Mục tiêu: Đa dạng hóa và bành trướng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 84 - 87)

Đa dạng hóa và bành trướng thị trường cũng là một trong những động cơ mà các ngân hàng thường hướng đến sau các thương vụ M&A. Sau các thương vụ M&A một số ngân hàng muốn mở rộng quy mơ, lĩnh vực hoạt động để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và bành trướng trên thị trường. Tập đồn tài chính là một trong những giải pháp mà các ngân hàng có thể hướng đến sau các thương vụ M&A.

Với mơ hình tập đồn tài chính, mỗi thành viên tập đồn là những pháp nhân độc lập, trong đó ngân hàng mẹ đóng vai trị làm nịng cốt. Giữa các cơng ty đó có mối liên kết nhất định về vốn, quản trị, thương hiệu để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mơ lớn nhằm đạt được các tơn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạt động tối đa.

Một số thuận lợi khi phát triển thành tập đồn tài chính ngân hàng:

+ Có điều kiện đa dạng hóa hoạt động: Với mơ hình tập đồn tài chính, các ngân hàng sẽ thuận lợi trong việc mở rộng các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động tài chính như chứng khốn, đầu tư tài chính, quản lý quỹ, cho thuê tài chính… nhằm đa dạng hóa hoạt động, có thể phân tán được rủi ro và cùng hỗ trợ cho nhau hoạt động hiệu quả hơn.

+ Hiệu quả nhờ quy mô: Các thành viên trong tập đồn có thể khai thác những nguồn lực chung, giảm chi phí hoạt động, điều tiết các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả hơn như chia sẽ nguồn lực, tạo cơ hội phát triển lẫn nhau. Quản lý hiệu quả các dịng tài chính của các cơng ty trong tập đồn.

+ Phát triển chiến lược thương hiệu: Phát triển các sản phẩm kinh doanh

dựa trên uy tín và thương hiệu của ngân hàng mẹ. Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và ngân hàng nói, yếu tố thương hiệu có tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh, do đo phát triển chiến lượng thương hiệu của các ngân hàng sau M&A là một trong những quan tâm hàng đầu của một thương vụ.

Một số khó khăn và lợi thế khi hình thành tập đồn tài chính:

Quy mơ lớn và khả năng quản lý tập đồn tài chính sau M&A có thể gặp rủi ro do không quản lý được sự lớn mạnh của hệ thống; hiệu quả của các đơn vị

thành viên không gia tăng khi quy mô lớn; Các bất đồng phát sinh do xung đột về văn hóa, mơi trường làm việc… đòi hỏi cần phải xây dựng hệ thống quản lý tốt để Tập đoàn hoạt động hiệu quả.

Hiện nay, một số NHTM tại Việt Nam đang hướng đến tập đồn tài chính ngân hàng để tận dụng những lợi thế riêng và khẳng định sự lớn mạnh của ngân hàng. Một trong số đó là Vietinbank, sau khi cổ phần hóa, Vietinbank thực hiện bán cổ phần cho cổ đơng chiến lược là Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nova Scotia – ngân hàng lớn hàng đầu của Canada. Vietinbank đang hướng tới mơ hình tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, gồm nhiều lĩnh vực trong ngành tài chính: Chứng khốn, Quản lý quỹ, Bảo hiểm, Đầu tư tài chính, mua bán nợ, cho thuê tài chính… Với những định hướng phát triển thành tập đồn tài chính ngân hàng, Vietinbank dần mở rộng phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước (đến nay hầu hết đã có mặt tại các tỉnh thành trong cả nước) và hướng ra thị trường quốc tế với việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài, mà gần đây nhất là Chi nhánh Vietinbank tại Frankfurt, Đức; sắp tới là Chi nhánh tại Berlin Đức, Viêng Chăn Lào, Myanmar.

Với những bước đi ban đầu hướng đến “Tập đồn tài chính”, đến 30/9/2011, tổng tài sản của Vietinbank 414.038 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), tăng 170.253 tỷ đồng (+69,8%); Vốn điều lệ đạt 16.858 tỷ đồng, tăng 5.606 tỷ đồng (+49,8%) so với 31/12/2009. Các chỉ số lợi nhuận, hoạt động của Vietinbank cũng đã tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua. Đến 9/2011, các chỉ số phản ảnh hoạt động của Vietinbank như Lợi nhuận sau thuế 4.128 tỷ đồng (+21% so với năm 2010); ROE là 24%; ROA là 1,1%; CAR là 9,8% (dự kiến là 12% theo chuẩn quốc tế sau khi hoàn tất thương vụ phát hành tiếp 15% cổ phần cho Bank of Nova Scotia); Tỷ lệ nợ xấu là 1,2% (ngành là 3,21%)7. Vietinbank hiện là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và mục tiêu hướng đến trong tương lai là sẽ trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu trong khu vực.                                                             

3.3.2.2. Xác định giá trị cộng hưởng của thương vụ M&A - Cộng hưởng hoạt động - Cộng hưởng hoạt động

Xác định giá trị cộng hưởng hoạt động cho phép các ngân hàng sau M&A tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh và có thể góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Các giá trị cộng hưởng mà các bên tham gia vào thương vụ cần phải xác định gồm:

+ Lợi thế kinh tế nhờ qui mơ có thể phát sinh từ việc kết hợp giữa các ngân hàng qua thương vụ M&A. Điều này cho phép ngân hàng sau M&A phối hợp và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực hoạt động hơn trước, cụ thể như: sử dụng các mặt bằng giao dịch đắc địa của các thành viên mới có được của các bên, sử dụng cơ sở hạ tầng như hệ thống máy ATM, máy POS đặt tại các trung tâm giao dịch lớn có nhiều lợi thế hơn mà khơng cần đầu tư mới, đóng cửa các phịng giao dịch, chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, giảm bớt các bộ phận chức năng trùng lặp, giảm bớt số nhân viên, giảm chi phí khai thác và sử dụng phần mềm ngân hàng lõi... nhờ đó tiết kiệm đáng kể các chi phí hoạt động của ngân hàng mới.

+ Giảm bớt sự cạnh tranh trực tiếp và nâng cao thị phần, góp phần tăng thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn. Việc xác định giá trị cộng hưởng này có ý nghĩa quan trọng giúp tăng giá trị của thương vụ M&A lên nhiều lần. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là thương vụ M&A giữa LienViet Bank và VNPost thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Với thương vụ mới này, mạng lưới hoạt động của ngân hàng được sử dụng 13.000 điểm giao dịch8 của Công ty Tiết kiệm Bưu điện trên toàn quốc, kể cả những vùng sâu, vùng xa; Đồng thời cũng triển khai bán nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới đến đối tượng khách hàng này trong thời gian tới, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động cho ngân hàng sau M&A.

+ Kết hợp sức mạnh tổng hợp của các ngân hàng thành viên để tạo nên sức mạnh lớn hơn trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm, tăng doanh số hoạt động                                                             

hoặc mở rộng vùng thị trường. Kết hợp sử dụng các kỹ năng bán hàng, quảng cáo sản phẩm, mạng lưới hoạt động và thương hiệu của ngân hàng thành viên vượt trội để bán sản phẩm hiệu quả hơn.

+ Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển mới, chuyển giao các kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động, công tác quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế mà trước M&A chưa thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)