Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại tỉnh khánh hòa (Trang 62)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.6.3.1. Cơ chế chính sách, quản lý của Nhà nƣớc

Chính sách tỷ giá

Xét về lịch sử điều hành chính sách tỷ giá, chế độ tỷ giá của Việt Nam có nhiều nét chuyển biến phù hợp với thị trường quốc tế. NHNN đã xóa bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong điều hành chính sách tỷ giá; thay vào đó là sự điều hành thả nổi tỷ giá có sự điều tiết. Đặc biệt, từ tháng 2 năm 1999, tỷ giá đã được xác định

trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, được công bố hàng ngày. Tuy nhiên trên thực tế, NHNN vẫn chưa áp dụng triệt để quy tắc này. Hiện nay, tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được xác định dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thường được NHNN cố định trong thời gian dài và không vượt quá biên độ do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Theo đó, NHNN khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá. Hạn chế của cách quản lý này là tỷ giá không phản ánh đúng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo.

Với cách quản lý như trên, tỷ giá USD/VND thời gian qua biến động không đáng kể so với các đồng tiền khác như EUR, GBP, JPY, AUD - có thể tăng giảm 1% trong 1 – 2 ngày - và có xu hướng tăng dần để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.

Từ năm 2006 đến giữa năm 2008, tỷ giá USD/VND mỗi năm tăng khơng q 1% ngoại trừ một số ít thời điểm giảm nhưng cũng không giảm quá 1%. Xu hướng biến động tỷ giá như vậy hoàn tồn khơng gây bất kỳ rủi ro cho các doanh nghiệp và nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Khi tỷ giá tương đối ổn định, khơng có sự dao động lớn thì các doanh nghiệp cũng như NHTM chưa thấy nhu cầu cần thiết sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Hình 2.4. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2011 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000 22,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ g U SD /V ND Năm 2006Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Từ giữa năm 2008 trở đi, tỷ giá USD/VND biến động mạnh và theo chiều hướng VND mất giá so với USD, nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện ở các NHTM tỉnh Khánh Hịa; nhưng kết quả bình qn mỗi ngân hàng có từ 2 đến 3 doanh nghiệp tham gia với doanh số rất thấp. Thời gian qua, NHNN có những đợt điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo chiều hướng tăng cũng như thay đổi biên độ giao dịch của NHTM sau một thời gian giữ cho tỷ giá ổn định. Sau mỗi đợt NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc thay đổi biên độ giao dịch của NHTM, tỷ giá giao dịch tại các NHTM của ngày trước và sau khi có sự điều chỉnh của NHNN thường có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn như tỷ giá bình quân liên Ngân hàng giữa USD và VND áp dụng cho ngày 11/02/2010 là 18.544 VND/USD. So với ngày 10/02/2010, tỉ giá bình quân liên ngân hàng ngày 11/2/2010 tăng thêm 603 VND/USD (tương ứng tăng 3,36%) và tỷ giá giao dịch giao ngay tại hệ thống NHTM tăng thêm 621 VND/USD. Hoặc, ngày 11/2/2011, NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% (từ 18.932VND/USD lên 20.693 VND/USD) và giảm biên độ giao dịch của các NHTM từ +/-3% xuống cịn +/-1%. Theo đó, ngày 11/2/2011 tỷ giá giao dịch tại các NHTM tăng thêm 1.400VND/USD sau hơn 5 tháng tháng tỷ giá giao ngay được niêm yết ở mức 19.500VND/USD

Trong khi đó, tỷ giá kỳ hạn do các chi nhánh NHTM áp dụng cho khách hàng thường lệch so tỷ giá giao ngay không cao do kỳ hạn của hợp đồng ngắn, phần lớn kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng theo thời hạn của hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ và tỷ giá giao ngay chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung cầu hiện tại.

Điều này làm cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ dần hình thành suy nghĩ NHNN sẽ phá giá VND bằng những đợt điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Với việc kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND nên các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ thực hiện giao ngay sẽ có lợi hơn. Qua khảo sát, 9 chi nhánh NHTM có doanh số mua bán ngoại tệ cao và có phát sinh giao dịch kỳ hạn ngoại tệ thì phần lớn các chi nhánh NHTM cho rằng chính sách quản lý tỷ giá thời gian qua là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của giao dịch kỳ hạn ngoại tệ nói riêng và của sản phẩm phái sinh nói chung.

 Tình trạng đơ la hố ở Việt Nam nói chung và ở Khánh Hịa nói

riêng khá cao

Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2006 và các văn bản hướng dẫn của NHNN về Chế độ quản lý ngoại hối, người cư trú (tổ chức và cá nhân) được phép mở tài khoản ngoại tệ để nhận ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về Việt Nam đối với các giao dịch vãng lai. Đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được phép mở tài khoản bằng ngoại tệ. Với việc mở tài khoản ngoại tệ như trên, các cá nhân, tổ chức có thể dự trữ một phần ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi để sử dụng khi cần thiết. Đặc biệt, trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ, ngân hàng không dồi dào lượng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho các doanh nghiệp, cá nhân không nhận thấy rủi ro cần phải sử dụng giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, vì sẽ sử dụng nguồn ngoại tệ sẵn có trên tài khoản khi có nhu cầu.

Theo kết quả khảo sát, 14/25 Chi nhánh NHTM tỉnh Khánh Hịa có phát sinh hoạt động thanh toán quốc tế và tất cả đều cho rằng các doanh nghiệp khi có nguồn thu bằng ngoại tệ đều để nguyên tệ trên tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Khi có nhu cầu vốn cho các khoản chi phí trong nước, các doanh nghiệp sẽ bán lượng ngoại tệ đủ trang trải chi phí trong nước, số ngoại tệ cịn lại để dành cho việc thanh toán quốc tế sắp tới hoặc chờ khi đồng ngoại tệ tăng giá sẽ bán để lấy tiền VND. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp mặc dù không quan tâm đến rủi ro tỷ giá nhưng lại rất quan tâm đến sự sai lệch tỷ giá mua/bán chỉ một vài đồng cho một USD giữa các NHTM và doanh nghiệp sẵn sàng chuyển khoản mua bán ngoại tệ ở chi nhánh NHTM khác chi nhánh NHTM doanh nghiệp đang giao dịch thường xuyên. Tình trạng giữ lại ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp tại Khánh Hòa đã tăng dần về tỷ trọng qua các năm.

Bảng 2.13. Tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ so tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các NHTM tỉnh Khánh Hịa

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 6/2011

Tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ của TCKT/ tổng tiền gửi của TCKT

9,93 8,25 8,28 9,09 10,08 14,57

(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Khánh Hòa)

Nếu năm 2007, tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa so với tổng tiền gửi của các doanh nghiệp (bằng VND và bằng ngoại tệ) là 8,25% thì vào năm 2010 con số này đã đạt 10,08%, riêng 6 tháng đầu năm 2011 tăng đến 14,57%. Như vậy, điều này một lần nữa khẳng định khi tỷ giá càng biến động, các doanh nghiệp càng có xu hướng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi hơn là sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Hình 2.5. Tỷ trọng bình quân tiền gửi bằng ngoại tệ so tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa

0 2 4 6 8 10 12 14 16 tỷ trọng (%) 2006 2008 2010 năm

(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Khánh Hịa)

2.6.3.2. Về phía các NHTM tỉnh Khánh Hòa

 Cán bộ ngân hàng chƣa thực sự am hiểu giao dịch hợp đồng kỳ hạn

Tại Khánh Hịa, rất ít người hiểu về khái niệm hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, thậm chí ngay cả nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng không trực tiếp phụ trách mảng kinh doanh ngoại tệ hoặc có những nhân viên phụ trách kinh doanh ngoại tệ nhưng không trực tiếp thực hiện giao dịch kỳ hạn thì cũng khơng hiểu về loại giao dịch này. Qua cuộc khảo sát tại 25 Chi nhánh NHTM tỉnh Khánh Hịa có cung ứng dịch vụ ngoại tệ đã cho thấy

- Nhân viên của 4 Chi nhánh NHTM được tham gia các lớp tập tuấn do Hội sở tổ chức. Từ lúc triển khai giao dịch kỳ hạn ngoại tệ đến nay, việc tập huấn từ Hội sở chỉ từ một đến hai lần. Trong khi đó, các Chi nhánh NHTM thường có sự luân chuyển vị trí của nhân viên nên kiến thức của nhân viên không được cập nhật đầy đủ.

- Số Chi nhánh NHTM còn lại chưa được dự các lớp tập huấn hoặc hội thảo về giao dịch kỳ hạn. Nhân viên phụ trách nghiệp vụ này tự tìm hiểu trên cơ sở triển khai của Hội sở, phần lớn nhân viên khác phụ trách về kinh doanh ngoại tệ nhưng không trực tiếp thực hiện giao dịch kỳ hạn hoặc không nằm trong bộ phận tư vấn khách hàng hồn tồn khơng hiểu về giao dịch này.

Một khi bản thân nhân viên ngân hàng, người tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khơng nắm rõ về bản chất, ích lợi của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ thì khơng có khả năng thuyết phục được khách hàng sử dụng. Thời gian qua, mảng tiếp thị của ngân hàng về giao dịch mua bán kỳ hạn không được đẩy mạnh, thậm chí có thể nói hồn tồn bỏ ngõ. Thực tế cho thấy, mỗi Chi nhánh NHTM có từ hai đến ba khách hàng lớn, giao dịch lâu dài, những khách hàng này phần nào hiểu về hợp đồng kỳ hạn, được các Chi nhánh tư vấn thêm thì sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

 Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ không mang lại lợi nhuận cao cho các

NHTM tỉnh Khánh Hòa

Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn, khơng có bất kỳ khoản phí nào được phát sinh. Vì thế, các Chi nhánh NHTM chỉ có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn với tỷ giá giao ngay tại thời điểm tất toán hợp đồng khi tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho ngân hàng. Trong số 9 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch kỳ hạn ngoại tệ với khách hàng chỉ có 2 Chi nhánh cho rằng có thu được lợi

nhuận khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ với khách hàng. Bảy chi nhánh NHTM còn lại cho rằng cung cấp hợp đồng kỳ hạn không mang lại lợi nhuận cho NHTM và xác định thực hiện giao dịch này một phần giúp khách hàng cố định tỷ giá nhưng chủ yếu mua ngoại tệ với giá cao để giữ khách hàng. Ngoài ra, khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, NHTM đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khi lợi nhuận khơng có, trong khi một nửa số lượng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được các Chi nhánh NHTM vận dụng mua bán ngoại tệ vượt biên độ cho phép thì chi nhánh NHTM khơng đẩy mạnh triển khai và đầu tư loại giao dịch này đến với khách hàng.

 Quy mô của các NHTM tỉnh Khánh Hòa nhỏ

Do tồn tại dưới dạng chi nhánh hoặc phòng giao dịch nên mọi hoạt động của các NHTM tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo các hướng dẫn, quy định, quy chế và chịu sự chỉ đạo từ Hội sở chính. Chính vì vậy, các NHTM tỉnh Khánh Hịa gặp một số hạn chế trong triển khai các hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ như:

- Bị giới hạn về kinh phí nên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên nghiệp về cơng cụ tài chính phái sinh nói chung và hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ nói riêng chưa được chú trọng. Cơng tác đào tạo chun nghiệp hồn tồn phụ thuộc vào Hội sở, trong khi đó ở Hội sở gần như chỉ tập trung đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên làm việc trực tiếp tại Hội sở.

- Trước khi giao dịch kỳ hạn ngoại tệ với khách hàng, chi nhánh phải chắc chắn được việc ký hợp đồng đối ứng với Hội sở theo một tỷ giá có lợi cho chi nhánh thì chi nhánh mới thực hiện giao dịch với khách hàng. Nếu chi nhánh không làm được điều này với Hội sở thì giao dịch giữa chi nhánh với khách hàng không thực hiện được. Nếu không phụ thuộc quá nhiều vào Hội sở, các chi nhánh NHTM có thể tìm hợp đồng đối ứng với các chi nhánh NHTM khác trên cùng địa bàn để đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng.

2.6.3.3. Về phía doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát tại 30 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng tỷ giá ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở mức vừa phải và có quan tâm đến yếu tố rủi ro của tỷ giá nhưng việc sử dụng hợp đồng

kỳ hạn cùng các cơng cụ tài chính phái sinh khác để phịng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chưa phát triển rõ nét bởi một số nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp.

 Quy mô doanh nghiệp nhỏ

Đến tháng 6 năm 2011, tồn tỉnh Khánh Hịa có 5.980 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp. Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp khơng có giám đốc để quản lý rủi ro. Trong 30 doanh nghiệp được khảo sát thì chỉ có 3 doanh nghiệp có giám đốc tài chính. Điều này làm cho việc thuyết phục được những nhân viên kế toán hay nhân viên kinh doanh của cơng ty và thậm chí cả Ban giám đốc sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là cả vấn đề. Thêm vào đó, năng lực tài chính của các doanh nghiệp này không cao, quy mô nguồn vốn khá thấp nên ngay khi có bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp xin chiết khấu bộ chứng từ để có vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoặc nhu cầu vốn bằng ngoại tệ đến đâu các doanh nghiệp sẽ vay ngân hàng đến đó. Nhìn chung, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phần lớn chưa có kế hoạch cho phát triển sản xuất trong một năm, nhất là đối với các dòng tiền thu chi bằng ngoại tệ.

 Tâm lý ngại trách nhiệm

Một cản trở khác đối với việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các doanh nghiệp đó là tâm lý ngại trách nhiệm. Một số doanh nghiệp thường xuyên tham gia thanh toán xuất nhập khẩu qua hệ thống thanh toán NHTM và được chi nhánh NHTM tư vấn sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, ngoài ra các doanh nghiệp cũng nhận thức được rủi ro tỷ giá trong lúc tỷ giá đang có sự biến động lớn và biết được vai trò của hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, người phụ trách mảng tài chính của doanh nghiệp khơng dám thực hiện. Bởi vì những người phụ trách doanh nghiệp sợ rằng nếu quyết định thực hiện hợp đồng kỳ hạn và khi đến hạn tất toán hợp đồng tỷ giá trên thị trường diễn biến theo chiều hướng làm cho tỷ giá kỳ hạn bị bất lợi và hợp đồng kỳ hạn buộc phải thực hiện, khi đó sẽ có ý kiến về việc sử dụng giao dịch hợp đồng kỳ hạn làm cho doanh nghiệp bị mất đi một khoảng do chênh lệch tỷ giá. Tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát tán đồng ý kiến tâm lý ngại trách nhiệm là 80%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại tỉnh khánh hòa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)