Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng stress testing cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 50)

CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp Ďể xây dựng kịch bản cho Stress Testing. Theo Čihák (2007), kịch bản có thể Ďược xây dựng dựa trên các dữ liệu, sự kiện trong quá khứ hoặc dựa trên các mơ hình vĩ mơ (mơ hình này dùng Ďể xác Ďịnh các yếu tố rủi ro trong trường hợp các cú sốc xảy ra). Tuy nhiên, các sự kiện quá khứ thường không lặp lại trong tương lai. Bên cạnh Ďó, các mơ hình vĩ mơ thường khơng có các biến số Ďo lường rủi ro của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ hay các biến số thể hiện chất lượng tài sản khác.

Do vậy, tác giả xây dựng 2 kịch bản vĩ mô cho năm 2013 theo nghiên cứu của Fungáčová & Jakubík (2013). Các kịch bản Ďược xây dựng dựa trên các dự báo của các chuyên gia/cam kết của Nhà nước (kịch bản chuẩn) và Ďánh giá chuyên môn (kịch bản bất lợi hơn). Trước khi xây dựng kịch bản, luận văn Ďi vào xác Ďịnh những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng Ďến hoạt Ďộng của ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam.

3.2.1.1. Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến hoạt động NHTM Việt Nam

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng Ďến hoạt Ďộng nói chung cũng như chất lượng tài sản của các NHTM Việt Nam, luận văn chỉ giới hạn một số yếu tố thường Ďược

gây sốc khi thực hiện Stress Testing tại các nước trên thế giới và phân tích trong bối cảnh của thị trường tài chính Việt Nam.

GDP thực

Jakubík (2007) cho rằng GDP là chỉ báo cơ bản của chu kỳ kinh tế. Tốc Ďộ tăng GDP thấp/giảm sẽ ảnh hưởng Ďến rủi ro tín dụng. Thơng qua tác Ďộng xấu Ďến thu nhập, tốc Ďộ tăng lương, thất nghiệp hoặc giá tài sản của doanh nghiệp; sụt giảm tốc Ďộ tăng GDP dẫn Ďến suy giảm chất lượng danh mục nợ của ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm khác (Festic & Beko, 2008; Beck et al., 2013) cũng chỉ ra rằng tổn thất của ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với tốc Ďộ tăng GDP.

Do vậy, các cuộc Stress Testing (Virolainen, 2004; End et al., 2006) thường Ďưa tốc Ďộ tăng trưởng GDP vào mơ hình vĩ mơ Ďể Ďánh giá tác Ďộng của biến số này Ďến chất lượng tài sản của ngân hàng.

Trong những năm gần Ďây, trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam, mối quan hệ giữa tốc Ďộ tăng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ thể hiện khá rõ nét và tương Ďối phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Theo Ďó, tác giả lựa chọn GDP thực là biến số Ďể xây dựng kịch bản khi thực hiện Stress Testing.

Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của Việt Nam

Nguồn: IMF và NHNN5

5

Thu thập số liệu từ trang web http://elibrary-

Lạm phát

Jakubík (2007) cho rằng lạm phát tăng sẽ tác Ďộng xấu Ďến danh mục nợ của ngân hàng do lạm phát làm tăng chi phí tài chính của các doanh nghiệp, tư nhân và làm giảm giá trị thị trường của tài sản. Nghiên cứu của Jakubík & Schmieder (2008) cũng lựa chọn lạm phát là biến vĩ mô Ďể gây sốc khi thực hiện Stress Testing cho các ngân hàng tại Đức và Cộng hòa Séc.

Khi lạm phát tăng cao, việc huy Ďộng vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy Ďộng Ďược vốn, hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy Ďộng sát với diễn biến của thị trường vốn. Một cuộc chạy Ďua lãi suất huy Ďộng ngoài mong Ďợi tại hầu hết các ngân hàng luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy Ďộng mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh Ďẩy lãi suất huy Ďộng lên, có ngân hàng Ďưa lãi suất huy Ďộng gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM

Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ Ďể giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể Ďáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp Ďồng Ďã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả với mức Ďộ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy Ďộng tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, Ďiều này Ďã làm xấu Ďi về môi trường Ďầu tư của ngân hàng, rủi ro Ďạo Ďức sẽ xuất hiện. Do sức mua của Ďồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy Ďộng vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn Ďối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn Ďối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn Ďể cho vay trung và dài hạn ảnh hưởng Ďến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là Ďiều khó tránh khỏi.

Do lạm phát cao, khơng ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh tốn trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt nhưng lại khan hiếm tiền mặt.

Theo Ďiều tra của Worldbank, ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngồi ngân hàng, trên 50% giao dịch khơng qua ngân hàng, trong Ďó trên 90% dân cư khơng thanh tốn qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm sốt chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, Ďặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, cơng nợ thanh tốn tăng có thể ảnh hưởng Ďến khả năng trả nợ của khách hàng.

Như vậy lạm phát tăng cao Ďã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn Ďến hoạt Ďộng của các NHTM. Sự không ổn Ďịnh của giá cả, bao gồm cả giá vốn, Ďã làm suy giảm lòng tin của các nhà Ďầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho hoạt Ďộng của các ngân hàng. Vì vậy lạm phát là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn Ďến rủi ro trong hoạt Ďộng của các NHTM.

Lãi suất

Lãi suất tác Ďộng tới nhiều mặt của các ngân hàng, mức lãi suất không ổn Ďịnh sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả hoạt Ďộng và tăng rủi ro của các ngân hàng. Do vậy, rủi ro lãi suất thường Ďược phân tích khi thực hiện Stress Testing tại nhiều nghiên cứu trên thế giới (Faidon, 2006; Fungáčová & Jakubík, 2013; Hoggarth et al., 2005; Jakubík & Schmieder, 2008)

Lãi suất thường là công cụ Ďể các NHTM cạnh tranh huy Ďộng vốn với nhau. Thông thường các ngân hàng nhỏ thường phải huy Ďộng vốn với lãi suất cao hơn các ngân hàng lớn. Với lãi suất tăng cao sẽ khiến các ngân hàng có quy mô nhỏ chịu nhiều ảnh hưởng hơn các ngân hàng có quy mơ lớn (khó huy Ďộng vốn, khơng Ďảm bảo Ďược tính thanh khoản hệ thống, ...).

Bên cạnh Ďó, nhiều lập luận cho rằng khi lãi suất giảm một bộ phận người gửi tiền rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng, Ďầu tư vào các kênh khác như: mua vàng, mua USD, Ďầu tư thị trường chứng khốn hay cho vay ngồi với lãi suất cao. Điều này làm cho việc huy Ďộng vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, lãi suất cho vay giảm cũng ảnh hưởng Ďến hoạt Ďộng của ngân hàng trong trường hợp "sức khỏe" doanh nghiệp Ďi xuống, ít doanh nghiệp Ďáp ứng Ďược Ďiều kiện vay khiến các ngân hàng phải cạnh tranh quyết liệt Ďể lôi kéo khách. Nếu một ngân hàng "chào" doanh nghiệp với lãi suất 10%/năm, sẽ có ngân hàng khác mời mức 9%/năm, thậm chí là 8%/năm, 7%/năm, Ďẩy chính các ngân hàng vào thế khó. Lợi dụng tình trạng này, một số doanh nghiệp Ďã thu lợi bằng việc vay ngân hàng với lãi suất thấp, mang gửi lại Ďể hưởng chênh lệch. Đây Ďược coi là hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, tác Ďộng tiêu cực tới ngân hàng trong hệ thống.

Động thái giảm lãi suất cũng thể hiện nỗ lực của Chính phủ và NHNN muốn nới lỏng các Ďiều kiện tín dụng Ďể thúc Ďẩy hoạt Ďộng cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng này sẽ không Ďáng kể. Tuy việc phá giá lãi suất cho vay khiến nhiều doanh nghiệp Ďược lợi, nhưng song hành với Ďó sẽ tạo thêm nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, nếu chênh lệch lãi suất mà các ngân hàng Ďược hưởng nhỏ, nếu tính cả những khoản nợ chưa Ďược trích lập dự phịng rủi ro Ďầy Ďủ những năm trước, cộng thêm lợi nhuận hiện tại không Ďủ bù Ďắp, thì ngân hàng Ďứng trước nguy cơ thua lỗ và rủi ro với hệ thống là rất lớn.

Tỷ giá hối đối

Tỷ giá có ảnh hưởng khơng nhỏ Ďến hoạt Ďộng của các NHTM Việt Nam. Khi tỷ giá tăng, sức mua Ďồng Việt Nam yếu khiến sản xuất Ďình Ďốn, khơng có Ďầu ra Ďã kéo theo nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thấp.

Điều chỉnh tỷ giá cũng phần nào gây ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu và nền kinh tế. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí Ďầu vào của các doanh nghiệp nhập khẩu, dẫn Ďến giảm khả năng sinh lời và ảnh hưởng Ďến khả năng trả nợ của nhóm khách hàng này. Ngồi ra, Ďối với doanh nghiệp vay ngoại tệ, nhưng nguồn thu là nội tệ thì tỷ giá tăng cũng sẽ ảnh hưởng lớn Ďến khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

Do vậy, rủi ro tỷ giá thường Ďược Ďưa vào phân tích khi thực hiện Stress Testing (Faidon, 2006; Jakubík & Schmieder, 2008; Fungáčová & Jakubík, 2013).

Tóm lại, hai kịch bản sẽ Ďược xây dựng cho GDP thực, lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối Ďoái.

3.2.1.2. Xây dựng kịch bản chuẩn và kịch bản bất lợi hơn

Dựa trên các dự báo của các tổ chức có uy tín như Standard Chartered và JPMorgan Chase … và các cam kết/dự báo của Chính phủ, tác giả xây dựng kịch bản chuẩn và kịch bản bất lợi như sau:

Kịch bản cho GDP

Nhìn chung, GDP tăng trưởng khá ổn Ďịnh trong các năm gần Ďây.

Hình 3.2: GDP thực của Việt Nam từ 2000-2012

Nguồn: IMF6

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Ďã Ďược Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tư thơng qua, và Ďược chính thức cơng bố ngày 30/11/2012. Theo Ďó, mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn Ďịnh kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đồng thời, Chính phủ cũng Ďưa ra chỉ tiêu: GDP cho năm 2013 tăng khoảng 5,5%. Mức tăng trưởng này Ďược sử dụng làm kịch bản chuẩn cho luận văn.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức, ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất ổn Ďịnh kinh tế vĩ mơ. Trong bối cảnh Ďó, sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong một thời gian

6

Thu thập số liệu từ trang web http://elibrary-

ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao Ďộng giảm sút, hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc Ďộ tăng trưởng tiền gửi tại các TCTD nếu nợ xấu không sớm Ďược giải quyết, các NHTM khơng có các giải pháp hữu hiệu phân loại Ďối tượng cho vay mà vẫn siết chặt Ďiều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng Ďến phục hồi nền kinh tế… Nếu các khó khăn nêu trên khơng Ďược xử lý thì khả năng GDP Ďạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội Ďề ra cho năm 2013, theo Ďánh giá của Chính phủ là rất khó khăn.

Cũng từ quan Ďiểm trên, JPMorgan Chase và IMF nhận Ďịnh tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam sẽ còn ở mức thấp, dự báo ở mức 5,2%. Theo Ďó, kịch bản bất lợi Ďối với tăng trưởng GDP là 5,2%.

Kịch bản cho lạm phát

Ở nước ta, trong khoảng 20 năm qua Ďã có 3 xu hướng lạm phát xảy ra. Xu hướng giảm rất mạnh, từ mức cao 2 con số xuống mức âm diễn ra trong giai Ďoạn 1992 - 2000. Xu hướng tăng mạnh, từ mức âm lên 2 con số trong giai Ďoạn 2000 - 2008. Cuối cùng là xu hướng biến Ďộng mạnh và phức tạp trong giai Ďoạn 2009 - 2012. Trong giai Ďoạn này, lạm phát Ďã xuống thấp vào năm 2009 (6,5%), bùng phát cao năm 2010 - 2011 (11,8% và 18,1%) và giảm thấp Ďột ngột vào năm 2012 (6,8%).

Hình 3.3: Lạm phát tại Việt Nam từ 2004-2012

Nguồn: Biểu đồ lạm phát của Việt Nam theo J.P Morgan7

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra ở Hà Nội ngày 09/01/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ďưa ra yêu cầu về mục tiêu chung của nền kinh tế năm 2013 là lạm phát thấp hơn năm ngoái, ổn Ďịnh vĩ mô và tạo Ďiều kiện thuận lợi Ďể 2014 - 2015 tăng trưởng cao hơn. Riêng về nhiệm vụ của ngành ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu phải Ďiều hành chính sách tiền tệ Ďể lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012. Mục tiêu Ďiều hành lạm phát năm 2013 Ďược Chính phủ Ďặt ra là từ 6-6,5%. Dựa trên mục tiêu của Chính phủ, kịch bản chuẩn cho lạm phát là 6%.

Tuy nhiên, theo báo cáo tồn cầu cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2013 của Ngân hàng Standard Chartered, lạm phát hiện Ďang ở mức thấp Ďã tạo Ďiều kiện thuận lợi Ďể NHNN thực hiện cắt giảm lãi suất trong năm nay. Trong tháng 4/2013, lạm phát Ďã ổn Ďịnh ở mức 6,6% so với cùng kì năm ngối, giảm so với mức 6,9% trong Q 1/2013 (tính trung bình theo q). Lạm phát lõi cũng giảm từ 12% xuống 11,6% so với cùng kì năm ngoái. Báo cáo viết: "Theo số liệu cập nhật Ďịnh kỳ của chúng tôi, kể từ tháng 04/2010, lạm phát tính theo tháng Ďã lần

7

Thu thập biểu Ďồ từ trang web http://vietbao.vn/Kinh-te/JPMorgan-du-bao-lam-phat-nam-se- xuong-toi-4-2-vao-thang-10/2131491689/47/

Ďầu tiên Ďạt âm vào tháng 4 vừa qua. Chúng tơi dự Ďốn những rủ ro lạm phát sẽ quay trở lại muộn hơn so với dự báo trước Ďó. Do Ďó, chúng tơi hạ dự báo lạm phát năm 2013 từ 8,0% xuống 7,2% và nâng mức dự báo năm 2014 từ 6,0% lên 8,2%". Theo Ďó, kịch bản bất lợi cho lạm phát là 7.2%.

Kịch bản cho lãi suất:

Theo thông báo NHNN về kết quả hoạt Ďộng ngân hàng 2012, Ďến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy Ďộng VND giảm 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5- 9%/năm so với cuối năm 2011 và Ďã trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007. Lãi suất cho vay phổ biến Ďối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 9-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, trong Ďó lãi suất cho vay Ďối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm.

Trong 5 tháng Ďầu năm 2013, NHNN Ďã Ďiều chỉnh giảm 2%/năm các mức lãi suất Ďiều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn tối Ďa bằng VND Ďối với các lĩnh vực ưu tiên và giảm 0,5%/năm lãi suất tiền gửi tối Ďa bằng VND ở kỳ hạn 1 tháng Ďến dưới 12 tháng.

NHNN cho biết sẽ bám sát kinh tế vĩ mô, tiền tệ Ďể chủ Ďộng Ďiều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn Ďịnh thị trường tiền tệ, Ďiều tiết tiền tệ hợp lý Ďể Ďảm bảo thanh khoản, sẵn sàng nguồn vốn Ďể mở rộng tín dụng ra nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Trong Ďó, NHNN sẽ Ďiều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng stress testing cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)