Một số kiến nghị với doanh nghiệp trong quá trình vận dụng các văn bản pháp quy nêu trên

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng trong doanh nghiệp (Trang 41 - 45)

CÁC KHOẢN CHI PHÍ DỰ PHÒNG

3.2.2 Một số kiến nghị với doanh nghiệp trong quá trình vận dụng các văn bản pháp quy nêu trên

Doanh nghiệp thực sự có vai trò quan trọng trong việc đánh giá xem hệ thống văn bản pháp quy trên đó thực sự chính xác và đem lại hiệu quả cao hay chưa. Bởi vì khi áp dụng vào thực tế chúng ta mới thấy được những ưu điểm cũng như những bất cập của văn bản trên và những khó khăn của doanh nghiệp khi gặp phải.

Trong tình hình mới hiện nay, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Bộ tài chính trong việc trích lập và hạch toán các khoản dự phòng. Tuy nhiên, tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp ( quy mô, ngành nghề, thành phần kinh tế... ) mà chúng ta có những vận dụng phù hợp với tình hình và hoàn cảnh.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải nhận định được tầm quan trọng của các khoản dự phòng. Vì dự phòng phản ánh chi phí rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp . Đặc biệt chi phí các khoản dự phòng rất khó nhận diện và xác định từ trước.

Thực chất, dự phòng không làm thay đổi tổng lợi nhuận trong thời gian dài, nó chỉ điều chỉnh lợi nhuận từ kỳ kế toán này đến kỳ kế toán khác. Khi kế hoạch, mục tiêu lợi nhuận đã được đặt ra từ trước,doanh nghiệp có thể có phương pháp hạch toán dự phòng cho phù hợp.

- Nếu mục tiêu lợi nhuận cao trong kỳ, doanh nghiệp nên cố gắng hạch toán các khoản dự phòng thấp. Mục đích là giảm chi phí phát sinh trong kỳ. Ví dụ hạch toán các khoản dự phòng hàng tồn kho thấp nhất là khi hàng hóa được sản xuất từ nguyên vật liệu này vẫn bán chạy trên thị trường.

- Mục tiêu của doanh nghiệp nếu chưa phải là lợi nhuận thì việc hạch toán dự phòng lại khác. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển cần lập dự phòng lớn để tránh hay hạn chế những rủi ro gặp phải.Còn nếu doanh nghiệp bước đầu hướng tới mục tiêu thị phần,việc trích lập dự phòng, bảo hành sản phẩm,hàng hóa công trình phải lớn. Vì sau công việc bán hàng là một phần quyết định tạo ra chữ tín và

thương hiệu ngay từ đầu.

Thứ hai, việc trích lập các khoản dự phòng phải phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như những thay đổi khác nhau của tình hình thực tế.

- Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với số lượng lớn,kỹ thuật phức tạp, yếu tố nguyên liệu đầu vào thực sự rất quan trọng. Nếu luôn phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài vào, các nguyên vật liệu đặc biệt như vàng, bạc, bạch kim,những nguyên liệu có biến động mạnh về giá như thép, xi măng thì việc trích lập dự phòng hàng tồn kho là rất quan trọng. Nhất là khi nguồn cung cấp, nhà cung cấp cũng như nguyên vật liệu hạn chế.

- Nếu là doanh nghiệp thương mại có hình thức thanh toán chậm,tuy doanh thu của doanh nghiệp vì thế tăng nhanh nhưng rủi ro lại xảy ra rất lớn. Bởi vì việc mất khả năng thanh toán của khách hàng trong thời gian dài là việc rất dễ xảy ra. Doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt tình hình và thông tin có liên quan. Như vậy quyết định trích lập các khoản dự phòng sẽ chính xác hơn.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển được 7 năm nhưng đã có những bước tiến vượt bậc. Các nhà đầu tư nói chung , các doanh nghiệp tham gia chứng khoán nói riêng đã thu được rất nhiều lợi nhuận. Tuy vậy thị trường chứng khoán luôn tồn tại những rủi ro và bất ổn của nó. Tuy nhiên thời gian gần đây, VN Index có xu hướng giảm mạnh. Doanh nghiệp luôn phải trích lập một khoản dự phòng đầu tư tài chính lớn. Vì nếu không chủ động thì nguy cơ thiệt hại sẽ vô cùng to lớn.

KẾT LUẬN

Trên đây là những vấn đề cơ bản về chế độ kế toán liên quan đến việc trích lập, sử dụng và hạch toán những khoản dự phòng trong doanh nghiệp. Thông tư 228/2009/TT-BTC và quyết định số 152006/QĐ-BTC đã quy định việc hạch toán dự phòng cho tất cả các doanh nghiệp. Điều này là hợp lý vì chúng ta đã xây dựng nền kinh tế thị trường và đã có cam kết khi gia nhập WTO. Không thể có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau được. Tuy vậy hai văn bản trên vẫn có những nhược điểm cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đó là sự không đồng bộ và thiếu sót, chưa rõ ràng trong các quy định hiện hành.

Vì vậy cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất là Bộ Tài Chính cần phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình hiện tại. Bên cạnh đó việc ứng dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp cần sáng tạo và nghiêm chỉnh…Những văn bản quy phạm pháp luật muốn hiệu quả phải xuất phát từ cả cơ quan có thẩm quyền ban hành và những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực thi.

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng trong doanh nghiệp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w