KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ trọng ngành kinh tế tỉnh phú yên (Trang 49)

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 3.1 Các yếu tố đóng góp TTKT của tỉnh

3.1.1 Khu vực I

Kết quả hồi quy mơ hình tăng trưởng của khu vực I là: lnYI = 3,829 + 0,375lnKI + 0,362lnLI

Kết quả hồi quy cho thấy hệ số đóng góp của TSCĐ và lao động vào tăng trưởng khu vực I lần lượt là 0,375 và 0,362 ( với độ tin cậy 89,97%). Hệ số R-square điều chỉnh là 90,9%, cho thấy mơ hình giải thích 90,9% hay nói cách khác 90,9% sự thay đổi trong tăng trưởng khu vực I được giải thích bởi các biến vốn và lao động. Hệ số α+β=0,737 <1 cho thấy năng suất biên khu vực I giảm dần, khi tăng một đơn vị đầu vào vốn và lao động thì đầu ra là 0,737 đơn vị.

Nhìn chung, xét cả giai đoạn 1991 đến nay, tăng trưởng vốn có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của khu vực I, tiếp đến là lao động và sau cùng là TFP. Cụ thể:

Nếu giai đoạn 1991-1995 vốn chỉ đóng góp 25,20% vào tăng trưởng khu vực I thì từ năm 2000 đến nay, vốn trở thành yếu tố quyết định cho tăng trưởng khu vực này. Vốn đầu tư vào khu vực I qua các năm là không đều nhưng cơ cấu vốn đầu tư khu vực I có xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 1991- 1995, vốn đầu tư vào khu vực I chiếm bình qn 19,22% tổng vốn đầu tư tồn xã hội, trong khi đó đến giai đoạn 2006-2010 chỉ chiếm 8,33%. Việc phân bổ vốn vào các khu vực được quyết định dựa vào các yếu tố như tổng mức đầu tư hàng năm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển và quy hoạch phát triển được đề ra,...

Nhìn kỹ năm 2001, tốc độ tăng vốn đầu tư là 61,05%, giá trị TSCĐ tăng 42,20%, tuy nhiên tăng trưởng khu vực I năm 2001 giảm 0,43%. Đây là năm Phú Yên chịu ảnh hưởng rất lớn về người và của, đặc biệt là mùa màng, tài sản, công cụ của nông dân, ngư dân thiệt hại rất lớn. Theo đó, giá trị khu vực I giảm so với năm trước. Điều này làm cho đóng góp của vốn vào tăng trưởng khơng có ý nghĩa. Ngoài “cú sốc” năm 2001 đến khu vực I, thì các năm còn lại, vốn vẫn thể hiện vai trò chủ đạo của mình đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng vốn vẫn còn chưa hiệu quả, thể hiện qua hệ số ICOR còn rất cao, giai đoạn 2006-2010, ICOR của khu vực I bình quân là 13,35. Việc sử dụng vốn tràn lan, dàn trải, các công cụ, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp đã không phát huy được hiệu quả của đồng vốn.

Xu hướng đóng góp TFP mang tính đặc thù đối với từng giai đoạn. Giai đoạn 1991-1995, TFP đóng góp khá cao vào tăng trưởng, bình quân giai đoạn này là 60,34%. Xuất phát điểm thấp, các ngành trong khu vực I thủ công và lạc hậu, do vậy ở giai đoạn này, việc cải tiến các loại giống cây trồng, vật nuôi diễn ra mạnh mẽ, đặt biệt là lúa. Bên cạnh đó, việc ra đời và đưa vào ứng dụng các loại máy móc nơng cụ vào sản xuất như máy tuốt, máy gặt, máy gieo hạt, các loại tàu thuyền công suất lớn, đánh xa bờ,... Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tăng trưởng. Tuy nhiên, sang giai đoạn kế tiếp, việc đặt nặng vấn đề cơng nghiệp hóa, đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ đã phần nào làm giảm những “quan tâm” đối với các ngành ở khu vực I. TFP giai đoạn dường như khơng đóng góp vào tăng trưởng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những nhìn nhận về phát triển khu vực I được quan tâm. Những chủ trương chính sách liên quan đến các vấn đề về an ninh lương thực, về xuất khẩu hàng hóa nơng phẩm, xây dựng thương hiệu, làng nghề, phát triển công nghiệp chế biến,... đã thay đổi nhiều đối với phát triển ngành nông nghiệp. Việc bắt đầu đưa vào phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trưởng được đề cập và đề cao. Do vậy, TFP ngày càng thể hiện rõ vai trị của mình đối với tăng trưởng giai đoạn I, dù chưa thực sự rõ nét.

Yếu tố TFP trong khu vực I bên cạnh những yếu tố về công nghệ và quản lý, thì một trong những yếu tố khác có ảnh hưởng lớn là thời tiết. Với đặc điểm là một tỉnh duyên hải, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, thì kết quả sản xuất kinh doanh một năm ở khu vực I hồn tồn có thể bị mất đi do một trận bão, cơn lũ vào cuối năm. Trồng trọt mất mùa, chăn nuôi dịch bệnh, đánh bắt thủy hải mất trắng là những điệp khúc quen thuộc ở địa phương khi mùa mưa đến. Khu vực I với lối canh tác sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào thời tiết khiến tăng trưởng ở khu vực này dễ đổ vỡ, thiếu tính bền vững. Trong những năm gần đây, nhờ sự cải thiện đáng kể về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các cơng trình thủy lợi, cơng tác dự báo thời tiết đã khắc phục được phần nào những ảnh hưởng từ yếu tố ngoại cảnh này. Hàm lượng ngoại cảnh trong TFP ngày càng giảm, và các yếu tố khác như công nghệ giống, kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt, công nghệ bảo quản,... tăng lên.

Đối với lao động, đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng khu vực I trong những giai đoạn đầu rất tích cực, cụ thể, đóng góp của lao động vào tăng trưởng khu vực I trong giai đoạn 1991-1995 là 3,70%, giai đoạn 1996-2000 là 21,43%, giai đoạn

2001-2005 là 22,60%. Tuy nhiên từ 2008 đến nay, lao động không cịn là yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng khu vực I nữa. Việc năng suất lao động thấp và tăng năng suất không đáng kể, cùng với việc lao động trong khu vực này di chuyển mạnh sang các khu vực khác đã làm cho đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng khu vực I ngày càng ít. Năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, điều kiện sống khó khăn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, mức sống ngày càng tụt lùi, không bắt kịp với sự phát triển mặt bằng chung, bị hạn chế nhiều về điều kiện phát triển cho thế hệ tương lai khiến nhiều lao động ở khu vực I khơng cịn bám trụ ở nông thôn, họ sẵn sàng di chuyển nơi ở, việc làm để tìm kiếm một cơng việc với thu nhập cao hơn. Sự dịch chuyển này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể theo tín hiệu thị trường đó là mức thu nhập trong ngành nông nghiệp thấp hơn các ngành khác nên lao động đã dịch chuyển, có thể do phản ứng trước chính sách của tỉnh trong mỗi giai đoạn phát triển.

Cơ cấu lao động khu vực I trong tổng số lao động trong nền kinh tế giảm rõ rệt. Năm 1991, cơ cấu này là 81,83% đến năm 2000 là 77,10% và đến nay, còn khoảng 55,70%. Xu hướng này kết hợp với việc tăng năng suất chậm một phần nào lý giải được mức độ ảnh hưởng ngày càng ít của yếu tố lao động đến tăng trưởng khu vực I.

Nhìn vào đồ thị tăng trưởng của khu vực I và các yếu tố có thể thấy, khoảng cách của tăng trưởng của vốn và tăng trưởng khu vực I khá lớn và không ổn định. Trong khi đó, xu hướng biến đổi của TFP khá tương đồng với tăng trưởng, còn tốc độ tăng trưởng của lao động hàng năm dao động ở mức trung bình và khơng có thể hiện rõ xu hướng đối với tăng trưởng chung của khu vực.

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng khu vực I và các yếu tố

-30,00% -20,00% -10,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% gY1 gK1 gL1 gTFP1

3.1.2 Khu vực II

Kết quả hồi quy khu vực II là:

LnYII= 1,794 + 0,643lnKII + 0,25 lnLII

Hồi quy tăng trưởng các yếu tố đối với khu vực II cho kết quả là: α = 0,643 và β=0,250 (với độ tin cậy 91%). R2

= 98,5% thể hiện 98,5% sự thay đổi trong tăng trưởng khu vực II được giải thích bởi các biến vốn và lao động. Hệ số α+β=0,884 <1 cho thấy năng suất biên khu vực II giảm dần, khi tăng một đơn vị đầu vào vốn và lao động thì đầu ra là 0,884 đơn vị. Tuy nhiên, mơ hình bị tự tương quan dương. Tiếp tục xây dựng mơ hình sai phân bậc 1. Kết quả hồi quy sai phân bậc 1 khu vực II cho kết quả là: α = 0,365 và β=0,178 (với độ tin cậy 90%). R2 = 58,52%.

Xét cả giai đoạn 1991 đến nay, nhìn chung tăng trưởng vốn có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của khu vực II, tiếp đến là lao động và yếu tố năng suất tổng hợp TFP. Tuy nhiên, xu hướng đóng góp có khác nhau giữa các yếu tố. Ảnh hưởng của vốn và lao động giảm dần trong khi đó TFP ngày càng khẳng định vai trị của mình trong việc đóng góp vào tăng trưởng khu vực II.

Ảnh hưởng của vốn đến tăng trưởng khu vực II có xu hướng giảm dần, trước năm 2005, vốn đóng góp vào tăng trưởng khu vực II rất lớn, trong khi đó đến giai đoạn 2006-2010, con số này là 44,47% và hai năm gần đây 28,61%. Điều này có thể lý giải một phần do cơ cấu vốn đầu tư của khu vực II trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội có xu hướng giảm trong giai đoạn sau. Vốn đầu tư vào khu vực II tăng mạnh trong những năm 90s, như năm 1995, vốn đầu tư tăng 127,21%, tính bình qn thập kỷ này, vốn đầu tư tăng 43,44%/năm, trong đó giai đoạn sau chỉ tăng bình quân 11,90%/năm. Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 1991-1995, bình quân vốn đầu tư dành cho khu vực II chiếm khoảng 34,77% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ này lên đến 56,39%, tuy nhiên, những giai đoạn sau đó, vốn đầu tư cho khu vực II khơng cịn chiếm tỷ trọng cao như trước.

Thay vào sự sụt giảm trong đóng góp của vốn đến tăng trưởng khu vực là đóng góp ngày càng tăng của yếu tố TFP. Đóng góp của TFP giai đoạn 2001-2005 chỉ 8,39 % thì đến hai năm gần đây là 64,80%. Để lý giải cho điều này, cần xem xét cơ cấu nội bộ khu vực II dịch chuyển theo hướng nào. Ngành khai thác khống sản bằng thủ cơng hoặc công nghệ lạc hậu, sản phẩm chủ yếu bán thô ngày càng giảm nhờ việc quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ các mỏ khoáng sản trên địa bàn. Mặt khác, công nghiệp chế

biến phát triển nhanh chóng. Về phía doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp chế biến muốn cạnh tranh và xuất khẩu trong thị trường trong và ngồi nước cần có một cơng nghệ và dây chuyền đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng và các yêu cầu của sản phẩm đầu ra. Về phía chính quyền địa phương, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bên cạnh những chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện về vùng ngun liệu thì chính quyền cũng tích cực trong các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến đầu tư - thương mại, định vụ thương hiệu sản phẩm.

Ảnh hưởng của lao động đến tăng trưởng khu vực II bình quân 17,45%. Tốc độ tăng trưởng lao động khu vực bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 6,75%, tuy nhiên năng suất cịn thấp, trình độ kỹ năng chưa cao. Lao động khu vực II chủ yếu được huy động từ khu vực I sang làm công nhân trong các nhà máy chế biến, dài hạn có, thời vụ có, tuy nhiên, mặc dù yếu tố năng suất lao động một phần được quy định bởi chủ doanh nghiệp, nhưng trình độ kỹ năng, tác phong công nghiệp còn thấp. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh sản phẩm còn kém, do vậy họ tận dụng nguồn nhân công rẻ và thời vụ từ khu vực I. Một phần vì các ngành chế biến ở địa phương chủ yếu là chế biến thô sơ, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm còn thấp, khơng địi hỏi nhân cơng có trình độ kỹ năng q cao. Do vậy, thực sự, những đóng góp của lao động trong tăng trưởng khu vực II chưa cao như đặc điểm vốn có của nó.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng khu vực II và các yếu tố

3.1.3 Khu vực III

Kết quả hồi quy khu vực III là:

LnYIII= 1,788 + 0,351 lnKIII + 0,621 lnLIII

Hồi quy tăng trưởng các yếu tố đối với khu vực III cho kết quả là: α = 0,351 và β=0,621 ( với độ tin cậy 94%). 96,1% sự thay đổi trong tăng trưởng khu vực III được giải thích bởi các biến vốn và lao động. Hệ số α+β=0,972 <1 cho thấy năng suất biên khu vực III giảm dần, khi tăng một đơn vị đầu vào vốn và lao động thì đầu ra là 0,972 đơn vị, cao hơn 2 khu vực trước.

Xét cả giai đoạn 1991 đến nay, tăng trưởng vốn có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng của khu vực III, tỷ lệ đóng góp là 85,22%, tiếp đến là lao động đóng góp 21,67% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Việc tăng yếu tố TFP không tác động ý nghĩa đối với tăng trưởng khu vực III.

Vốn đầu tư vào khu vực III tăng trung bình 34,16%/năm trong giai đoạn 1991- 2000 và 19,24%/năm giai đoạn 2001-2010. Từ năm 2000, vốn đầu tư vào khu vực III tăng tương đối so với 2 khu vực còn lại, cơ cấu vốn đầu tư khu vực III trên tổng vốn đầu tư là cao nhất, đạt bình quân 52,42%/ năm trong những năm gần đây 2011-2013.

Lao động đóng góp vào tăng trưởng khu vực III tăng dần qua từng giai đoạn. Mức độ đóng góp bình qn trong giai đoạn 1996-2000 là 12,31%/năm thì giai đoạn 2006-2010 lên đến 38,80%/năm và trong 3 năm gần đây là 71,98%/năm. Qua đó cho thấy, vai trị của lao động trong tăng trưởng khu vực III ngày càng lớn. Khu vực III với đặc thù của ngành dịch vụ và du lịch, là ngành mà yếu tố cịn người đóng vai trị quan trọng, quyết định đến chất lượng và sự cạnh tranh của sản phẩm. Một đội ngũ nhân lực tốt sẽ thực sự là công cụ sắc bén tạo ra tăng trưởng của khu vực này. Rõ ràng nhất đó là những bác sỹ giỏi, đội ngũ y tá có y đức, tận tâm, một đội ngũ giảng viên, giáo viên có chun mơn, tận tụy hay đơn giản là phục vụ niềm nở, vui vẻ tại các ngân hàng hay phương thức phục vụ tốt tại một khu resort,..

Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng khu vực III và các yếu tố

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm

TFP có đóng góp đến tăng trưởng khu vực III rõ nét nhất là vào giai đoạn 1991- 1995 và giai đoạn 2006-2010 (13,95%/năm). Bên cạnh yếu tố quan trọng là con người, thì TFP gồm nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trị không nhỏ để tăng trưởng khu vực III. Một trong những thứ đó là vấn đề thương hiệu, một trong những yếu tố có sức lan tỏa mạnh mẽ và chưa được định giá đúng mức như một tài sản vơ hình của các doanh nghiệp. Một yếu tố khác là mức độ đổi mới, hiện đại của khoa học công nghệ. Đây là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động của khu vực III.

Bảng 3.1: Tác động bình quân của các nguồn lực đến tăng trưởng giai đoạn 1991-2012 1991-2012 Đơn vị: %/năm Khu vực Vốn K Lao động L TFP I 103,04 4,26 -7,31 II 55,26 17,45 27,29 III 74,59 38,23 -12,83 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn

Nhìn chung, vốn là yếu tố đóng góp chủ chốt cho TTKT trong thời gian đối với cả 3 khu vực kinh tế. Tăng trưởng của Phú Yên phụ thuộc rất lớn vào vốn, cho thấy Phú Yên mới tăng trưởng ở chiều rộng nên chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ trọng ngành kinh tế tỉnh phú yên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)