Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 200 2012 (Trang 61 - 62)

3.4 .1Xác định độ trễ tối ưu cho mô hình

3.5 Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Đề tài nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 thông qua ước lượng hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá của tỷ giá hối đoái thực đa phương lên bộ 3 chỉ số thể hiện mức độ lạm phát của nền kinh tế là chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Các nghiên cứu trước mà nổi bật là nghiên cứu của tác giả Võ Văn Minh; Trần Mai Anh & Nguyễn Đình Minh Anh đã xem xét chủ đề này thông qua ước lượng độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa đa phương lên bộ 3 chỉ số (IMP,PPI,CPI). Trong đề tài này, thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER), tác giả sử dụng tỷ giá thực đa phương (REER), với mong muốn tận dụng điểm mạnh của tỷ giá thực đa phương là phản ánh chính xác sức mua của đồng nội tệ hơn so với tỷ giá danh nghĩa đa phương. Tỷ giá thực đa phương được tính tốn dựa trên rổ tiền tệ của 30 nước có giao dịch thương mại lớn với Việt Nam. Trước đề tài này, tác giả Lê Thị Mỹ Dung cũng đã sử dụng tỷ giá thực đa phương khi ước lượng mức độ truyền dẫn của tỷ giá lên lạm phát, tuy nhiên hạn chế là tác giả Lê Thị Mỹ Dung chỉ dùng chuỗi số gồm 26 quan sát và chỉ ước lượng tác động của REER lên 2 chỉ số là IMP và CPI.

Kết quả cho thấy như sau:

Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên bộ ba chỉ số lạm phát là khá cao, đặc biệt là lên chỉ số giá nhập khẩu. Kết quả hiệu ứng truyền dẫn trong bài nghiên cứu cao hơn hẳn so với các kết quả trước. Trong nghiên cứu của tác giả Võ Văn Minh, sự truyền dẫn tỷ giá trong năm đầu tiên lên chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng lần lượt là 0,61 và 0,08; nghiên cứu của 2 tác giả Trần Mai Anh & Nguyễn Đình Minh Anh trong 6 tháng đầu năm lần lượt là 0,13 và 0,065; nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Dung lần lượt là 0,33 và 0,86. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của tác giả cho hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá

trong năm đầu tiên lên bộ ba chỉ số IMP, PPI, CPI lần lượt là 1,1795; -0,0599 và 0,1260. Giải thích cho sự khác biệt này, tác giả cho rằng sự khác biệt (cao hơn) trong nghiên cứu của tác giả và kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Văn Minh và nghiên cứu của 2 tác giả Trần Mai Anh & Nguyễn Đình Minh Anh về cơ bản không mâu thuẫn lẫn nhau, và hiệu ứng truyền dẫn trong bài nghiên cứu của tác giả mạnh hơn là do tác giả dùng tỷ giá hối đoái thực đa phương để ước lượng thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa đa phương. Đối với sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Dung (tác giả Lê Thị Mỹ Dung cũng sử dụng REER), tác giả cho rằng sự khác biệt này đến từ việc chọn thời điểm để xem xét hiệu ứng truyền dẫn. Tác giả Lê Thị Mỹ Dung ước lượng trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác giả ước lượng trong giai đoạn 2000-2012. Hơn nữa, kết quả của tác giả Lê Thị Mỹ Dung khá bất thường vì hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá lên chỉ số giá tiêu dùng (0,86) trong năm đầu tiên rất lớn so với chỉ số giá nhập khẩu (0,33). Giải thích cho điều này, tác giả Lê Thị Mỹ Dung cho rằng do giai đoạn 2006-2010 là một giai đoạn có lạm phát đặc biệt cao, cộng với tình trạng đơ la hóa, găm giữ, đầu cơ ngoại tệ & vàng phổ biến trong giai đoạn này đã góp phần gây ra kết quả bất thường trong nghiên cứu. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của tác giả khá phù hợp với lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá, theo đó tác động của truyền dẫn tỷ giá lên chỉ số giá nhập khẩu là trực tiếp và mạnh hơn nhiều so với tác động lên chỉ số giá tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 200 2012 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)