Xu hƣớng vay nợ của các doanh nghiệp tăng tƣơng ứng với xu hƣớng tăng lên của dƣ nợ tín dụng trong tồn hệ thống ngân hàng. Tổng nợ so với tổng tài sản (bình quân theo giá trị sổ sách) bình qn bốn năm bằng 47,47%, trong đó cao nhất là 97.66% và thấp nhất là 0.26%. Cấu trúc tài chính này khác nhau tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, từng nhóm ngành khác nhau. Và gánh nặng nợ của doanh nghiệp tƣơng ứng cũng rất khác nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh (theo từng ngành nghề khác nhau) thể hiện qua hình sau:

Hình 3.1: Tổng nợ theo ngành từ năm 2008 - 2011

Hình 3.1 cho thấy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm ngành nợ vay cao nhất, kế đến là ngành kinh doanh bất động sản và nhóm ngành có nợ vay thấp nhất là dịch vụ vui chơi và giải trí và dịch vụ lƣu trú và ăn uống (hai nhóm ngành này thể hiện nợ vay thấp khơng có nghĩa là ít sử dụng nợ vay mà do số lƣợng doanh nghiệp khảo sát chiếm tỷ trọng nhỏ). Khối lƣợng tổng nợ của 11 nhóm ngành đều tăng từ 2008 đến 2011, có nghĩa là các doanh nghiệp ngày càng có xu hƣớng lựa chọn cấu trúc tài chính có nợ vay gia tăng dần qua các năm. Trong tổng nợ của các doanh nghiệp có phần tài trợ bằng nợ vay ngân hàng của các ngành thể hiện qua hình sau:

Hình 3.2: Tổng nợ vay ngân hàng theo ngành từ năm 2008 - 2011

Hình 3.2 cho thấy tƣơng ứng với việc gia tăng nợ của các doanh nghiệp qua các năm thì mức tài trợ bằng nợ vay ngân hàng cũng tăng lên tƣơng ứng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến sử dụng nợ vay ngân hàng cao nhất trong các nhóm ngành và kế đến cũng là ngành kinh doanh bất động sản. Và điều này đúng với thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc đến cuối tháng 4/2012 tín dụng cho cơng nghiệp chế biến, chế tạo của cả nền kinh tế là 607.846 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dƣ nợ của toàn hệ thống ngân hàng và kế đến là ngành kinh doanh bất động sản.

Thực tế cho thấy, những năm vừa qua là những năm khó khăn đối với ngành kinh doanh bất động sản. Và một điều đáng quan tâm đối với ngành sử dụng nợ vay ngân hàng xếp thứ hai này là tỷ lệ nợ xấu mang lại cho hệ thống ngân hàng tƣơng đối cao, cụ thể: 20 công ty bất động sản lớn nhất có niêm yết, tổng nợ phải trả tăng từ 5,1 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 52,3 nghìn tỷ đồng năm 2010. Trong đó, cuối năm 2008, có đến 20 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có tỷ trọng cho vay bất động sản trên 20% tổng dƣ nợ với ngân hàng có tỷ trọng cao nhất lên tới 67%. Cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt đỉnh cao vào cuối năm 2010 với tổng mức dƣ nợ 235,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng dƣ nợ. Và theo nhận định của các nhà kinh tế Việt Nam thì hàng tồn kho của ngành bất động sản rất lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong các ngành.

Nhƣ vậy, khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong năm 2011 và 2012 là hàng tồn kho quá lớn, khó tiêu thụ. Điều đó dẫn đến khơng có nguồn vốn để tiếp tục tái sản xuất hay mở rộng sản xuất và không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Dẫn đến có nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản, vỡ nợ đi đến phá sản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việc mơ hình hóa các biến nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng 2, trong chƣơng 3, tác giả tiến hành mô tả thống kê các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Sau đó, tiến hành kiểm định tính đúng đắn của mơ hình bằng các phƣơng pháp kiểm định trong thống kê.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy có tám nhân tố có ảnh hƣởng và hai nhân tố khơng có mối tƣơng quan đến cấu trúc tài chính, quyết định vay ngân hàng ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp. Và cấu trúc tài chính có tác động đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn, nợ vay ngân hàng dài hạn của doanh nghiệp.

Trong chƣơng 3 này, tác giả cũng đã nêu lên thực trạng sử dụng nợ vay ngân hàng hiện nay của các doanh nghiệp khảo sát, qua đó kết hợp với thực trạng nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết, để cùng với kết quả từ phƣơng pháp phân tích định lƣợng có thể vận dụng vào thực tiễn trong công tác nghiên cứu, quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT THEO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT, NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)