3.4 .1Xác định độ trễ tối ưu cho mô hình
3.6 Thảo luận và đề xuất
Với kết quả thu được trong đề tài, tác giả hy vọng mang đến một cách nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá lên lạm phát ở Việt Nam, trong bối cảnh mà số lượng nghiên cứu về đề tài này vẫn cịn ít và lạm phát ở Việt Nam luôn là một vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính
Kết quả nghiên cứu củng cố thêm lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá, hiệu ứng truyền dẫn lên chỉ số giá nhập khẩu là cao hơn so với chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam là khá cao, phù hợp với lý thuyết hiệu ứng truyền dẫn ở những nước đang phát triển cao hơn những nước phát triển.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá nhập khẩu là rất cao so với chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời kì nghiên cứu là 2000-2012. Trong giai đoạn 1999-2001, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những năm 1999-2001. Do đó, khi xem xét hiệu ứng truyền dẫn trong giai đoạn này, chúng ta có thể chủ quan khi thấy rằng hiệu ứng này lên chỉ số giá tiêu dùng không lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là đối với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu như Việt Nam, thì chỉ số giá nhập khẩu bị ảnh hưởng rất lớn mỗi khi tỷ giá thay đổi. Khi giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu thay đổi, các nhà phân phối, sản xuất hàng hóa sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng tương ứng hoặc cao hơn nhằm duy trì hoặc kiếm thêm lợi nhuận. Hậu quả của việc này là tác động trực tiếp lên lạm phát, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Dù kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá lên CPI trong giai đoạn này không lớn nhưng chúng ta nhất thiết không được chủ quan, vì trong tình hình kinh tế đặc thù của giai đoạn 2000-2001, các nhà phân phối và sản xuất hàng hóa khó có thể tăng giá bán sản phẩm, nhưng trong điều kiện kinh tế bình thường, họ sẽ chọn tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận, khi đó hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá lên CPI sẽ mạnh hơn nhiều.
Điểm đáng lo ngại đối với tình hình lạm phát ở nước ta là nó cao hơn và dai dẳng hơn so với các nước khác, trong bối cảnh đất nước chỉ vừa mới bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, lạm phát cao là một mối đe dọa làm giảm mức sống người dân, làm cho những nỗ lực của chúng ta đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập thấp lên thành nước có thu nhập trung bình trở nên vơ nghĩa. Kết quả bài nghiên cứu chứng minh thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh một bộ phận lớn người dân vẫn cịn xem việc tích lũy đơ la, vàng như là tài sản, cộng với việc đầu cơ, làm giá đô la, vàng và nhu cầu nhập khẩu lớn của nền kinh tế sẽ làm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá trở nên mạnh hơn, nghĩa là làm cho lạm phát trầm trọng hơn mỗi khi ngân hàng nhà nước thay đổi tỷ giá. Kết quả bài nghiên cứu ngụ ý các nhà hoạch định chính sách phải cực kì thận trọng trong việc quyết định tỷ giá, cần phải xem xét hậu quả của việc thay đổi tỷ giá một cách toàn diện và sâu sắc mà kết quả của bài nghiên cứu là một tham khảo hữu ích.