ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 50 - 51)

TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2012

Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo mô phỏng đường cong Laffer nợ

Mặc dù các lí thuyết “debt overhang” khơng trực tiếp giải thích ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng nhưng ta có thể mở rộng và áp dụng đường cong Laffer nợ để mô tả đường cong Laffer về ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng. Do đỉnh đường cong Laffer nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Nó cũng chính là điểm chỉ ra mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà khơng phải lo ngại vấn đề “debt overhang”.

Nghiên cứu sử dụng hàm phi tuyến dạng đường cong phương trình bậc hai để mô phỏng đường cong Laffer nợ. Để vẽ được đường cong này nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để vẽ đường cong theo các điểm phân tán của biến tỷ lệ tăng trưởng theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (theo giá cố định năm 2000), ký hiệu GDP, số liệu từ năm 1986-2012. Đường cong được tìm thấy như Hình 4.1. Đỉnh của đường cong được xác định với giá trị bằng 65% đây chính là ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP mà nghiên cứu cần tìm.

Tuy nhiên, để ngưỡng nợ nêu trên phản ánh đúng mức độ an toàn nợ của Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tỷ giá hối đoái, lạm phát, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chống đỡ rủi ro của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)