Phân tách giai đoạn

Một phần của tài liệu Kiem soat LP tai VN tu LT den TT final after presentation (Trang 47 - 51)

4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT

4.7. Phân tách giai đoạn

Với việc sử dụng số liệu thời kỳ 2001 - 2007 (tham khảo Phụ lục 16 và Phụ lục 17)

đúng như dự đốn đã cho thấy kết quả có một số khác biệt so với việc sử dụng số

liệu thời kỳ 2001 - 2011 đã phân tích ở phần 4.3 trên đây và khác cả kết quả của

những nghiên cứu trước. Các điểm đáng chú ý là: giá dầu thế giới, cung tiền M2 và lạm phát kỳ vọng.

39

Kết quả từ nhiều nghiên cứu trước và chính cả nghiên cứu này khi áp dụng số liệu giai đoạn 2001 - 2011 đều cho thấy CPI chịu ảnh hưởng không đáng kể với cú sốc trong giá dầu thế giới (chỉ giải thích khoảng 5%), tuy nhiên kết quả khi sử dụng số liệu giai đoạn 2001 - 2007 lại cho thấy ảnh hưởng rất đáng kể. Ảnh hưởng này

mạnh mẽ nhất sau 4 kỳ và kéo dài dai dẳng đến 24 kỳ đến CPI với mức độ hơn

25%. Điều này có thể được giải thích khi xem xét mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào giá dầu thế giới thông qua số liệu nhập khẩu xăng dầu qua các năm trong giai

đoạn khảo sát. Theo số liệu thu thập từ Bộ công thương, từ năm 2004 đến năm

2007, cả số lượng xăng dầu nhập khẩu và giá trị của nó đều tăng rất nhanh tương

ứng là 12% và 60% do nhu cầu tăng nhanh của nền kinh tế, chiếm bình quân gần

50% trong kim ngạch nhập khẩu (năm 2004: 11,4 triệu tấn tương ứng 4,8 tỷ USD;

năm 2007: 12,9 triệu tấn tương ứng 7,7 tỷ USD). Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu

xăng dầu đã giảm từ năm 2008 đến nay mà cụ thể là năm 2011 chỉ nhập khẩu còn

10,6 triệu tấn tương ứng 9,9 tỷ USD. Sự sụp giảm đáng kể này có thể do 2 lý do: - Thứ nhất, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới mà tốc độ phát triển của

Việt Nam cũng chậm lại rất nhiều kéo theo nhu cầu sử dụng xăng dầu giảm xuống;

- Thứ hai, do đưa vào hoạt động cụm nhà máy lọc dầu Dung Quất từ đầu năm

2009 mà nước ta đã chủ động được khoản 30 - 40% nhu cầu xăng dầu. Như vậy ảnh hưởng của cú sốc trong giá dầu đã giảm đáng kể đến CPI khi sử dụng số liệu giai đoạn 2001 - 2011 là do Việt Nam đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu mỏ thế giới.

Về cung tiền, thật ngạc nhiên khi một cú sốc trong cung tiền mặc dù cũng chiếm tỷ trọng lớn 51% trong kỳ đầu tiên và giảm dần đến 20% trong 5 kỳ tiếp theo nhưng lại “ngược dấu” với CPI – một kết quả chưa từng thấy trong các nghiên cứu trước.

Để tìm hiểu vấn đề này, ngược dòng về giai đoạn 2001 - 2007 Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời

gian dài. Chính sách này đã mang lại một số thành tựu nhất định trong tăng trưởng - chỉ tiêu quan trọng nhất mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi. Cung tiền được coi là

40

“phương thuốc hữu hiệu” cho tăng trưởng và trong giai đoạn này lạm phát tăng

không đáng kể, chưa trở thành mối bận tâm của Chính phủ. Do đó cung tiền “ngược

dấu” với CPI cho thấy cung tiền hiện thời chưa gây áp lực lên lạm phát.

Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng từ 221,8

nghìn tỷ đồng (hay 45%) tổng chi của năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của nhà nước trong giai đoạn 2004 - 2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ). Cũng trong giai đoạn này, thu ngân sách tăng chủ

yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài.

Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó, chi tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ

190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của

nhà nước tăng nhanh hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầu mỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một

cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút đỉnh cho sản lượng (tức là không làm cho

tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Khi sự mất cân

đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP trở nên ngày một lớn thì

sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Căn bệnh tiềm ẩn lâu ngày bên trong bắt đầu bộc phát vào cuối giai đoạn 2001 - 2007.

41

Như hình minh họa, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng 17%, trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thơng và tiền gửi ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền và GDP ở Thái Lan còn thấp hơn nữa. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi. Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở Việt Nam lên tới 12,63%.

Về kỳ vọng lạm phát trong thời kỳ này thể hiện qua ảnh hưởng của CPI với cú sốc từ trễ của chính nó khơng chiếm tỷ trong nhiều vượt trội như khi sử dụng số liệu giai đoạn 2001 - 2011, cụ thể là giảm đến 10% trong năm kỳ đầu tiên. Điều này được giải thích do trong giai đoạn 2001 - 2007 biến động trong chỉ số CPI rất thấp,

bình quân chỉ dưới 6% trong thời gian dài nên dân chúng khơng đưa vào kỳ vọng

của mình về một cú sốc tăng mạnh trong CPI.

Xem xét ngược lại phản ứng của các nhân tố khác trước cú sốc trong CPI (tham

khảo Phụ lục 18) ta cũng có một số điểm đáng chú ý là: cung tiền M2 và chỉ số giá sản xuất PPI.

Cú sốc trong CPI và cung tiền đã cùng chiều và gia tăng khá mạnh, tuy nhiên trong trường hợp này chúng ta không nên hiểu một sự gia tăng trong cung tiền là do cú sốc trong CPI mang lại, cung tiền là biến thuộc về chính sách của Chính phủ, mà chính sách thì khơng hồn toàn phản ứng nhanh nhạy trước sự thay đổi của biến

thuộc về chỉ báo thị trường, hơn nữa trong giai đoạn này CPI tăng khơng nhiều và

chưa được Chính phủ lưu ý nên bản thân nó khơng ảnh hưởng đến chính sách cung tiền mà đơn giản là do quan điểm điều hành dựa vào cung tiền của Chính phủ trong giai đoạn 2001 - 2007 như đã phân tích trên đây.

Chỉ số giá sản xuất phản ứng cùng chiều và mạnh mẽ trước một cú sốc trong CPI,

điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu trước vì trong giai đoạn

này nền kinh tế chưa phải gánh chịu hậu quả từ những bất ổn tiềm ẩn của nó là sự đình lạm như khi xem xét thời kỳ 2001 - 2011.

42

Tóm lại, việc xem xét dữ liệu và mơ hình dưới nhiều giác độ khác nhau đã giúp

chúng ta có một cái nhìn tồn diện hơn và sâu sắc hơn đến bức tranh về lạm phát ở Việt Nam nói riêng và tình hình kinh tế nói chung. Các vấn đề được phân tích, mổ xẻ thêm khơng có gì mâu thuẩn với các nhìn nhận ban đầu rút ra ở phần 4.4, mà

càng khẳng định thêm tính hợp lý của các kết luận này. Dựa trên các kết quả đó tơi

xin tóm lại một số kết luận và đề xuất một số khuyến nghị chính sách trong phần

tiếp theo sau đây.

Một phần của tài liệu Kiem soat LP tai VN tu LT den TT final after presentation (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)