TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng stress testing cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 38)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.2.1. Stress Testing hệ thống ngân hàng Hy Lạp (Faidon, 2006)

Năm 2005, IMF thực hiện Chương trình FSAP tại Hy Lạp thơng qua việc Ďánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng và thực hiện Stress Testing. Phương pháp phân tích Ďộ nhạy cảm Ďược sử dụng: cú sốc Ďược giả Ďịnh Ďối với một yếu tố rủi ro và Ďo lường ảnh hưởng của rủi ro Ďến nguồn vốn, tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận sau thuế. Theo hướng dẫn của NHTW Hy Lạp, các ngân hàng sử dụng Hệ thống quản lý và Ďo lường rủi ro nội bộ Ďể tính các ảnh hưởng cho từng loại rủi ro. Theo phương pháp “Bottom-up” này, NHTW Hy Lạp thu thập và tổng hợp kết quả của các ngân hàng.

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng Ďược Ďo lường theo nhiều cách khác nhau.

Rủi ro tín dụng Ďối với các khoản tín dụng trong nước: Ảnh hưởng của cú sốc là chênh lệch giữa EL sau cú sốc và giá trị nhỏ nhất giữa dự phòng và EL.Trong Ďó, các ngân hàng sử dụng hệ thống Ďánh giá nội bộ Ďể ước tính PD cho từng danh mục nợ (gồm doanh nghiệp, cá nhân, thế chấp). PD Ďược giả Ďịnh tăng 60%. EAD là giá trị danh nghĩa theo BCĐKT tại thời Ďiểm 31/12/2004. LGD Ďối với danh mục nợ doanh nghiệp, cá nhân, thế chấp là 45%, 80% và 35%.

Rủi ro tín dụng Ďối với thị trường trái phiếu: với giả Ďịnh các cú sốc Ďối với chênh lệch lợi suất giữa các loại trái phiếu, ảnh hưởng của cú sốc là chênh lệch hiện giá giữa các loại trái phiếu. Các cú sốc Ďược Ďưa vào nghiên cứu gồm: chênh lệch 0,05% giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu Bund, chênh lệch giữa trái phiếu công ty với T-bill là 1,5% và với trái phiếu nước ngoài là 1%.

Rủi ro tín dụng Ďối với các nước Balkan: giả Ďịnh thứ nhất là nợ xấu tăng 100% Ďối với danh mục nợ, ảnh hưởng của cú sốc là chênh lệch giữa nợ xấu sau cú sốc và mức dự phòng. Giả Ďịnh thứ hai là tài sản cơ sở tăng 1% Ďối với danh mục trái phiếu, ảnh hưởng của cú sốc là chênh lệch giữa hiện giá trái phiếu trước và sau cú sốc.

Rủi ro tín dụng Ďối với từng ngành: 3 ngành gồm ngành dệt, ngành xây dựng và ngành hàng hải Ďược lựa chọn Ďể thực hiện Stress Testing. Phương pháp thực hiện tương tự như Ďo lường rủi ro tín dụng Ďối với các khoản tín dụng trong nước. Ảnh hưởng của các cú sốc là tổng ảnh hưởng của cú sốc lên từng khu vực. Các cú sốc gồm: PD của từng ngân hàng tăng gấp 3 Ďối với ngành dệt, tăng gấp 2 Ďối với ngành xây dựng và PD tăng 90% Ďối với ngành hàng hải.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Ďối với danh mục nợ của toàn hệ thống như sau: vốn Ďiều lệ giảm 9.93%; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) giảm từ 12.81% xuống 11.69% và lợi nhuận giảm 88.7%. Trong Ďó chỉ có 1 trong 7 ngân hàng có CAR dưới mức tối thiểu (8%). Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Hy Lạp Ďược kiểm tra có vốn Ďiều lệ mạnh, chịu Ďược tổn thất có thể xảy ra. Rủi ro tín dụng ít tác Ďộng Ďến vốn Ďiều lệ, CAR và lợi nhuận Ďối với danh mục trái phiếu, các nước Balkan và theo từng ngành.

Rủi ro thị trường:

Rủi ro lãi suất: khoản mục nhạy cảm với lãi suất EUR, USD, JPY Ďược chia thành các nhóm căn cứ trên thời gian Ďiều chỉnh lãi suất. Kịch bản giả Ďịnh lãi suất của các nhóm cùng tăng/giảm ở mức 2% hoặc lãi suất tăng/giảm ở các mức khác nhau Ďối với từng nhóm. Rủi ro tỷ giá: Ďược Ďo lường thơng qua trạng thái ngoại tệ rịng, kịch bản giả Ďịnh Ďồng Euro giảm 30%. Rủi ro vốn: nguồn vốn chủ sở hữu Ďược giả Ďịnh giảm 30% Ďối với thị trường phát triển mạnh và giảm 50% Ďối với thị trường mới nổi.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro lãi suất tác Ďộng yếu hơn rủi ro tín dụng và mức thay Ďổi lãi suất khác nhau giữa các nhóm sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với mức thay Ďổi lãi suất giống nhau cho các nhóm. Điều này cho thấy các ngân hàng Hy

Lạp phòng ngừa vị thế ngắn hạn nhưng hầu như khơng phịng ngừa vị thế dài hạn. Rủi ro lãi suất chủ yếu từ Ďồng Euro và từ các tài sản giữ Ďến ngày Ďáo hạn. Tác Ďộng của rủi ro tỷ giá nhỏ vì hầu hết Ďã Ďược phịng ngừa vị thế. Rủi ro vốn cũng có tác Ďộng mạnh Ďến vốn Ďiều lệ (giảm 6,45%), CAR (giảm 0,71%) và lợi nhuận sau thuế (giảm 58,6%).

Rủi ro thanh khoản: việc Ďánh giá dựa trên phân tích dữ liệu có sẵn so với u

cầu của NHTW Hy Lạp: các ngân hàng phải có tỷ lệ tài sản thanh khoản trên 20% và tỷ lệ chênh lệch (mismatch ratio = chênh lệch tài sản nợ có / vốn Ďi vay) trên -20%. Kết quả cho thấy cả hai tỷ lệ này Ďều trên mức tối thiểu.

Rủi ro lan truyền (contagion risk): Bài nghiên cứu Ďánh giá mối liên hệ giữa các

ngân hàng thông qua ma trận chéo liên ngân hàng và Ďo lường ảnh hưởng của tổn thất Ďến vốn Ďiều lệ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro lan truyền khơng có ý nghĩa thống kê, tức là khơng có ngân hàng nào gặp rủi ro về thanh khoản nếu 1 ngân hàng trong hệ thống bị Ďổ vỡ.

Tóm lại, kết quả thực hiện Stress Testing theo hướng dẫn của FSAP Ďối với hệ thống ngân hàng Hy Lạp cho thấy các ngân hàng có Ďủ khả năng chống lại những cú sốc bên trong cũng như bên ngoài .

2.2.2. Stress Testing hệ thống ngân hàng Nga (Fungáčová & Jakubík, 2013)

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Top-down Ďể Ďánh giá sức kháng cự của lĩnh vực ngân hàng Nga Ďối với các cú sốc kinh tế bất lợi. Tác giả xác Ďịnh các nhân tố vĩ mô (GDP thực, GDP danh nghĩa, tỷ lệ nợ xấu, giá nhà và tốc Ďộ tăng trưởng tín dụng hộ gia Ďình) ảnh hưởng Ďến tăng trưởng nợ xấu và tăng trưởng tín dụng thơng qua mơ hình vĩ mơ. Từ Ďó, các kịch bản cho 2 năm tài chính Ďược xây dựng Ďể tính tốn rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro liên ngân hàng (rủi ro lan truyền). Sau cùng, tác giả tính tốn ảnh hưởng của tổng rủi ro Ďến nguồn vốn của từng ngân hàng.

Rủi ro lãi suất Ďược phân tích dựa trên mơ hình phân tích thời lượng. Rủi ro lãi suất Ďược tính là tổng thay Ďổi giá trị hiện tại của chứng khoán sẵn sàng Ďể bán

trong trái phiếu của doanh nghiệp, chính phủ nước ngồi, nhà nước và Ďịa phương ;với giả Ďịnh Ďường cong lãi suất dịch chuyển song song. Thời gian Ďáo hạn Ďược giả Ďịnh giống nhau theo từng loại trái phiếu cho tất cả các ngân hàng. Rủi ro tỷ giá Ďược tính dựa trên trạng thái mở ngoại tệ.

Rủi ro tín dụng Ďược tính cho từng ngân hàng, phân biệt giữa danh mục nợ cơng ty và hộ gia Ďình. Rủi ro tín dụng gồm tổn thất kỳ vọng và tổn thất khơng kỳ vọng Tổn thất kỳ vọng Ďược tính thơng qua PD, EAD, LGD. LGD là trung bình Ďộ nhạy của từng khu vực (doanh nghiệp, cá nhân, khác) theo ước tính của tổ chức Moody’s. EAD là chênh lệch giữa dư nợ và nợ xấu. Do các thơng tin Ďể tính PD theo các mơ hình khơng có sẵn, số liệu nợ xấu Ďược sử dụng Ďể ước tính PD. Tổn thất khơng kỳ vọng Ďược tính như là tổng thay Ďổi tỷ trọng tài sản có rủi ro (RWA) theo công thức của Basel II của khu vực doanh nghiệp, khu vực cá nhân và khu vực khác.

Rủi ro lan truyền Ďược tính tương tự như rủi ro tín dụng. Các khoản nợ liên ngân hàng Ďược sử dụng thay cho các khoản nợ cá nhân, doanh nghiệp. PD sau tương tác liên ngân hàng Ďược tính bằng cách lấy Ďộ nhạy liên ngân hàng kép (bilateral interbank exposures)3 nhân với PD của từng ngân hàng4. LGD Ďược giả Ďịnh là 10%. Vòng rủi ro lan truyền Ďược lặp lại 10 lần.

Kết quả cho thấy ngân hàng Nga hồn tồn nhạy cảm với thay Ďổi mơi trường vĩ mô. Vào cuối năm Ďầu tiên (năm 2010) các ngân hàng không bị ảnh hưởng Ďến nguồn vốn. Vào năm thứ hai, kịch bản chuẩn Ďưa ra dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ tăng gấp Ďôi và Ďiều này gây áp lực suy giảm tỷ lên an toàn vốn của ngân hàng. Theo Ďó, CAR của 67/200 ngân hàng trong mẫu sẽ giảm dưới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10% và tổng chi phí tái cấp vốn chiếm 0.6%GDP vào năm 2011. Trong khi Ďó; kịch bản bất lợi giả Ďịnh tình hình xấu hơn, tín dụng tăng trưởng chậm trong năm 2011. Từ kịch bản trên, tỷ lệ nợ xấu tăng khoảng 13%, CAR trung bình cho tất

3

Độ nhạy liên nhân hàng kép Ďược ước tính thơng qua phương pháp entropy cực Ďại.

4

PD của từng ngân hàng Ďược ước tính thơng qua bảng Ďối chiếu PD với tỷ lệ an toàn vốn (sau rủi ro lãi suất, tỷ giá và tín dụng).

cả ngân hàng vẫn trên mức tối thiểu, 80/200 ngân hàng cần tái cấp vốn và tổng chi phí tái cấp vốn có thể chiếm mức cao 0.8%GDP trong năm 2011.

Tóm lại, nghiên cứu của tác giả ủng hộ quan Ďiểm cho rằng khu vực ngân hàng Nga Ďang quá nhỏ so với quy mô của nền kinh tế và khu vực tư nhân Ďang Ďối mặt với khó khăn tài chính bên ngồi khi các Ďiều kiên vĩ mơ xấu Ďi.

2.2.3. Stress Testing các ngân hàng Anh theo phƣơng pháp VAR (Hoggarth et al., 2005)

Bài nghiên cứu Ďưa ra phương pháp mới (vector tự hồi quy – VAR) Ďể thực hiện Stress Testing Ďối với hệ thống ngân hàng Anh. Tỷ lệ nợ xấu Ďược sử dụng như là thước Ďo khả năng Ďổ vỡ của ngân hàng. Tác giả giải thích sự tương tác giữa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô (chênh lệch sản lượng, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, lạm phát hàng năm và tỷ giá hối Ďoái thực).

Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối tương quan âm rõ ràng có ý nghĩa giữa các thay Ďổi trong sản lượng (so với tiềm năng) và tỷ lệ nợ xấu, tác Ďộng này là ngược chiều. Các cú sốc chênh lệch sản lượng ảnh hưởng không nhỏ Ďến tỷ lệ nợ xấu nhưng mức Ďộ ảnh hưởng chỉ tương Ďương với 1/3 trung bình lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm của các ngân hàng lớn. Vì vậy, theo các kết quả này tác giả cho rằng hệ thống ngân hàng Anh có khả năng vượt qua những cú sốc kinh tế vĩ mô bất lợi lớn.

2.2.4. Stress Testing danh mục nợ của ngân hàng Đức (Mager & Schmieder; 2009)

Bài nghiên cứu thực hiện Stress Testing thơng qua mơ hình Ďánh giá nội bộ - IRB theo hướng dẫn của Basel II và mơ hình Monte Carlo một nhân tố (Monte Carlo simulation-based one-factor model – 1FM). Tác giả chia các ngân hàng Đức thành nhóm các ngân hàng lớn, trung bình, nhỏ dựa trên tổng dư nợ của từng ngân hàng. Theo Ďó, tổn thất ước tính (EL) của nhóm ngân hàng là tổng tổn thất ước tính của các ngân hàng trong nhóm. Q trình thực hiện như sau: (i) thay Ďổi tỷ lệ PD ở những mức Ďộ khác nhau Ďể Ďánh giá Ďộ nhạy rủi ro tín dụng của danh mục Ďầu tư; (ii) thay Ďổi Ďồng thời PD và LGD Ďể xác Ďịnh tác Ďộng của suy thoái kinh tế, kết

quả Ďược so sánh với yêu cầu về vốn tối thiểu của Basel II; (iii) sử dụng mơ hình 1FM thay vì mơ hình IRB Ďể Ďánh giá sự khác biệt của danh mục Ďầu tư cũng như dạng rủi ro.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro khi thực hiện Stress Testing với sự thay Ďổi cùng lúc của nhiều yếu tố sẽ lớn hơn tổng rủi ro của từng yếu tố trong danh mục.

2.2.5. Stress Testing rủi ro tín dụng tại Đức và Cộng Hịa Séc (Jakubík & Schmieder, 2008)

Tác giả xây dựng mơ hình hồi quy với các biến trễ cho 2 khu vực doanh nghiệp và hộ gia Ďình của Đức và Cộng Hịa Séc. Nợ xấu là biến phụ thuộc, Ďại diện cho rủi ro tín dụng; biến Ďộc lập trong mơ hình gồm các biến vĩ mơ khác (như tỷ giá hối Ďoái thực, lạm phát, GDP, tỷ lệ nợ trên GDP, lãi suất, thất nghiệp, thu nhập hộ gia Ďình, …). Do Ďặc Ďiểm của từng quốc gia và từng khu vực, các biến vĩ mô sẽ khác nhau trong từng mơ hình.

Sau Ďó, 4 mơ hình này Ďược sử dụng Ďể thực hiện Stress Testing cho các ngân hàng Đức và Cộng Hòa Séc. Tác giả xây dựng kịch bản dựa trên các dữ liệu quá khứ và Ďánh giá của chuyên gia. Đối với kịch bản dựa trên dữ liệu qua khứ, tác giả giả Ďịnh các biến vĩ mô Ďều thay Ďổi ở cùng một tỷ lệ (10%, 20%).

Kết quả Stress Testing Ďược so sánh giữa 2 quốc gia theo từng khu vực. Nhìn chung, ảnh hưởng của các biến vĩ mô Ďến nợ xấu ở Đức thấp hơn ở Cộng Hòa Séc Ďối với khu vực doanh nghiệp nhưng ngược lại Ďối với khu vực hộ gia Ďình.

2.2.6. Stress Testing độ nhạy đối với rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc (Lu & Yang, 2012)

Nghiên cứu của tác giả Ďưa ra mơ hình hồi quy theo biến trễ giữa nợ xấu của ngân hàng với 4 biến vĩ mô: tốc Ďộ tăng GDP, CPI, tốc Ďộ tăng cung tiền M2, giá nhà và biến giả (bằng 1 nếu có thanh lý nợ xấu). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến vĩ mơ Ďều có tác Ďộng có ý nghĩa thống kê với nợ xấu của NHTM.

Dựa trên mơ hình hồi quy này, tác giả xây dựng 2 kịch bản Ďể thực hiện Stress Testing thơng qua phân tích nợ xấu sau các cú sốc. Kịch bản thứ nhất giả Ďịnh tốc Ďộ tăng GDP, CPI, tốc Ďộ tăng cung tiền M2 giảm 3%, giá nhà tăng 3%. Kịch bản

thứ hai giả Ďịnh GDP, CPI giảm (dựa trên thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2008-2009); ban Ďầu tác giả giữ nguyên cung tiền M2, sau khi GDP và CPI giảm cùng tỷ lệ, cung tiền Ďược bơm vào nền kinh tế - giống như những gì Chính phủ Trung Quốc Ďã thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Kết quả Stress Testing từ kịch bản thứ nhất cho thấy nợ xấu bị ảnh hưởng bởi giá nhà (trong ngắn hạn) và tốc Ďộ tăng GDP, tốc Ďộ tăng cung tiền M2 (trong dài hạn). Kết quả Stress Testing từ kịch bản thứ 2 cho rằng nợ xấu sẽ tăng vọt khi xảy ra khủng hoảng, tuy nhiên chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng stress testing cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)