Chương 3 : Kết quả từ mơ hình nghiên cứu
3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của KHCN sử dụng
sử dụng thẻ tín dụng do DAB phát hành
Kết quả của phép kiểm định hồi quy tuyến tính logistic đã chỉ ra 6 nhân tố trong số 8 nhân tố được đưa vào mơ hình ban đầu có tác động mạnh đến mơ hình, có ý nghĩa về mặt thống kê. Sáu nhân tố bao gồm: trình độ học vấn, số người phụ thuộc, tình trạng hơn nhân, tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập. Hai yếu tố: giới tính, độ tuổi ảnh hưởng đến hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng tuy nhiên khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Theo kết quả từ mơ hình, cho thấy biến tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập và biến số người phụ thuộc tác động mạnh nhất đến khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn, phù hợp với lý luận thực tiễn và tình hình hiện tại ở DAB.
Theo mơ hình được lựa chọn đã đưa ra ở trên, có bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của khách hàng như sau:
Bảng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh tốn nợ của KHCN sử dụng thẻ tín dụng do DAB phát hành
Các yếu tố Tác động đối với biến phụ thuộc
(Biến Hành vi thanh toán nợ)
Trình độ học vấn -
Tình trạng hơn nhân -
Tình trạng sở hữu nhà ở -
Thu nhập -
Tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập +
So với kết quả định tính từ ma trận tương quan:
Bảng 3.12: So sánh mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc từ kết quả của mơ hình hồi quy logistic và ma trận tương quan
Các yếu tố
Định lượng (kết quả từ mơ hình hồi quy logistic)
Định tính (kết quả từ ma trận tương quan) Giới tính -/- + Độ tuổi -/- + Trình độ học vấn - - Số người phụ thuộc + + Tình trạng hơn nhân - + Tình trạng sở hữu nhà ở - - Thu nhập - - Tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập + +
Về mối tương quan, giữa hai kết quả: có sự khác biệt ở các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Điều này có thể là do các yếu tố khác tác động đến các yếu tố này làm thay đổi mối tương quan giữa các yếu tố này với hành vi thanh toán nợ trễ hạn.
Về mức độ tương quan: có sự khác biệt rõ rệt giữa hai kết quả. Điều này là do: + Một số biến là biến định tính trong đó biến hành vi thanh tốn nợ là biến nhị phân nên mơ hình hồi quy logistic phù hợp hơn trong việc đo lường.
+ Ý nghĩa của biến hành vi thanh toán nợ trong hai nghiên cứu là khác nhau, trong ma trận tương quan: đó là hành vi thanh tốn nợ trễ hạn/đúng hạn, trong mơ hình hồi quy logistic, đó là tỷ lệ giữa xác suất hành vi thanh toán trễ hạn/xác suất hành vi thanh toán đúng hạn.
Vì vậy, nghiên cứu định lượng sử dụng mơ hình hồi quy logistic cho kết quả chính xác về mối tương quan (sự ảnh hưởng), mức độ tương quan (mức độ ảnh hưởng) giữa các yếu tố khảo sát với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH.
So sánh với dấu kỳ vọng của các biến:
Kết quả của biến giới tính, độ tuổi khơng có mối tương quan với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Kết quả của biến giới tính khác biệt với kết quả của Hira (1992), Jacobson and Roszbach (2001). Kết quả của biến độ tuổi đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Lindley et al., 1989; Canner and Luckett, 1990; Peterson and Peterson, 1981; De Vaney và Hanna, 1994; khác biệt với kết quả nghiên cứu của Sullivan and Fisher (1988), Liviingstone and Lunt (1992). Dựa trên kết quả thống kê mơ tả cũng phần nào dự đốn được kết quả này: đối với biến giới tính, sự chênh lệch về số khách hàng nam, nữ có hành vi thanh toán đúng hạn, trễ hơn khơng lớn, có nghĩa là KH là nam hay nữ thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn/trễ hạn là như nhau; tương tự đối với biến độ tuổi, hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng khơng phân biệt độ tuổi, ở độ tuổi nào thì khả năng trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn/trễ hạn là như nhau.
Kết quả của các biến trình độ học vấn, số người phụ thuộc, tình trạng hơn nhân, tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập đúng như kỳ vọng về mối tương quan được xác định giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo kết quả thống kê mô tả cũng phần nào dự đốn được kết quả này, vì giữa các nhóm của mỗi biến có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó:
* Biến Trình độ học vấn có tác động (-) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có học vấn càng cao thì khả năng
KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn càng giảm, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng tăng.
Kết quả mối tương quan giữa trình độ học vấn và hành vi thanh tốn nợ trễ hạn, đồng nhất với nghiên cứu đi trước, là mối tương quan ngược chiều (Sullivan and Fisher, 1988; Bei, 1993; Steidle, 1994; Stavins, 2000; Kim and De Vaney, 2001; Hartarska et al., 2002). Khác biệt với kết quả nghiên cứu của Canner and Luckett, 1990; De Vaney and Hanna, 1994; họ khơng tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa.
* Biến Số người phụ thuộc có tác động (+) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có số người phụ thuộc càng nhiều thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn càng tăng, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng giảm.
Theo kết quả nghiên cứu của Canner and Luckett, 1990; Godwin, 1998; Kim and De Vaney, 2001; mối tương quan giữa số người phụ thuộc và hành vi thanh toán nợ trễ hạn, là mối tương quan thuận chiều. Khác biệt với kết quả nghiên cứu của Livingstone and Lunt (1992); Hira (1992); De Vaney và Hanna (1994); họ khơng cho rằng mối tương quan này có ý nghĩa.
* Biến Tình trạng hơn nhân có tác động (-) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có tình trạng hơn nhân càng cao (theo dữ liệu mã hóa) thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn càng giảm, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng tăng. Cụ thể biến Tình trạng hơn nhân có tác động đến khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn theo thứ tự như sau:
Đã kết hôn thấp nhất Tình trạng hơn nhân khác Độc thân cao nhất Kết quả mối tương quan giữa tình trạng hơn nhân và hành vi thanh toán nợ trễ hạn, đồng nhất với nghiên cứu đi trước, là mối tương quan ngược chiều (Stavins, 2000). Ngược lại với kết quả nghiên cứu của Canner and
Luckett (1991); Kim and De Vaney (2001); họ cho rằng mối tương quan này thuận chiều.
* Biến Tình trạng sở hữu nhà ở có tác động (-) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có Tình trạng sở hữu nhà ở càng cao (theo dữ liệu mã hóa) thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn càng giảm, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng tăng. Cụ thể biến Tình trạng sở hữu nhà ở có tác động đến khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn theo thứ tự như sau:
Sở hữu nhà thấp nhất Ở cùng với gia đình Thuê nhà cao nhất
Theo Sullivan and Fisher, 1988; Stavins, 2000; Ramsay and Sim, 2008 mối tương quan giữa tình trạng sở hữu nhà ở và hành vi thanh toán nợ trễ hạn là mối tương quan ngược chiều, đồng nhất với nghiên cứu đi trước. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Canner and Luckett (1991); thì khơng có mối tương quan có ý nghĩa.
* Biến Thu nhập có tác động (-) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có thu nhập càng cao thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng trễ hạn càng giảm, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng tăng.
Đồng nhất với nghiên cứu đi trước, theo Sullivan and Fisher, 1988; Livingstone and Lunt, 1992; De Vaney and Hanna, 1994; Stavins, 2000; Kim and De Vaney, 2001; Hartarska et al., 2002; Ramsay and Sim, 2008; mối tương quan giữa thu nhập và hành vi thanh toán nợ trễ hạn là mối tương quan ngược chiều. Nhưng với kết quả nghiên cứu của Canner and Luckett, 1990; họ khơng tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa.
* Biến Tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập có tác động (+) đối với hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng của KH. Điều này có nghĩa là khi KH có tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập càng cao thì khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín
dụng trễ hạn càng tăng, và khả năng KH có hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng đúng hạn càng giảm.
Kết quả này phù hợp với lý thuyết về hành vi tiêu dùng, tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập càng cao, càng tiến tới giới hạn vay nợ và có thể vượt qua giới hạn vay nợ vì vậy khả năng thanh tốn của khách hàng càng giảm và có nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu tỷ lệ này quá cao.