Sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng của các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế (Trang 33 - 38)

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng của các nước Đông Nam Á.

Trong thập kỷ qua đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể của hệ thống ngân hàng châu Á. Với một bảng cân đối lành mạnh thể hiện các ngân hàng châu Á hiện nay ít dễ bị khủng hoảng tài chính so với trong quá khứ. Chức năng cho vay của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn khiến các ngân hàng ngày càng trở nên làm ăn hiệu quả hơn. Do đó các ngân hàng châu Á đã có thể để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây khá tốt.

Bảng 4.1: Vai trò của ngân hàng trong trung gian tài chính (Tính bằng % của GDP) (Tính bằng % của GDP)

Quốc gia Tín dụng nội địa khu vực tư nhân

Phát hành chứng khoán nợ trong khu vực tư nhân nội địa

Vốn hóa thị trường chứng khốn Năm 1997 2008 2012 1997 2008 2012 1997 2008 2012 Indonesia 59 36 42 1 1 1 11 19 45 Malaysia 163 110 134 43 54 62 64 80 156 Singpore 70 76 99 11 16 23 97 100 150 Thailand 177 130 168 2 13 17 12 37 104 Việt Nam 21 94 115 1 1 1 0 10 23

Nguồn: trích trong nghiên cứu của Mohanty và Turner (2010) và tác giả cập nhật số liệu từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

Phân tích trong nghiên cứu của Mohanty và Turner (2010) cho thấy, các ngân hàng ở châu Á được vốn hóa và quản lý tốt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, các ngân hàng châu Á có bảng cân đối lành mạnh hơn không chỉ là do cải cách kinh tế vi mơ, mà cịn do các điều kiện thuận lợi của kinh tế vĩ mô. Sự gia tăng về tiết kiệm trong nước, kết hợp với sự can thiệp sàng lọc quy mơ lớn gần đây và chính sách tiền tệ nới lỏng, đã dẫn đến điều kiện tài chính rất dễ dàng cho các ngân hàng. Ngồi ra, các ngân hàng đã tích lũy được một lượng lớn nguồn trái phiếu Chính phủ. Điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng châu Á đang đối mặt với rủi ro thị trường đã tăng mạnh trong những năm gần đây: việc giảm giá

tệ ở một số nước có thể bóp méo những sự lựa chọn vay ngoại tệ của khu vực tư nhân phi ngân hàng.

Theo Bảng 4.1, ở Đông Nam Á, ngân hàng vẫn tiếp tục chi phối trung gian tài chính. Mặc dù tỷ trọng tín dụng khu vực tư nhân giảm từ năm 1997 đến năm 2008 nhưng đã tăng trở lại cho đến năm 2012 và vẫn còn cao so với các kênh khác và đã có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nền kinh tế của Malaysia và Singapore có thị trường trái phiếu khá nhỏ trong khu vực.

Hình 4.1: Dư nợ cho vay nội địa (%GDP)

Nguồn dữ liệu: Ngân hàng Thế giới

Hình 4.1 thể hiện dư nợ cho vay nội địa khu vực tư nhân của các ngân hàng, tính theo % GDP. Dư nợ cho vay nội địa của các ngân hàng bao gồm tất cả các khoản tín dụng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, loại trừ cho

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1 9 9 21 9 9 31 9 9 41 9 9 51 9 9 61 9 9 71 9 9 81 9 9 92 0 0 02 0 0 12 0 0 22 0 0 32 0 0 42 0 0 52 0 0 62 0 0 72 0 0 82 0 0 92 0 1 02 0 1 12 0 1 2 Dư nợ cho vay nội địa của các ngân hàng (%GDP)

vay khu vực thuộc chính phủ. Các ngân hàng bao gồm các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.

Theo các số liệu cho thấy tín dụng ngân hàng vẫn giữ vị trí quan trọng so với các nguồn vốn khác như huy động trên thị trường chứng khoán nợ và phát hành cổ phiếu. Một số nước như Việt Nam, Thái Lan có giá trị vốn hóa thị trường chứng khốn khá nhỏ so với dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng có xu hướng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy, trong các hình thức tài trợ vốn cho nền kinh tế thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm một vị trí rất quan trọng, nền kinh tế của các nước châu Á phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.

Hình 4.2: Giá trị vốn hóa thị trường (%GDP)

Nguồn dữ liệu: Ngân hàng Thế giới

Giá trị vốn hóa thị trường của các cơng ty niêm yết trong nước (còn được gọi là giá trị thị trường) là giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành của

0 50 100 150 200 250 300 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 TỶ L Ệ % NĂM

Giá trị vốn hóa thị trường (%GDP)

nước này vào cuối năm. Công ty niêm yết không bao gồm các công ty đầu tư, quỹ tương hỗ, hoặc các tổ chức đầu tư tập thể khác.

Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty trong nước khơng có tăng trưởng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2005. Từ năm 2005 đến năm 2007 thị trường chứng khốn có khởi sắc, tuy nhiên vào năm 2008, khi có khủng hoảng tài chính xảy ra thì giá trị vốn hóa thị trường của các cơng ty trong khu vực cũng đi xuống. Từ năm 2008 đến nay, giá trị vốn hóa thị trường của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn có xu hướng tăng trưởng trở lại. Điều này cho thấy thị trường chứng khốn ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nguồn tài chính của các cơng ty. Tỷ lệ tăng trưởng của chỉ tiêu này đạt 115% nhưng vẫn thấp hơn so với tăng trưởng trung bình trong dư nợ tín dụng của khu vực (23% kể từ năm 2008). Tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP bình quân trong khu vực đạt 96%, thấp hơn so với tỷ lệ dư nợ trên GDP (112%). Điều này cho thấy mặc dù thị trường chứng khoán trong khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng tín dụng vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là số dư các khoản nợ xấu so với tổng giá trị của danh mục cho vay. Số nợ quá hạn là tổng dư nợ của khách hàng vay có dư nợ bị quá hạn, chứ không chỉ mỗi khoản vay bị q hạn.

Chất lượng tín dụng cũng có tầm quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế giống như khối lượng tín dụng. Việc nợ xấu cao so với tổng dư nợ làm tăng rủi ro của hoạt động cho vay khiến ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc sẵn sàng cung cấp tín dụng, ngồi ra, để hạn chế nợ xấu, các ngân hàng cũng sử dụng nhiều biện pháp nhằm sàng lọc khách hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu để đảm bảo an tồn vốn vay, điều này khiến cho lượng tín dụng trong nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Các ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á đã cải thiện chất lượng cho vay trong thập niên vừa qua. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh ở tất cả các nước từ mức bình qn 17% trong năm 2000 xuống cịn 2.08% năm 2012 (Hình 4.3).

Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn dữ liệu: Ngân hàng Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)