Như vậy, luận văn có thể trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu rằng: Thứ
lệ nợ nước ngồi trên GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
đầu người tăng 0.040055% và ngược lại khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP giảm 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giảm
0.040055%. Thứ hai, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa
nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua việc khi nợ nước
ngoài chưa vượt qua mức ngưỡng, nợ có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế nhưng khi nợ nước ngồi tăng và vượt qua mức ngưỡng thì nợ nước ngồi có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế thơng qua việc sử
dụng phương trình bậc hai gồm cả chỉ tiêu nợ nước ngoài so với GDP và chỉ tiêu nợ nước ngồi bình phương so với GDP trong phương trình hồi quy, hệ số của chỉ tiêu nợ nước ngoài so với GDP mang dấu dương tuy nhiên chỉ tiêu nợ
nước ngồi bình phương so với GDP lại mang dấu âm. Điều này thể hiện tác động ngược chiều của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế khi nợ nước ngoài tăng và vượt qua mức ngưỡng. Kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới như cơng trình nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) về tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002) và cơng trình nghiên cứu nợ và tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp của Alfredo Schclarek (2004).