Tạo và sử dụng camera

Một phần của tài liệu Chuyên đề đồ họa ứng dụng.doc (Trang 26 - 28)

V. Hoạt cảnh và ánh sáng

5. Tạo và sử dụng camera

a) Tạo và sử dụng camera:

- Để tạo 1 camera mới: Create > Cameras > Camera Type chọn kiếu camera muốn tạo.

- Chú ý: Nếu bạn khởi tạo các chọn lựa cho các kiểu camara mà bạn muốn tạo thì bạn chỉ cần chọn kiểu camera không cẩn khởi tạo các chọn lựa của nó vào lúc này vì nó đã khởi tạo mặc định.

b) Điều chỉnh các thuộc tính của camera.

- Các thuộc tính của camera mô tả các đặc điễm riêng biệt của camera bao gồm các thuộc tính: angle of view, focal length, depth of field.

- Để điểu chỉnh các thuộc tính của camera:

o Chọn camera , click View> Select Camera thì cửa sổ Attribute Editor xuất hiện. Nếu nó không xuất hiện thì click View > Camera attributes.

o Gán giá trị cho thuộc tính.

o Điều chỉnh các thuộc tính của camera. c) Tạo ra camera có khả năng render.

- Mặc định khung cảnh của bạn chỉ có 1 camera có khả năng render ( camera phối cảnh mặc định), camera này có khả năng render tất cả cảc đối tượng nẳm trong khung cảnh của bạn.

- Nếu bạn muốn thêm một camera khác vào khung cảnh của bạn và muốn làm cho nó có khả năng render ( hoặc bạn muốn làm cho bất cứ camera đồ hoạ mặc định cá khả năng rander), thì bạn phải khới tạo cho camera này có khả năng render. Bạn có thể có nhiều camera có khả năng render .

- Để tạo camera có khả năng render :

o Chọn phần Output Settings trong cửa sổ Attribute Editor của camera chọn Renderable ( nếu bạn khong muốn render thì tắt Renderable trong phần Output Settings trong cửa sổ Attribute Editor).

d) Bật/ tắc đường viền của khung nhìn.

- Bạn có thể bật/tắc đường viền của khung nhìn để bạn có thế định vùng giới hạn an toàn cho các loại thông tin (vùng an toàn cho hành động, text, đường giới hạn để render).

- Bạn có thể hiển thi nhiều đường viền khung nhìn cùng một lúc bằng cách mở Attribute Editor và chọn các chọn lựa trong phần Display Options.

- Bật tắc đường giới hạn an toàn cho hành động: click View > Camera Settings > Safe Action

- Bật /tắc đường giới hạn an toàn cho title(text): Click View > Camera Settings > Safe Title.

- Để hiển thị đường viền Resolution Gate: chọn View > Camera Settings > Resolution Gate.

e) Điều chỉnh depth of field:

- Bạn có thể xem khỏang cách tính toán được từ camera đến đối tượng và áp dụng giá trị đó vào Focus Distance cho camera để kiến trúc nên các hiệu ứng của Depth of Field trong Attibute Editor của camera.

- Để tạo ra hình ảnh có Depth of field rộng hơn ta dùng các giá tri fStop cao hơn( chẳng hạn như f16, f22, f32. Để làm cho Depth of field thu hẹp lại hơn dùng các giá tri fStop thấp hơn như f2.8, f4, f5.6.

- Tuỳ thuộc vào giá trị của fStop và Focus Region Scale mà các phần của đối tượng có thể được focus hay không được focus.

- Để chắc chắn tâm của một đối tượng ở trong vùng focus của Depth of Field.

o Chọn đối tượng muốn nhìn.

o Dùng giá tri Distance to Camera như giá trị của thuộc tính Focus Distance trong phần Depth of Field của camera hiện hành.

- Nếu bạn chọn nhiều đối tượng, Maya có thể dùng tâm của khối hình hộp bao quanh các đối tượng này để tính toán khoảng cách đến camera.

f) Nhìn thông qua một camera:

- Nếu bạn có hơn một camera bạn muốn chuyển việc nhìn từ camera này sang camera khác thì bạn làm 1 trong các cách sau:

o Click Panel sau đó chọn tên của camera muốn chuyển từ submenu Perspestive or Orthographic

g) Viền khung khung cảnh:

- Di chuyền camere ra từ vị trí này đến vị trí khác: Bạn có thể hiển thị camera như một đối tượng và sử dụng các điều khiển chuẩn để di chuyển nó. Đó là giống như nắm giữ camera( camera này không phải là camera mà bạn đang nhìn qua nó ) và di chuyển nó từ vị trí này đến vị trí khác. Việc di chuyển camera la cách hữu dụng nếu bạn muốn xem các mặt phẳng cắt xén, quĩ đạo quan sát của camera hoặc vùng nhìn thấy (hình chóp cụt giới hạn bởi 2 mặt cắt) các. Để di chuyển camera chọn camera và dùng công cụ Move để di chuyển camera.

- Chỉnh hướng quan sát cho camera dùng các công cụ của camera như Dolly, Track ….

- Để nhỉn một đối tượng qua camera: View > Look At Selection thì came ra sẽ di chuyển để trình bày các đối tượng đó tại trung tâm của khung nhìn.

- Để nhìn và làm đầy khung nhìn bằng những đối tượng bạn đã chọn: View > Frame Selection ( hoặc nhấn phím f) thì camera sẽ di chuyển để làm đầ khung nhìn bằng các đối tượng đã chọn.

- Để nhìn và làm đầy khung nhìn bằng tất cả các đối tượng trong khung cảnh: chọn View > Frame All thì came ra sẽ di chuyển để làm đầy khung nhìn của camera bằng tất cả các đối tượng trong màng hình ( kể cả các nguồn sáng và camera nếu các biểu tượng của chúng hiển thị trong khung nhìn).

- Để nhìn và điền đầy khung nhìn bằng một miền trong khung cảnh: Ctrl+Alt+rê trên một vùng muốn hiển thị thì camera sẽ di chuyển để điền đầy khung nhìn của camera bẳng miền đã được chọn.

- Bạn có thể ghi lại sự di chuyển của camera vào trong Scrip Editor( MEL Journal) để cho phép bạn undo hoặc redo lại sự di chuyển của camera hoặc copy lại sự di chuyển để dùng lại trong các khung cảnh hoặc camera khác: View > Camera Setting > Fournal.

Một phần của tài liệu Chuyên đề đồ họa ứng dụng.doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w