Hình 3.1 Thiết bị nấu gạo, malt.
1. Đường nguyên liệu vào. 5. Cửa quan sát. 2. Đường hơi đi. 6. Cánh khuấy. 3. Đường tháo nước ngưng. 7.Động cơ.
4. Đèn quan sát và C.I.P 8. Đường dịch ra.
3.4.1.1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
• Cấu tạo
Thiết bị nấu có dạng hình trụ, đáy côn, được chế tạo bằng thép không gỉ. Thiết bị có hệ thống cấp hơi để gia nhiệt, hơi được truyền vào nồi thông qua hệ thống áo hơi thông với nhau bằng các ống dẫn. Thân nồi được bảo ôn bằng lớp cách nhiệt. Dưới đáy nồi có lắp cánh khuấy nhằm đảm bảo dịch đối lưu, tránh hiện tượng vón cục trong quá trình nấu. Ngoài ra thiết bị còn có các cửa nạp liệu, tháo dịch, vệ sinh, cip...
• Nguyên tắc hoạt động
Nguyên liệu (malt, gạo) sau khi nghiền được bơm vào nồi theo đường ống dẫn dịch (1). Thiết bị có thân hình trụ (2), nắp có dạng nón, có ống thoát hơi. Hệ thống cấp hơi gián tiếp để gia nhiệt (thiết bị gia nhiệt áo vỏ), đồng thời thân nồi có bọc lớp bảo ôn. Khi tiến hành nấu, hơi đi qua các ống hơi vào gia nhiệt thành và đáy nồi để đun nóng dung dịch cháo. Nước ngưng tụ thì được xả qua van tháo nước ngưng (3).
Trong nồi nấu có bố trí cánh khuấy (6) để đảo trộn dịch gạo , tránh hiện tượng gạo bị vón cục và đảm bảo nhiệt được phân bố đều. Cánh khuấy hoạt động được nhờ động cơ (7). Ngoài ra thiết bị còn có hệ thống CIP (4) để vệ sinh thiết bị, cửa quan sát (5) đồng thời cũng là cửa để bổ sung chế phẩm enzim và hóa chất, thiết bị báo mức…Kết thúc quá trình nấu, dịch nấu được tháo theo đường (8) để thực hiện công đoạn tiếp theo.
Chế độ vệ sinh thiết bị nấu: Đối với mỗi nồi nấu thì khoảng 8-10 mẻ ta tiến hành vệ sinh thiết bị một lần, đầu tiên nồi nấu được tráng qua nước xút loãng thu hồi, sau đó tiến hành bơm tuần hoàn xút nóng 800C nồng độ khoảng 2% vào nồi nấu để hòa tan cặn bám trong thiết bị. Sau đó rửa lại thiết bị bằng nước nóng.
3.4.1.2. Những sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục
+ Sự cố:
Quá trình nấu bị sống làm cho sự chuyển hoá tinh bột thành đường glucose không triệt để, thời gian nấu lâu.
+ Nguyên nhân:
Do tốc độ cánh khuấy làm việc không hiệu quả. Động cơ điện bị cháy do làm việc quá tải.
Hệ thống nước rửa không đạt tiêu chuẩn.
Tắc nghẽn đường ống do quá trình nghiền không tốt. Ống hơi hoặc thân thiết bị bị rò rỉ.
+Khắc phục:
Vệ sinh thiết bị theo định kì.
Điều chỉnh tốc độ cánh khuấy hoặc thay cánh khuấy. Thường xuyên kiểm tra các ống hơi và thiết bị thường xuyên. Cần nhanh chống sữa chữa lại hoặc thay thiết bị mới. Điều chỉnh nguyên liệu vào và ra.
Chú ý thao tác cấp hơi, cấp nhiệt.
Chú ý tới nhiệt độ để điều chỉnh áp suất.