3. Yêu cầu của đề tài
1.2.2. Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
* Lịch sử phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa chủ chiếm 41,4% ruộng đất; nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất.
- Từ năm 1954-1957, ruộng đất được giao đến tay người dân với mục đích “người cày có ruộng”. Chuyển từ quan hệ sản xuất địa chủ phong kiến sang quan hệ sản xuất mới: Nông dân làm chủ và sản xuất độc lập trên ruộng đất của mình.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp.
+ Từ năm 1960-1975, toàn miền Bắc triển khai mô hình hợp tác hóa nông nghiệp. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển hợp tác xã. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cấp huyện được coi trọng và làm tâm điểm cho việc thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân được coi là xã viên hợp tác xã.
+ Từ năm 1976-1980, mô hình hợp tác xã nông nghiệp được triển khai trên phạm vi cả nước.
- Từ năm 1981-1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1, (1981-1984), Chỉ thị 100 CT-TW (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc và thu hoạch . Mô hình đã đạt được những hiệu quả khá tốt.
+ Giai đoạn 2, (1985-1987) nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.
- Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động:
+ Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ.
+ Đổi mới của Nghị quyết 10 là “một chủ, bốn tự”. “Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. “Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ruộng đất cho hộ; xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng.
+ Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân.
- Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:
+ Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.
+ Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước; hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa đói giảm nghèo…mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ thay đổi lớn.