Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn hoạt động đối với các NHTM như điều kiện về vốn tối thiểu; các quy định về sáp nhập, hợp nhấtm cần đầy đủ, chặt chẽ; xây dựng và hồn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động sáp nhập, thâu tóm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng.
+ Về quy mô vốn:
Quy mô hoạt động các ngân hàng Việt Nam hiện nay khá nhỏ, vốn hoạt động còn thấp, dịch vụ sản phẩm ngân hàng chưa phong phú, chủ yếu thực hiện nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài chưa cao. Đối với các ngân hàng nhỏ không đáp ứng năng lực tài chính, quy mơ vốn như vốn điều lệ tối thiểu thấp (tối thiểu phải đạt từ 3.000 tỷ đồng trở lên kể từ ngày 31/12/2011), hệ số an toàn vốn nhỏ hơn quy định (dưới 9%)… thì phải cương quyết xử lý nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống ngân hàng và cho cả nền kinh tế.
Việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTM là rất cấp thiết để đảm bảo năng lực tài chính hoạt động, có khả năng chống chịu những tác động bên ngồi, hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường hội nhập quốc tế. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM, NHNN cần xây dựng lộ trình bao gồm những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, tình trạng thanh khoản; tỷ suất lợi nhuận, hệ thống xếp hạng ngân hàng… Nếu ngân hàng nào không đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo thực hiện đúng các chuẩn mực đề ra.
Một trong những giải pháp đối với các ngân hàng nhỏ có thể nghĩ đến để tồn tại và phát triển là tự tìm đến với nhau hoặc kết hợp với các ngân hàng lớn để cùng hợp tác, đơi bên cùng có lợi thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
+ Về các chính sách thúc đẩy hoạt động M&A:
NHNN cần xây dựng và hồn thiện đầy đủ các chính sách để hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra thuận lợi. Đồng thời, cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ và thực hiện của các ngân hàng trong quá trình thực hiện thương vụ M&A.
NHNN cần có vai trị đầu mối giữa các ngân hàng, theo dõi, nắm bắt các ngân hàng nhỏ, yếu kém cần sáp nhập để kết nối với các ngân hàng có nhu cầu M&A; đồng thời cần có những chính sác hỗ trợ về mặt thủ tục khi M&A… từ đó có thể tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, trong đó, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, yếu kém cần sự hỗ trợ liên kết với các NH lớn, mạnh.
3.2.3. Xây dựng cơ chế hỗ trợ M&A ngân hàng trong trường hợp bắt buộc: - Xây dựng các quy định đối với các NHTM cần sáp nhập, hợp nhất - Xây dựng các quy định đối với các NHTM cần sáp nhập, hợp nhất
+ Xây dựng quy trình rõ ràng, minh bạch đối với các trường hợp cần sáp nhập, hợp nhất đối với các ngân hàng yếu kém, cần cơ cấu lại.
+ Các NHTM hoạt động yếu kém, tài sản sụt giảm, kết quả kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp.
+ Các NHTM trong diện kiểm sốt đặc biệt nhưng vẫn khơng cải thiện được hoạt động theo lộ trình đã được cho phép.
+ Các NHTM không đủ vốn pháp định.
Với yêu cầu tăng năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của từng NHTM nói riêng trước sự cạnh tranh và lớn mạnh của các ngân hàng nước ngoài, việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng là rất cấp thiết. Theo lộ trình tăng vốn pháp định thì đến 31/12/2011, vốn pháp định của các NHTM tối thiểu phải đạt 3.000 tỷ đồng. Trong tương lai, lộ trình chung vốn pháp định của NHTM dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên và cũng đã từng được đưa ra dự thảo ở các mức 5.000 tỷ đồng, 10.000 tỷ đồng…. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng cơ chế để NHNN có thể chủ động trong việc bắt buộc các NHTM phải sáp nhập, hợp nhất
lại với nhau một cách chủ động trong trường hợp không đáp ứng được quy định này.
+ Trong trường hợp cần thiết, xây dựng các quy định để NHNN có thể mua lại các NHTM yếu kém, bên vực phá sản, có thể ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động của toàn hệ thống nhằm tránh sự đỗ vỡ, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn. Sau khi thị trường hoạt động ổn định trở lại, NHNN có thể thực hiện thoái vốn tại các NHTM mại này.