Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM
1.4 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các nước trên thế giới
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Mỹ và châu Âu
Gần đây, một số ngân hàng lớn của Mỹ (ví dụ như JPMorgan hay Bank of America) đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền.
Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền và “khơng bị ném ra khỏi nhà” (nếu dùng nhà để thế chấp cho khoản vay). Liệu các ngân hàng của Việt Nam có nên giãn nợ, kéo dài kỳ hạn cho vay, giảm lãi suất hay khoan đòi nợ quá gấp một số người đi vay như các ngân hàng ở Mỹ?
Mặt khác, Mỹ và châu Âu cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản. Hành vi thâu tóm và mua lại như vậy có thể giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.
Đây là gợi ý rất tốt cho việc xử lý tình hình nợ xấu của ngân hàng Việt Nam. Nếu sắp tới nhiều ngân hàng gặp khó khăn do các khoản nợ xấu bắt nguồn từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và xuất khẩu, thì các ngân hàng ít gặp vấn đề hơn có thể mua lại các ngân hàng có vấn đề, đồng thời Nhà
nước có thể tính đến giải pháp hỗ trợ thanh khoản và vốn cho ngân hàng cịn khỏe mạnh.
Một giải pháp cũng có thể nghĩ đến là ngân hàng cho các khách hàng mới vay để mua lại các tài sản của khách hàng cũ với thời hạn vay dài hơn. Đương nhiên, khách hàng mới phải khỏe mạnh hơn khách hàng cũ. (Tư vấn đầu tư và phát triển bất động sản, 2012)