4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT
4.5. Một số kết quả khác từ mơ hình
4.5.1. Xem xét tác động gián tiếp của cú sốc từ giá dầu, giá gạo và tỷ giá đến lạm phát phát
Theo kết quả trên đây, ta thấy cú sốc từ giá dầu thế giới, giá gạo thế giới và tỷ giá không tác động đáng kể đến lạm phát trong nước, tuy nhiên chúng ta chỉ mới xem
xét kênh tác động trực tiếp giữa chúng. Thông thường, cú sốc từ giá dầu thế giới,
giá gạo thế giới và tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá nhập khẩu, giá nhập khẩu tăng sẽ tác động làm tăng chi phí sản xuất nội địa từ đó tác động đẩy lạm phát lên cao. Xem xét theo hướng này thì rõ ràng cú sốc từ giá dầu thế giới, giá gạo thế giới và tỷ giá có tác động gián tiếp đến lạm phát.
Thật vậy, xem xét hàm phản ứng đẩy của IMP và PPI trước các cú sốc từ giá dầu
thế giới, giá gạo thế giới và tỷ giá, ta thấy tác động của giá gạo và tỷ giá là không lớn theo như các lập luận ở các phần trên đây, tuy nhiên tác động của giá dầu thế
giới là không nhỏ. (tham khảo Phụ lục 11 và Phụ lục 12)
Cú sốc trong giá dầu thế giới tác động mạnh mẽ và ngay lập tức đến cả chỉ số giá
nhập khẩu IMP và chỉ số giá sản xuất cơng nghiệp PPI, trong đó tác động đến IMP là mạnh mẽ hơn, tác động này kéo dài đến 12 kỳ cho cả IMP và PPI.
34
Như vậy, mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm sốt giá dầu nhằm kiềm chế lạm phát, tuy nhiên chính sách này chỉ mang lại hiệu quả một phần đối với lượng dầu nhập khẩu trực tiếp, còn lại với đặc thù kinh tế là nhập siêu cao như Việt Nam thì Chính phủ khơng thể kiểm sốt nổi sự “xâm nhập” của giá dầu thế giới qua các kênh khác. Cho nên thực tế ta thấy mặc dù Chính phủ đã hao tốn rất nhiều nguồn lực cho việc kiểm soát giá dầu để kiềm chế lạm phát nhưng hiệu quả mang lại không nhiều như mong đợi.
4.5.2. Sự tồn tại lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam
Xem xét các phản ứng đẩy và phân rã phương sai của PPI trước cú sốc của các yếu tố khác. (tham khảo Phụ lục 12, Phụ lục 13 và Phụ lục 14)
Đa số các biến vĩ mô đều tác động lên CPI và PPI với tốc độ và mức độ như nhau,
trong đó tơi muốn nhấn mạnh đến tác động từ cú sốc trong tỷ giá hay chỉ số giá
nhập khẩu. Nếu không tồn tại yếu tố kỳ vọng trong dân chúng, khi giá nhập khẩu thay đổi tác động của nó trước hết sẽ lên giá sản xuất và sau đó sẽ tác động lên mặt bằng giá cả chung, tuy nhiên kết quả mơ hình cho ra khơng hồn tồn như vậy, chúng ta nhận thấy tác động từ một cú sốc trong giá nhập khẩu IMP đến chỉ số giá tiêu dùng CPI dai dẳng hơn so với tác động đến chỉ số giá sản xuất PPI. Phải chăng
điều này thể hiện tình trạng tăng giá “tát nước theo mưa” từ nhà sản xuất đến nhà
phân phối trước khi hàng hóa đến được tay người tiêu dùng, mà nhiều khi sự tăng giá này là do tâm lý, do kỳ vọng nhiều hơn là do giá thành sản xuất thực sự tăng?
35
Hình 4.6. Phản ứng của CPI và PPI trước cú sốc giá dầu nước ngoài (Shock 1)
Nhìn khía cạnh khác ta thấy một cú sốc trong giá dầu thế giới (tôi muốn nhấn mạnh là giá dầu thế giới chứ không phải giá dầu trong nước) ảnh hưởng ngay lập tức đến PPI giống như là cú sốc trong IMP ảnh hưởng đến PPI, điều này là hợp lý thể hiện tác động gián tiếp của giá dầu thế giới là một cấu thành quan trọng trong giá của hàng hóa nhập khẩu mà chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Tuy nhiên tại sao CPI cũng phản ứng một cách “nhanh nhạy” như vậy đối với giá dầu nước ngồi trong khi giá dầu trong nước được Chính phủ kiểm sốt chặt chẽ? Phải chăng cũng do tình trạng “tát nước theo mưa” như trên đây? Điều này hàm ý tầm quan trọng của kênh lan truyền lạm phát qua kỳ vọng so với kênh lan truyền thực, tuy nhiên đây chỉ là các dấu hiệu ban đầu chứ chưa rõ ràng lắm, cần có những quan sát và nghiên cứu thực nghiệm cụ thể hơn, dài hơi hơn.
Một kết quả khác rút ra từ việc xem xét phân rã phương sai của cả CPI và PPI ta thấy cú sốc của các nhân tố khác tác động đến CPI và PPI với vai trò tương tự nhau,
-.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of D(CPI) to Shock1
-.004 -.002 .000 .002 .004 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of D(PPI) to Shock1
36
trong đó tác động lớn nhất đến từ CPI, M2, IMP và PPI. Trong đó nhân tố mà Chính phủ có thể kiểm sốt duy nhất chỉ có M2, cịn các nhân tố cịn lại chủ yếu mang tính chất nội tại của nền kinh tế. Như vậy, một lần nữa ta thấy tầm quan trọng của chính sách tiền tệ đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.