Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán việt nam sử dụng mô hình từ hồi quy vector (VAR) (Trang 31 - 33)

Chỉ số giá thị trường chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có các nhân tố kinh tế vĩ mơ. Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, sự tác động này là khác nhau tùy theo từng thị trường và giai đoạn nghiên cứu. Việt Nam được xem như là một nền kinh tế mới nổi, thị trường chứng khoán cịn non trẻ nên chỉ số giá chứng khốn nhạy cảm với các biến động của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Để trả lời câu hỏi “Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh với biến số vĩ mô nào”, trong chương này tác giả sẽ tiến hành thực hiện các phân tích định lượng.

Trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, cũng như để phù hợp với Việt Nam, sự khó khăn trong việc lấy số liệu và năng lực nghiên cứu, trong đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng các nhân tố kinh tế vĩ mô sau:

Bảng 2.1: Các nhân tố kinh tế vĩ mô sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên biến Ký hiệu Nguồn Dấu kỳ vọng

1 Lãi suất IR NHNN -

2 Tỷ lệ lạm phát CPI IFS -

3 Cung tiền mở rộng M2 GSO +

4 Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI GSO +

5 Tỷ giá hối đoái EX NHNN +

=+

6 Giá dầu thô OP Bloomberg +

Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam: sử dụng chỉ số VN-Index làm đại diện cho chỉ số giá của TTCK Việt Nam. Chỉ số này được tính bằng cách lấy chỉ số giá đóng cửa hàng tháng của chỉ số VN-Index.

Cách lấy số liệu của các nhân tố vĩ mô:

- Lãi suất: sử dụng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, đơn vị tính: (%). - Tỷ lệ lạm phát: sử dụng chỉ số CPI để đo lường mức độ lạm phát.

- Cung tiền mở rộng: Cung tiền ở đây được chọn là cung tiền M2 (gồm cung tiền cơ sở và tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng), đơn vị tính: triệu VNĐ

- Chỉ số sản xuất công nghiệp: chỉ số được cung cấp hàng tháng.

- Tỷ giá hối đoái: sử dụng tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam so với đơ la Mỹ vì USD là đồng tiền có mức độ phổ biến nhất trong các hoạt động kinh tế, thương mại tại thị trường Việt Nam (USD/VNĐ).

- Giá dầu: giá chốt tại thời điểm cuối tháng, đơn vị tính USD/thùng. - Giá vàng: giá chốt tại thời điểm cuối tháng, đơn vị tính USD/Oz

Trong nghiên cứu này, việc phân tích sẽ được tiến hành trên dữ liệu tháng trong giai đoạn từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2012 với 79 quan sát. Lý do chọn khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2006 là vì:

- Do hạn chế trong việc tiếp cận các số liệu trước đó để có chuỗi dữ liệu đồng nhất về thời gian giữa các biến vì một số biến như M2, chỉ số sản xuất công nghiệp tác giả chỉ thu thập được số liệu từ năm 2006 trở đi.

- Ở Việt Nam, thị trường chứng khốn chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, đến cuối năm 2005 mới chỉ có 32 cơng ty niêm yết trên sàn. Trong 5 năm đầu hoạt động, hàng hóa trên thị trường cịn ít, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, khơng nổi tiếng nên không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia. Năm 2006 được coi là năm mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị

trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch diễn ra sôi động.

Dữ liệu trong bài nghiên cứu được tổng hợp, thu thập và tính tốn từ nhiều nguồn khác nhau. Để đảm bảo sự chính xác cho chuỗi dữ liệu trong q trình xử lý, đa số dữ liệu được lấy trong các báo cáo của các tổ chức uy tín như: GSO IFS, Bloomberg và NHNN Việt Nam.

Ngoài ra, để tránh những rắc rối liên quan đến vấn đề phương sai của sai số thay đổi và để chuỗi dữ liệu được ổn định hơn, tất cả các biến đều được chuyển từ dữ liệu gốc sang dạng logarit (log) trừ nhân tố lãi suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán việt nam sử dụng mô hình từ hồi quy vector (VAR) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)