Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM
2.2 Phân tích thực trạng nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa
2.2.1 Phân tích chung tình hình nợ xấu
Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM thể hiện qua bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Dƣ nợ Tỷ đồng 6.499 7.368 9.078 10.763 11.150 Nợ xấu Tỷ đồng 97 127 289 385 1.108 Tỷ lệ nợ xấu % 1,49 1,73 3,18 3,57 9,94
(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Từ bảng 2.4 cho thấy, tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long từ năm 2007 - 2011 có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011của các NHTM chiếm 9,94%/tổng dư nợ, tính chung cả các TCTD trên địa bàn là 9,14%. Đến cuối năm 2011, số dư nợ xấu của các NHTM là 1.108 tỷ đồng, tăng 1.011 tỷ đồng (+10,42 lần) so với năm 2007. Bởi vì các ngân hàng trên địa bàn đã cho vay khá nhiều vào những lĩnh vực rủi ro cao như: bất động sản, tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ cho ngân hàng trong thời gian vừa qua và sắp tới, do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục được dự báo nhiều bất ổn nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ảnh hưởng khả năng trả nợ Ngân hàng. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới.
Các khoản cho vay phát sinh nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản , đơ ̣ng sản , máy móc thiết bị , quyền đòi nợ , bảo lãnh của Ngân hàng phát triển… trong đó chủ yếu là bất đơ ̣ng sản, đơ ̣ng sản.
Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn được phân loại theo các tiêu chí nhóm nợ, ngành nghề, loại hình kinh tế và thời hạn được thể hiện qua bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu theo các tiêu chí
Đvt: Tỷ đồng
Loại nợ xấu Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Nợ xấu theo nhóm nợ 97 127 289 385 1.108
Nhóm 3 45 34 35 209 512
Nhóm 4 15 39 171 22 316
Nhóm 5 37 54 83 154 280
Nợ xấu theo ngành kinh tế 97 127 289 385 1.108
Nông lâm nghiệp và thủy sản 9 22 78 79 56
Công nghiệp và xây dựng 38 40 125 71 158
Thương mại và dịch vụ 50 65 86 235 894
Nợ xấu theo loại hình kinh tế 97 127 289 385 1.108
Loại hình kinh tế nhà nước 15 0 0 0 14
Loại hình kinh tế ngồi quốc doanh
82 127 289 385 1.094
Nợ xấu theo thời hạn 97 127 289 385 1.108
Ngắn hạn 52 41 184 144 285
Trung, dài hạn 45 86 105 241 823
(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Từ bảng 2.5 cho thấy, tình hình nợ xấu phân tích theo các tiêu chí như sau:
2.2.1.1 Về tình hình nợ xấu theo nhóm nợ
Phần lớn nợ xấu tập trung ở nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), chủ yếu là do nợ bị quá hạn vì khách hàng chậm trễ trong việc trả gốc và lãi của khoản vay cho ngân hàng. Đến cuối năm 2011, tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) có xu hướng giảm xuống còn 25,27%, giảm 12,87% so với năm
2007, do trong năm có sự tăng đột biến về nợ xấu nhưng phần lớn là các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm đặc biệt là các tháng cuối năm.
2.2.1.2 Về tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Phân theo ngành kinh tế, nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn phát sinh chủ yếu ở nhóm ngành thương mại và dịch vụ do hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là khi chuyển sang thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận và sự có mặt đơng đảo của của các NHTM cổ phần. Đến cuối năm 2011, tỷ trọng nợ xấu thuộc nhóm ngành Thương mại và dịch vụ chiếm 80,69%, tăng 29,14% so với năm 2007. Nhóm ngành Nơng lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất do thường là các món nhỏ lẻ.
2.2.1.3 Về tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế
Phân theo loại hình kinh tế, nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tập trung ở loại hình kinh tế ngồi quốc doanh do các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực sản xuất kinh doanh yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố thị trường. Đến cuối năm 2011, tỷ trọng nợ xấu của nhóm loại hình kinh tế ngồi quốc doanh chiếm 98,74%, tăng 14,2% so với năm 2007.
2.2.1.4 Về tình hình nợ xấu theo thời hạn
Đến cuối năm 2011, tỷ trọng nợ xấu trung, dài hạn là 74,28%, tăng 27,89% so với năm 2007, do thị trường kinh doanh các dự án đầu tư về bất động sản gần như đóng băng, việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn vì giá cả tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của tình hình chung trên thế giới và trong nước.
nước Châu Âu . Trong nước, tiếp tu ̣c thực hiê ̣n chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, tín dụng tăng trưởng chậm để đảm bảo kiềm chế lạm phát và ổn định các cân đối vĩ mơ. Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và phi sản xuất tiếp tục hạn chế. Tuy nhiên trong cho vay phi sản xuất, Nhà nước sẽ có một số chính sách cụ thể với một số đối tượng nhất là trong giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp.
2.2.2 Phân tích các ngun nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua
2.2.2.1 Nguyên nhân thuộc về các NHTM
- Do chạy theo chỉ tiêu cấp trên giao nhằm tăng trưởng thị phần, vượt tầm quản lý nên dẫn đến tăng trưởng tín dụng nóng, hạ thấp điều kiện vay vốn;
- Một số ngân hàng cán bộ tín dụng cịn thiếu và yếu về chuyên môn; - Do cạnh tranh, giữ khách hàng nên các ngân hàng chiều theo khách hàng, định kỳ hạn nợ dài hơn thời hạn luân chuyển vốn cần thiết do vậy khi đến kỳ hạn khách hàng không trả được nợ dẫn đến nợ xấu do đã đầu tư vào chu kỳ sản xuất tiếp;
- Khâu thẩm định xác định năng lực tài chính của khách hàng vay chưa chính xác: khi thẩm định cho vay kinh doanh bất động sản, cán bộ thẩm định cho vay thường căn cứ vào tổng nhu cầu vốn của dự án, vốn xin vay và phần cịn lại xem như là vốn tự có của khách hàng vay mà chưa căn cứ vào việc phân tích báo cáo tài chính để đánh giá chính xác vốn tự có thực sự của khách hàng tham gia vào dự án xin vay, từ đó dẫn đến khách hàng khơng đủ vốn để thực hiện dự án đúng theo tiến độ phải bán lại dự án và việc bán lại chậm nên không thu hồi được vốn để trả nợ ngân hàng đúng theo thỏa thuận;
- Kiểm tra sử dụng vốn vay , giám sát tiến độ thi cơng cơng trình chưa chặt chẽ. Có trường hợp giải ngân trước tiến độ thực hiện dự án nên toàn bộ
vốn vay đã chi ra mà cơng trình vẫn cịn dở dang chưa ho àn thành để bán thu hồi vốn;
- Cho vay dự án nhưng giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất chưa hoàn chỉnh nên dẫn đến trường hợp phải cho vay thêm vốn để hoàn chỉnh thủ tục chủ quyền đất làm tài sản đảm bảo tiền vay.
- Việc cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC ít được các Ngân hàng quan tâm do vậy khi cần tìm hiểu thơng tin về khách hàng vay thì khơng đầy đủ và dễ gặp rủi ro khi quyết định cho vay.
2.2.2.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế, vốn tự có tham gia dự
án thấp, chủ yếu trơng chờ từ phía ngân hàng nên khi thị trường tiền tệ biến động thì gặp rủi ro ngay.
- Đa phần các khách hàng vay đầu tư kinh doanh bất động sản thường
có nhiều dự án ở nhiều nơi khác nhau, đầu tư dàn trải để huy động vốn từ người mua, khi thị trường bất động sản trầm lắng không huy động được vốn nên thiếu vốn để thực hiện dẫn đến cơng trình bị dở dang kéo dài khơng hồn thành theo đúng tiến độ để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
- Năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp yếu , vốn bi ̣ chiếm du ̣ng . Khả năng ứng phó chậm khi thị trường biến động. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh vượt quá tầm kiểm sốt dẫn đến rủi ro khơng hiệu quả.
- Tăng trưởng một số lĩnh vực quá nóng (như đóng sà lan vận tải 2008-
2009, ni cá tra 2006 - 2007), trong khi không lường hết được sự biến động về nguồn hàng đầu ra.
2.2.2.3 Nguyên nhân khách quan
- Lãi suất cho vay: do tình hình kinh tế khơng ổn định, lãi suất cho vay
khăn phải dùng vốn lưu động để trả nợ lãi, khi vốn lưu động khơng cịn đủ để thanh tốn nợ lãi thì dẫn đến nợ xấu phát sinh.
- Đối với lĩnh vực bất động sản:
+ Thị trường bất động sản trầm lắng , không tiêu thụ được sản phẩm . Hơn nữa nhằm kiềm chế lạm phát nên đối tượng bất động sản đã ngưng cho vay do đó các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này gă ̣p khó khăn về tài chính , châ ̣m thanh toán nợ . Đối với người vay vốn mua nhà do khả năng tài chính cịn hạn chế , vớn tự có ít tro ng khi đó nhu cầu vay tiêu dùng bi ̣ ha ̣n chế cho vay nên cũng có phần tác đô ̣ng đến khả năng chuyển nhượng nhà , đất nhà của các doanh nghiệp.
+ Khâu giải tỏa đền bù chưa hoàn thành nên xây dựng hạ tầng giao thơng khơng hồn chỉnh.
+ Về thủ tục và thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cịn chậm và có những trục trặc về mặt thủ tục.
- Trong cho vay ƣu đãi đầu tƣ : Lãi suất cho vay quá thấp so với các NHTM dẫn đến chủ đầu tư chây ỳ , cố tình chiếm du ̣ng vốn; Giá trị tài sản thế chấp khi vay vốn theo quy đi ̣nh thấp (15% so với giá tri ̣ khoản vay ) nên gă ̣p khó khăn trong thu hồi nợ khi phải xử lý tài sản thế chấp.
- Đối với các hộ sản xuất kinh doanh: chủ yếu do sản xuất, chăn nuôi,
trồng tro ̣t bi ̣ thiên tai, dịch bệnh nên gặp khó khăn tạm thời về tài chính.
- Trong lĩnh vực cho vay sà lan: do đặc thù vận chuyển đường xa nên
cơng tác kiểm tra giám sát gặp nhiều khó khăn, thậm chí cán bộ ngân hàng không rõ được sà lan đang đậu ở đâu, có trường hợp sau khi đã bán lại cho người khác thì ngân hàng mới biết.
- Do lạm phát tăng, làm cho chi phí đầu vào cao, khả năng cạnh tranh kém.
- Việc phát mãi tài sản gặp khó khăn do khơng có người mua cả trong trường hợp đấu giá thấp hơn giá của Nhà nước quy định.
2.3 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.3.1 Phân tích thơng tin cơ bản của khách hàng doanh nghiệp qua mẫu khảo sát
Những thông tin thông qua việc khảo sát các doanh nghiệp đang vay vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong năm 2011 được thể hiện qua các biểu số liệu về: lãi suất, lợi nhuận, giá trị tài sản đảm bảo, kinh nghiệm kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp, số tiền vay…
2.3.1.1 Tình hình lãi suất cho vay
Qua việc khảo sát đối với 130 khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong năm 2011, ta thấy kết quả thu thập được như sau:
Bảng 2.6: Tình hình lãi suất tiền vay doanh nghiệp phải trả
Lãi suất Số quan sát
(khách hàng) Tỷ trọng (%) tích lũy (%) Phần trăm
Dưới 18% 17 13,1 13,1
Từ 18% đến 20% 97 74,6 87,7
Trên 20% 16 12,3 100,0
Tổng 130 100,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2011) Qua bảng 2.6 ta thấy, với 130 khách hàng được điều tra thì có 17 khách hàng có lãi suất vay vốn dưới 18%, chiếm tỷ trọng 13,1%, nhưng số liệu thu thập được cũng cho thấy có đến 97 khách hàng phải chịu mức lãi suất rất cao từ 18% đến 20%, chiếm tỷ trọng 74,6%, đặc biệt có 16 khách hàng phải chịu mức lãi suất trên 20%, chiếm tỷ trọng 12,3%.
Do chịu ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2010, năm 2011 và việc thực hiện trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm nên kéo theo lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng cao trong một thời gian dài gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm.
2.3.1.2 Tình hình số tiền vay của khách hàng
Việc khảo sát về số tiền vay của khách hàng được chia theo 5 mức độ khác nhau: nhóm 1 có số tiền vay dưới 200 triệu đồng, nhóm 2 có số tiền vay từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, nhóm 3 có số tiền vay từ 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng, nhóm 4 có số tiền vay từ 1.000 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng, nhóm 5 có số tiền vay trên 2.000 triệu đồng. Kết quả số liệu khảo sát được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Tình hình số tiền khách hàng vay đƣợc
Số tiền vay Số quan sát (khách hàng) Tỷ trọng (%) Phần trăm tích lũy (%) Dưới 200 triệu đồng 10 7,7 7,7 Từ 200 đến 500 triệu đồng 33 25,4 33,1 Từ 500 đến 1.000 triệu đồng 19 14,6 47,7 Từ 1.000 đến 2.000 triệu đồng 23 17,7 65,4 Trên 2.000 triệu đồng 45 34,6 100,0 Tổng 130 100,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2011)
Từ bảng 2.7 cho thấy, trong số 130 khách hàng được khảo sát thì phần lớn khách hàng có số tiền vay trên 2.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,6%, kế đó có 33 khách hàng có số tiền vay từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,4%, tiếp theo có 23 khách hàng có số tiền vay từ 1.000 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,7%, ít hơn là 19 khách hàng có số tiền vay từ 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,6%, và chỉ có 10 khách hàng có số tiền vay dưới 200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,7%.
Kết quả qua khảo sát trên đây phản ánh thực tế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nhu cầu vay vốn chủ yếu là các món vay có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên. Trong khi nhu cầu vốn từ 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng chủ yếu đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất gốm và thủy sản là rất thấp do các lĩnh vực này đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong khi giá nguyên nhiên liệu liên tục tăng cao nên khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cũng bị hạn chế.
2.3.1.3 Tình hình giá trị tài sản đảm bảo tiền vay
Kết quả khảo sát về giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thể hiện qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.8: Tình hình giá trị tài sản đảm bảo tiền vay
Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay Số quan sát (khách hàng) Tỷ trọng (%) Phần trăm tích lũy (%) Dưới 100% 61 46,9 46,9 Từ 100% đến 125% 57 43,8 90,8 Từ 125% đến 150% 7 5,4 96,2 Từ 150% đến 200% 3 2,3 98,5 Trên 200% 2 1,5 100,0 Tổng 130 100,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2011)
Để tiến hành khảo sát, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng được chia theo 5 mức như sau: nhóm 1 là nhóm có giá trị tài sản đảm bảo dưới 100%, nhóm 2 có giá trị từ 100% đến 125%, nhóm 3 có giá trị từ 125% đến 150%, nhóm 4 có giá trị từ 150% đến 200% và nhóm 5 có giá trị trên 200%.
Từ bảng 2.8 cho thấy, với 130 khách hàng được khảo sát thì có tới 61