Hình 4.1 : Đường cong Laffer nợ củaViệt Nam giai đoạn 1986-2012
4.1 Mơ hình nghiên cứu
Nhằm đo lường tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mơ như: Nợ nước ngồi, đầu tư trong nước, dịch vụ nợ, độ mở của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngồi, mơ hình dạng logarit (Log-log), mơ hình được tác giả sử dụng tương tự như mơ hình Frimpong, J. M.Oteng-Abayi, E. F sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Ghana, 2006. Mơ hình này theo tác giả là phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vì tình trạng nợ nước ngoài của Ghana cũng giống như các nước HIPCs, có thể tìm thấy số liệu thống kê của các biến trong mơ hình trong khi các mơ hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống kê. Mặt khác hệ số tuyến tính giữa biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP chỉ ở mức 20% cho nên mơ hình đa biến là lựa chọn phù hợp hơn. Mơ hình cụ thể như sau:
lnYt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnTDSt + α3 lnINVt + α4 lnFDIt + α5 lnEXPt + εt (1)
Trong đó:
- Biến Y (%) là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế - Biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP (%)
- Biến TDS là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%) - Biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP (%)
- Biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%)
- Biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%), được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ chia cho tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
Để phù hợp với mơ hình tăng trưởng kinh tế, quan điểm lý thuyết và phân tích phần trên đã trình bày, khi nợ nước ngoài của Việt Nam chưa vượt ngưỡng an toàn “threshold level” nên nghiên cứu kỳ vọng nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α1 > 0, tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu dự
kiến sẽ tác động tiêu cực do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ, nên nghiên cứu dự đoán α2 < 0, tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào tăng trưởng GDP, nên nghiên cứu mong đợi
α3 > 0, tương tự tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên
ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong đợi một tác động tích cực đến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng α4 >0, nền kinh tế Việt Nam hiện đã và đang hòa nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh qua các năm so với nhập khẩu, độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, nghiên cứu kỳ vọng α5 > 0.
Mơ hình trên được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu liệu có hay khơng mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các yếu tố đầu vào nêu trên. Khả năng xảy ra mối quan hệ trong dài hạn được kiểm định bằng kỹ thuật đồng liên kết.