Với phương thức Thông thường

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học tại xã Đức Thắng huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. (Trang 30 - 34)

ATSH (2) So sánh (3) = (2)-(1) Gà 16,01 4,56 - 11,45 Ngan 14,79 4,01 - 10,78 Vịt 12,35 3,09 - 9,26 Bình quân 14,07 3,85 - 10,22

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

2.3.4 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.

2.3.4.1 Tình hình đầu tư chi phí và kết quả chăn nuôi của nhóm hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng thông thường và ATSH khi không có dịch

Chăn nuôi theo hướng ATSH là một hướng chăn nuôi hiện đại và khá mới mẻ với xã Hồng Thái. Nhờ sự quan tâm đặc biệt của các cấp, mạng lưới thú y của Huyện hoạt động khá hiệu quả, các cán bộ xã được tập huấn thường xuyên nên việc tiếp cận hướng chăn nuôi ATSH không phải là khó khăn. Tuy nhiên, với hướng nuôi thông thường đã ghi sâu vào tiềm thức của người dân nơi đõy nờn số hộ chăn nuôi theo hướng ATSH còn hạn chế. Và ngay cả khi được định hướng chăn nuôi theo hướng ATSH, các hộ thực hiện theo hướng đó cũng chỉ đạt khoảng 80% yêu cầu của chuẩn mực ATSH. Để thấy rõ sự chênh lệch về đầu tư và kết quả chăn nuôi của hướng ATSH và phương thức chăn nuôi thông thường ta tiến hành phân tích từng loại gia cầm qua các bảng sau:

2.3.4.2 Tình hình đầu tư chi phí và kết quả chăn nuôi gà hướng con giống

Trong trường hợp dịch không xảy ra, tình hình đầu tư chi phí và kết quả chăn nuôi của 100 con gà hướng giống trong 1 lứa nuôi được thể hiện ở bảng 9. Qua bảng ta thấy, với 100 con gà tổng giá trị sản xuất của phương thức nuôi thông thường là 49,407 triệu đồng. Ở hướng nuôi ATSH tổng giá trị sản xuất đạt 61,708 triệu đồng, lớn hơn 12,3 triệu và gấp 1,25 lần so với phương thức nuôi thông thường. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do tỷ lệ lọc bỏ những con yếu trước khi cho đẻ của nhóm hộ chăn nuôi thông thường lớn dẫn đến số gia cầm đẻ không nhiều. Hơn nữa, tỷ lệ chết cao đã làm giảm số lượng gia cầm trước khi

Chuyên đề tốt nghiệp Ngô Xuân Quý - KTNN

đẻ của nhóm hộ này. Ngoài sản phẩm chính là con giống thỡ cũn cú sản phẩm phụ là thịt lọc bán trước khi đẻ và sau khi hết lứa nuôi.

Bảng 9: Tình hình đầu tư chi phí và kết quả giữa chăn nuôi theo hướng ATSH với phương thức nuôi Thông thường

Tính cho 100 con gà hướng giống

Chỉ tiêu ĐVT Thông thường ATSH So sánh AT-TT AT/TT 1. Tổng giá trị sản xuất(GO) 49407 61708,4 12301 1,25 - Sản phẩm chính 1000đ 46152,6 54462,4 8309,8 1,18 - Sản phẩm phụ 1000đ 3254,4 7246 3991,6 2,23

2. Chi phí trung gian(IC) 1000đ 27805,27 31478,14 3672,9 1,13

- Thức ăn 1000đ 26058,33 28765,17 2706,8 1,10 - Giống 1000đ 1043,44 1679,6 636,16 1,61 - Thú Y 1000đ 404,26 683,6 279,34 1,69 - CC – DC 1000đ 71,3 91,1 19,8 1,28 - Điện nước 1000đ 58,1 95,68 37,58 1,65 - Vệ sinh 1000đ 169,84 162,99 -6,85 0,96 3. Lao động Công 450 540 90 1,20

- Lao động thuê Công 30 39 9 1,30

- Chi phí LĐ thuê 1000đ 1050 1365 315 1,30

- Lao động gia đình Công 420 501 81 1,19

- Chi phí LĐ GĐ 1000đ 14700 17535 2835 1,19

4. Lãi phải trả 1000đ 95,83 250,1 154,27 2,61

5. Khấu hao TSCĐ 1000đ 290,16 220 -70,16 0,76

6. Tổng chi phí (TC) 1000đ 28641,26 32578,24 3847 1,13 7. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 21601,73 30230,26 8628,5 1,40 8. Lãi gộp (MI) 1000đ 20551,73 28865,26 8313,5 1,40 9. Lãi ròng (Pr) 1000đ 5851,73 11330,26 5478,5 1,94

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trong chi phí trung gian của chăn nuôi gà gồm có thức ăn, giống, thú y, công cụ dụng cụ, điện nước và vệ sinh. Ở cách chăn nuôi thông thường, số chi phí này là 27,805 triệu đồng, trong khi ở hướng nuôi ATSH thì con số này gấp 1,13 lần. Hầu hết các chỉ số trong các khoản chi phí này của hướng nuôi ATSH

Chuyên đề tốt nghiệp Ngô Xuân Quý - KTNN

đều lớn hơn phương thức chăn nuôi thông thường đặc biệt là thức ăn, giống, và công tác thú y.

Lãi phải trả của chăn nuôi theo hướng ATSH là 250.100 đồng tính trong 100 con gà trong một lứa nuôi, gấp 2,6 lần so với phương thức nuôi thông thường. Do lượng vốn vay trong chăn nuôi của hướng nuôi này nhiều hơn. Về lao động, số lao động thuê là 30 công với phương thức nuôi thông thường và 39 công với phương thức nuôi ATSH. Những công lao động thuê này chủ yếu là phục vụ lúc thu hoạch, vận chuyển giống-thức ăn và công tác thú y. Thông thường phải thuê từ 2-4 lần trong tháng tùy vào số lượng công việc cần làm nhiều hay ít mà thuê dài hay ngắn. Mỗi công lao động thuê là 35.000 đồng.

Tổng chi phí đầu tư cho 100 con gà hướng giống tính trong một lứa nuôi của nhóm hộ chăn nuôi theo hướng ATSH là 32,578 triệu đồng, gấp 1,13 lần so với phương thức nuôi thông thường.

Như vậy, lãi gộp của hướng nuôi ATSH là 28,865 triệu đồng, con số này của hướng nuôi thông thường là 20,551 triệu đồng. Phần lợi nhuận cuối cùng (lãi ròng Pr) của gà ở phương thức nuôi thông thường là 5,851 triệu đồng (đa phần là nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp), ít hơn rất nhiều so với hướng nuôi ATSH là 11,33 triệu đồng. Có thể thấy, khi không có dịch bệnh và không có rủi ro về giá cả, phần lợi nhuận từ chăn nuôi gà hướng giống là tương đối cao khi tính trong 100 con đặc biệt là hướng nuôi ATSH. Với các hộ nông dân, với khoản lãi gộp lớn như vậy đó đã là một thành công trong chăn nuôi.

Chuyên đề tốt nghiệp Ngô Xuân Quý - KTNN

2.3.4.3. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà hướng giống

Qua bảng 10 ta thấy trung bình so với chi phí trung gian, ở nhóm hộ chăn nuôi thông thường sẽ tạo ra 1,78 lần giá trị sản xuất. Điều này có nghĩa là nếu đầu tư thêm 1 đồng chi phí trung gian thu về 1,78 đồng giá trị sản xuất. Với hướng nuôi ATSH nếu đầu tư thêm 1 đồng chi phí trung gian thì giá trị sản xuất thu thêm là 1,96 lần. Ở nhóm hộ nuôi thông thường, lợi nhuận gộp là 0,74 lần và lãi ròng là 0,21 lần. Trong khi đó ở hướng nuôi ATSH giá trị gia tăng là 0,96 lần, lợi nhuận gộp là 0,92 lần, lãi ròng là 0,36 lần. Hầu hết các chỉ số của hướng nuôi này đều gấp từ 1,1 đến 1,7 lần hướng nuôi thông thường. Điều này cho thấy hiệu quả của nhóm hộ chăn nuôi thông thường đối với gà hướng giống kém hơn so với gà hướng giống của hướng nuôi ATSH khi so về chi phí trung gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với công lao động, cả 4 chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận gộp và lãi ròng của hướng nuôi ATSH đều lớn hơn phương thức nuôi thông thường. Cụ thể ở phương thức nuôi thông thường, giá trị sản xuất là 109,79 ngàn đồng, điều này có nghĩa là nếu đầu tư thêm một công lao động sẽ thu được 109,79 ngàn đồng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng là 48 ngàn đồng, lợi nhuận gộp là 45,67 ngàn đồng và lãi ròng là 13 ngàn đồng. Các giá trị này so với hướng nuôi ATSH là 114,27 ngàn đồng, lãi gộp là 53,45 ngàn đồng và lãi ròng là 20,98 ngàn đồng.

Chuyên đề tốt nghiệp Ngô Xuân Quý - KTNN

Bảng 10: Một số chỉ tiêu thể hiện HQKT của chăn nuôi gà hướng giống

Chỉ tiêu ĐVT Thông thường ATSH So sánh (/) GO/IC Lần 1,78 1,96 1,10 VA/IC Lần 0,78 0,96 1,24 MI/IC Lần 0,74 0,92 1,24 Pr/IC Lần 0,21 0,36 1,71 GO/LĐ 1000 đ 109,79 114,27 1,04 VA/LĐ 1000 đ 48,00 55,98 1,17 MI/LĐ 1000 đ 45,67 53,45 1,17 Pr/LĐ 1000 đ 13,00 20,98 1,61 GO/TC Lần 1,73 1,90 1,10 VA/TC Lần 0,75 0,93 1,23 MI/TC Lần 0,72 0,89 1,24 Pr/TC Lần 0,20 0,35 1,71

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học tại xã Đức Thắng huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. (Trang 30 - 34)