DỰ PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP
2.1. Về văn bản pháp lý về dự phòng
Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán lần đầu tiên được đề cập trong thực hành kế toán vào năm 1997. Quy định về trích lập các khoản dự phòng được sửa đổi, bổ sung theo thời gian phù hợp với sự đổi mới quy chế tài chính và kế toán như ban hành chuẩn mực kế toán từ cuối năm 2001. Theo đó, kể từ đầu năm 2002, trích lập các khoản dự phòng được thực hiện theo Thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 và sau đó được thay thế bằng Thông tư 13/2006/TT/BTC ngày 27/03/2006. Tuy nhiên Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 228/2009/QĐ-BTC ngày 07/12/2009 thay thế hoàn toànThông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Thông tư này bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 01/2010.
Như vậy, Thông tư số 228/2009/QĐ-BTC là văn bản pháp lý có hiệu lực hiện hành về trích lập dự phòng.
2.2. Đánh giá về chế độ kế toán dự phòng hiện hành
Theo truyền thống, trích lập các khoản dự phòng được quy định trong các thông tư của Bộ tài chính. Chế độ kế toán chỉ quy định về cách thức hạch toán. Sự phân chia này đôi khi dẫn đến một số vấn đề không thống nhất trong lý thuyết và thực hành công tác kế toán. Nghiên cứu các quy định hiện hành nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề sau:
2.2.1 Chưa nhận diện đầy đủ các khoản dự phòng
Dự phòng phản ánh việc ghi nhận trước một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai. Theo cách hiểu này, các khoản trích có được xem là một khoản dự phòng?
2.2.2 Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng vàquy định của Chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng. quy định của Chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng.
*Sự khác biệt về xử lý các khoản dự phòng khi chưa có thông tư 228
Theo nội dung của chuẩn mực số 18 và Quyết định 15 thì có 09 khoản dự phòng và mang tính chất dự phòng, đó là : dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp; dự phòng cho những hợp đồng có rủi ro lớn; dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa; dự phòng về chi phí bảo hành công trình xây lắp; quỹ dự phòng tài chính. Đây là những khoản dự phòng đứng dưới góc độ kế toán.
Theo nội dung của thông tư số 13 thì có 05 khoản dự phòng đó là : dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa; dự phòng bảo hành công trình xây lắp.
Sự khác biệt của các văn bản liên quan đến dự phòng nói trên không chỉ khác nhau về số lượng các khoản dự phòng mà còn có một số điểm khác biệt liên quan đến công tác xử ly gây không ít lúng túng cho những người làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp. (xem bảng 1)
Tiêu thức
Theo QĐ 15/2006 vàVSA18 Theo Thông tư 13/2006 Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm Khi hoàn nhập Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm Khi hoàn nhập