Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng: cần phải có quy định áp dụng riêng cho hoạt động hợp nhất (ngân hàng và toàn bộ các pháp nhân trực thuộc) và hoạt động của riêng ngân hàng. Xem xét lại tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì tỷ lệ này khơng phát huy tác dụng trong thời gian qua; cách xác định tỷ lệ này cũng chưa phù hợp (việc xác định cho vay trung và dài hạn dựa vào thời gian gốc ban đầu của khoản cho vay, trong khi thời gian vay của nhiều khoản vay trung, dài hạn chỉ còn lại dưới 12 tháng); để duy trì tỷ lệ này, nhiều ngân hàng đã phải cơ cấu lại tài sản và cơng nợ của mình bằng cách vay dài hạn từ tổ chức tín dụng nước ngồi và gửi lại chính tổ chức tín dụng đó dưới hình thức tiền gửi ngắn hạn. Nên bổ sung thêm tỷ lệ tài sản thanh toán tối thiểu trên tổng tài sản và áp dụng linh hoạt theo điều kiện thị trường; bổ sung vào giới hạn góp vốn mua cổ phần
theo tỷ lệ biểu quyết của tổ chức tín dụng trong tổ chức kinh tế khác và giới hạn mức góp vốn tối đa của tổ chức tín dụng vào một tổ chức kinh tế.
Ngân hàng thương mại cần phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong q trình phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức tín dụng, cơ quan Cơng an, của Chính quyền cơ sở, của Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án. Ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các cơng cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các cơng cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm và phòng ngừa, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Cần cải tiến chương trình thanh tra một cách khoa học, thơng tin phân tích phải kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức nhằm phản ánh đúng bản chất sự việc, để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro, khơng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Cần phải đào tạo đội ngủ thanh tra nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức tốt, ln cập nhật thơng tin về chính sách, pháp luật, thị trường kịp thời để thực hiện tốt công tác thanh tra và có nhưng nhận định, kết luận chính xác giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để đảm bảo cho hoạt động giám sát của NHNN thực hiện có hiệu quả, cần thiết phải sớm xây dựng khung pháp lí riêng về hoạt động giám sát bằng Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng như trong “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định
112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định.
Nâng cao chất lượng cung cấp thơng tin tín dụng (trung tâm tín dụng CIC): Thơng tin CIC cung cấp phải mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của
khách hàng để các ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thơng tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngủ nhân viên có khả năng thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số. Ngồi ra Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp cải tiến thích hợp, cung cấp thơng tin kịp thời và chính xác để các ngân hàng nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin khách hàng. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra q trình cung cấp thơng tin tín dụng của các ngân hàng và có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng như: không báo cáo, báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai sự thật hoặc không báo cáo thông tin mới cập nhật. Mặt khác, NHNN phải mở rộng thêm đối tượng cần cung cấp thông tin để cung cấp thông tin cả những khách hàng chưa từng quan hệ tín dụng tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Rà sốt lại và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các tổ chức tín dụng và các khách nợ và sớm chỉnh sửa Quyết định 493 về phân loại nợ theo hướng gần với thông lệ quốc tế hơn.
3.6 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Chính phủ cần sớm hoàn thiện và ban hành “Chiến lược hỗ trợ và phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015” nhằm có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
Hồn thiện mơi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và phù hợp với chuẩn mực quốc tế để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế tốn, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện giám sát, đánh giá đúng hoạt động DNVVN nhất là tình hình tài chính, giúp ngân hàng đề xuất cho vay hợp lý hơn.
Trong tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đề nghị Chính phủ có chỉ đạo hoặc quy định nhằm hạn chế tình trạng sáp nhập các doanh nghiệp có tình hình
tài chính yếu, thua lỗ vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các DNNN trong quan hệ vay vốn và trả nợ vay ngân hàng. Chính phủ cần phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật : tòa án, thi hành án, bộ ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng.
Cần minh bạch thị trường thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cần xây dựng kho dữ liệu quốc gia theo từng bộ ngành về tốc độ tăng trưởng của ngành và lĩnh vực, khu vực để các TCTD có điều kiện sử dụng trong việc đánh giá khách hàng, nhất là phải xây dựng được kho dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính trung bình theo từng ngành nghề và theo từng quy mô doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:
Trên cơ sở định hướng chung về phát triển DNVVN của Chính phủ, hỗ trợ tín dụng DNVVN của ngành ngân hàng, mục tiêu chiến lược của ACB đối với Khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015, thực trạng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại ACB và kinh nghiệm làm việc cá nhân. Chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhấn mạnh các giải pháp theo các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro của hiệp ước Basel II nhằm hỗ trợ các DNVVN giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở mơi trường tồn cầu hóa như hiện nay, tạo động lực cho các DNVVN phát triển. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, ngày càng hồn thiện theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo an tồn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì tín dụng vẫn là hoạt động chủ đạo tại các NHTM, tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu ngân hàng quản lý tín dụng yếu kém, ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản và làm cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng sụp đỗ do tác động mang tính dây chuyền. Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ là những minh chứng rõ nét.
Vì vậy, cùng với những thời cơ và thách thức trong họat động ngân hàng, nhất là diễn biến phức tạp từ sau khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới, vấn đề nâng cao rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các NHTM đang và ngày càng trở nên cấp thiết.
NHTMCP Á Châu trong thời gian qua đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tất cả chỉ trong giai đoạn khởi đầu và hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trên cơ sở đó, l ậ n v ă n đ ã tr ì nh b à y s ơ l ư ợc l ý l uậ n ch u n g v ề r ủ i r o tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng chủ đạo là các DNVVN tại ACB. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhấn mạnh các giải pháp theo các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro của hiệp ước Basel II nhằm hỗ trợ các DNVVN giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tạo động lực cho các DNVVN phát triển. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, ngày càng hồn thiện theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo an tồn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hoàng
Ngân, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín
Trong q trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất m o n g nhận được sự góp ý của Q thầy cơ, các anh chị và các bạn để luận văn ngày càng được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Dự thảo Kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn
2011-2015. Hà Nội, tháng 10 năm 2011.
2. Dương Thị Bình Minh (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống
Kê.
3. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Lý Bá Tửu, 2005. Phịng chống rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của của các ngân hàng Thái Lan. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, trang 65 – 60. 5. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành. Hà nội, tháng 04 năm 2005.
6. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, Quyết định số 18/2007/Q Đ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN. Hà nội, tháng 04 năm 2007.
7. Ngân hàng TM CP Á Châu, Ban Chính sách và quản lý tín dụng, 2011. Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng ban hành theo công văn số 1017/NVCV-BCS&QLTD.11 ngày 31/08/2011. TP.HCM, tháng 08 năm 2011.
8. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2007. Hướng dẫn
cho vay đối với Chương trình bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN tại TPHCM - SMEHG ban hành theo Quyết định số 778/NVQĐ-KDN.12 ngày 11/12/2007.
TP.HCM, tháng 12 năm 2007.
9. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2010. Hướng dẫn
chương trình cho vay cho vay dự án tài trợ DNVVN - SMEFP ban hành theo Quyết định số 912/NVQĐ-KDN.10 ngày 17/09/2010. TP.HCM, tháng 09 năm
2010.
chương trình cho vay có bảo lãnh từ quỹ tín dụng xanh dành cho các DNVVN - SMESC ban hành theo Quyết định số 577/NVQĐ-KDN.11 ngày 26/12/2011.
TP.HCM, tháng 12 năm 2011.
11. Ngân hàng TM CP Á Châu, Khối Khách hàng doanh nghiệp, 2012. Hướng dẫn
cho vay theo dự án Tài chính nơng thơn – RDF ban hành theo Quyết định số 14/NVQĐ-KHDN.12 ngày 04/01/2012. TP.HCM, tháng 01 năm 2012.
12. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2005. Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng, quyết định số 164/NVQĐ-KDN.05 ngày 07/07/2005.
TPHCM, tháng 07 năm 2005.
13. Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012
14. Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010,2011, 2012.
15. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia. 16. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản lý Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất
bản Phương Đông.
17. Nguyễn Thu Hà, 2010. Những giải pháp nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 9, trang 29 – 31.
18. Quyết định 236/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN 5 năm 2006-2010
19. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc trích lập và phân loại nợ
20. Quyết định 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2006.: Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà nội, tháng 05 năm 2006.
21. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.