CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ
1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giaodịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
1.2.2. Những nhân tố vi mô
Nhân tố vi mô là tỷ giá giao ngay và lãi suất của đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được tính theo cơng thức (1.1)
y d r r S F 1 1 0 (1.1) Trong đó:
- S0: tỷ giá giao ngay - F: tỷ giá kỳ hạn
- rd: lãi suất đồng tiền định giá - ry: lãi suất đồng tiền yết giá
Theo công thức (1.1), tỷ giá kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và lãi suất của đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng tiền định giá có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá.
- Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá: rd>ry dẫn đến (1+ rd) > (1+ ry) tương đương tỷ giá kỳ hạn biến thiên cùng chiều với tỷ giá giao ngay, khi đó điểm gia tăng tỷ giá kỳ hạn xuất hiện. Tỷ giá kỳ hạn luôn luôn lớn hơn tỷ giá giao ngay.
- Nếu lãi suất đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá: rd<ry dẫn đến (1+ rd) < (1+ ry) tương đương tỷ giá kỳ hạn biến thiên ngược chiều với tỷ giá giao ngay, khi đó điểm khấu trừ tỷ giá kỳ hạn xuất hiện. Tỷ giá kỳ hạn luôn luôn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại thời điểm thanh toán phụ thuộc vào mối quan hệ của giá chuyển giao và tỷ giá giao ngay lúc hợp đồng đến hạn. Nếu tỷ giá kỳ hạn ln ln lớn hơn tỷ giá giao ngay thì vị thế bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ chiếm ưu thế hơn vị thế mua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ. Ngược lại, nếu tỷ giá kỳ hạn luôn luôn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay thì vị thế mua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ chiếm ưu thế hơn vị thế bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ.
1.2.3. Những nhân tố từ các chủ thể tham gia giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Đối với NHTM
Phần lớn các NHTM đều cung ứng giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi NHTM sẽ có chiến lược kinh doanh riêng, có nhóm khách hàng riêng hoặc chun về loại hình dịch vụ đặc thù. Có NHTM chun bán lẻ cho khách hàng nhỏ, có NHTM tập trung cho các dự án lớn của những tập đoàn…. Giao dịch hợp đồng kỳ hạn thường do các NHTM, là người đầu mối, chuyên cung ứng cho khách hàng, do đó, nếu NHTM chuyên về cung cấp, đầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng, trong đó có cơng cụ phái sinh, thì hợp đồng kỳ hạn sẽ có điều kiện phát triển
Đối với doanh nghiệp có hoạt động thu chi ngoại tệ
Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có vai trị là bảo hiểm rủi ro tỷ giá, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng để bảo hiểm rủi ro cho dòng thu chi
ngoại tệ. Nếu các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, am hiểu về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro của hợp đồng kỳ hạn và mong muốn được bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ thì sẽ góp phần thúc đẩy giao dịch kỳ hạn ngoại tệ phát triển.
Nói chung, giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ những yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô cho đến yếu tố là các chủ thể tham gia giao dịch. Mỗi yếu tố có tác động riêng đối với giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, có yếu tố làm cho giao dịch mua hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ chiếm ưu thế hơn giao dịch bán hợp đồng kỳ hạn và ngược lại như yếu tố tỷ giá giao ngay, yếu tố lãi suất của hai đồng tiền yết giá và lãi suất đồng tiền định giá, yếu tố chính sách điều hành tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, có những yếu tố cùng tác động, hỗ trợ sẽ giúp giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ được phát triển như yếu tố cơ chế chính sách phát triển của nhà nước, mơi trường tài chính, ý muốn chủ quan của các chủ thể tham gia giao dịch.
1.3. Những rủi ro khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Mục đích chính của việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng cũng tạo ra một số rủi ro cho người sử dụng.
1.3.1. Đối với doanh nghiệp
- Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có tính thanh khoản thấp. Khi đến hạn thanh toán, người mua phải mua và người bán phải bán, thường là giao hàng hoặc thanh tốn tiền mặt, khơng bên nào được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba cho dù giao dịch mua bán có thể bất lợi cho một trong hai bên tham gia. Ngay sau khi ký hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, tỷ giá trên thị trường giao ngay diễn biến theo chiều hướng xấu, ngược với dự đốn ban đầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp khơng thể chấm dứt hoặc nhượng lại hợp đồng kỳ hạn đã ký cho người khác.
- Doanh nghiệp có thể bị mất khả năng thanh tốn. Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán hợp đồng diễn biến ngược chiều với dự đoán ban đầu. Tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán hợp đồng ngược chiều và càng xa với tỷ giá kỳ hạn được thỏa thuận trước đó thì rủi ro xảy ra cho doanh nghiệp càng lớn.
Khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ với các doanh nghiệp, NHTM gặp các rủi ro sau:
- NHTM sẽ bị lỗ khi tỷ giá có xu hướng ngược với dự báo ban đầu. Với tính thanh khoản thấp của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, NHTM phải chấp nhận hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cho đến khi đến hạn hợp đồng cho dù NHTM có thể biết trước được tình huống bất lợi sẽ xảy ra đối với vị thế giao dịch của NHTM.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Vào thời điểm tất tốn hợp đồng, doanh nghiệp khơng giao hoặc nhận lượng ngoại tệ đã thỏa thuận ban đầu với NHTM. Trong trường hợp NHTM ở vị thế trường vị thì sẽ khơng có lượng ngoại tệ do doanh nghiệp bán để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng khác. Khi nhu cầu ngoại tệ của khách hàng khác không được đáp ứng theo cam kết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của NHTM. Khi uy tín của một NHTM bị ảnh hưởng nhanh chóng dẫn đến hàng loạt rủi ro liên quan đến khả năng thanh khoản chung của NHTM, điều này quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, NHTM phải tìm nguồn ngoại tệ khác kịp thời với tỷ giá có thể ảnh hưởng khơng tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp NHTM ở vị thế đoản vị, doanh nghiệp không mua lượng ngoại tệ đã thỏa thuận trước đó. Khi đó, NHTM gặp rủi ro tỷ giá với lượng ngoại tệ doanh nghiệp không nhận.
- Trạng thái ngoại tệ của NHTM mở quá lớn do thực hiện một vị thế là mua hoặc bán nhiều hơn vị thế còn lại. Khi trạng thái ngoại tệ mở lớn, NHTM gặp rủi ro khi tỷ giá diễn biến ngược chiều. Khi trạng thái ngoại tệ dương lớn, rủi ro tỷ giá xảy ra nếu đồng ngoại tệ giảm giá mạnh và ngược lại khi trạng thái ngoại tệ âm rủi ro tỷ giá xảy ra nếu đồng ngoại tệ tăng giá mạnh.
1.4. Kinh nghiệm phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các NHTM tỉnh Khánh Hòa
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam
Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng lớn như: NH Ngoại thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Công thương… cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ
kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh tốn quốc tế. Tuy nhiên, các cơng cụ tài chính phái sinh hiện nay tại các ngân hàng cịn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các cơng cụ tài chính phái sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Bảng 1.4 Thu nhập và lợi nhuận từ cơng cụ tài chính phái sinh tại một số NHTM Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu NH Đầu tƣ & PT NH TMCP Công thƣơng NH TMCP Ngoại thƣơng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ trọng Tỷ Số dƣ trọng Tỷ 2007 Tổng thu nhập 7.794 100 6.649 100 5.763 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 19 0,24 4 0,06 0 0 Tổng lợi nhuận 2.028 100 1.529 100 3.192 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 9 0,44 -6 0 0 0 2008 Tổng thu nhập 7.570 100 8.694 100 10.991 100 Trong đó: Thu từ các cơng cụ phái sinh 363 4,79 75 0,86 52 0,47 Tổng lợi nhuận 2.368 100 2.436 100 3.526 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 238 10,05 -120 0 52 1,47 2009 Tổng thu nhập 9.688 100 5.428 100 9.287 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 91 0,94 201 3,7 6 0,06 Tổng lợi nhuận 3.605 100 1.678 100 5.004 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh -172 0 -290 0 -289 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)
Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của cơng cụ tài chính phái sinh là rất nhỏ so với tổng doanh thu và lợi nhuận của các NHTM. Tại NH Đầu tư & Phát triển, năm 2007, thu nhập từ công cụ phái sinh là 19 tỷ đồng, chiếm 0,24% tổng thu nhập, năm 2008 tăng lên 363 tỷ đồng, chiếm 4,79% tổng thu nhập nhưng đến năm 2009 chỉ đạt
91 tỷ đồng chiếm 0,94% tổng thu nhập. Lợi nhuận năm 2007 là 9 tỷ đồng, chiếm 0,44% tổng lợi nhuận, năm 2008 tăng lên 238 tỷ đồng chiếm 10,05% tổng lợi nhuận nhưng đến năm 2009 lỗ 172 tỷ đồng. Tại NH TMCP Công thương, thu nhập từ công cụ phái sinh tăng qua các năm, năm 2007 đạt 4 tỷ đồng, chiếm 0,06% tổng thu nhập, đến năm 2008 đã tăng lên 75 tỷ đồng, chiếm 0.86%, năm 2009 tăng mạnh lên 201 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng thu nhập. Mặc dù có thu nhập tăng qua các năm nhưng ngân hàng lại lỗ khi tính ra lợi nhuận, năm 2007 lỗ 6 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 120 tỷ đồng, năm 2009 lỗ 290 tỷ đồng. Tại NH TMCP Ngoại thương, năm 2007 ngân hàng khơng có thu nhập trong lĩnh vực cơng cụ tài chính phái sinh, năm 2008 thu nhập đạt 52 tỷ đồng, chiếm 0,04% tổng thu nhập, năm 2009 giảm còn 6 tỷ đồng chiếm 0,06% tổng thu nhập. Trong đó, lợi nhuận năm 2008 là 52 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng lợi nhuận, năm 2009 lại lỗ 289 tỷ đồng.
Như vậy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp thời gian qua nhận thức rất ít về kỹ thuật phịng chống rủi ro tỷ giá bằng cơng cụ tài chính phái sinh nói chung và hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ nói riêng. Do đó, các doanh nghiệp khơng nhiệt tình phịng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chun mơn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tỉnh Khánh Hòa
- Để các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các cơng cụ tài chính phái sinh nói chung và hợp đồng kỳ hạn nói riêng và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro tỷ giá, các NHTM tỉnh Khánh Hòa cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp.
- Các NHTM Khánh Hòa cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Cơng tác đào tạo và tái đào tạo cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, cả ở trong nước và nước ngoài, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính ngân hàng.
- Các Chi nhánh NHTM mua bán kỳ hạn ngoại tệ đối ứng với nhau hoặc giao dịch đều ở hai vị thế trường vị và đoản vị để hạn chế rủi ro tỷ giá do thực hiện hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ một chiều làm trạng thái ngoại tệ mở.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, phân tích được các đặc điểm, vai trị, nhân tố ảnh hưởng và những rủi ro khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hợp đồng kỳ hạn của các NHTM ở những nước Châu Á có nền kinh tế phát triển để rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM tỉnh Khánh Hịa. Trên cơ sở đó làm nền tản cho việc phân tích tình hình thực tế giao dịch kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM tỉnh Khánh Hòa, những kết quả đã đạt cần được khuyến khích phát triển và những vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỈNH KHÁNH HÒA
2.1. Thực trạng hoạt động của các NHTM tỉnh Khánh Hòa
Hệ thống NHTM tỉnh Khánh Hòa ngày càng phát triển về mạng lưới, quy mô hoạt động và đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Nếu như năm 2004, tồn tỉnh chỉ có 5 chi nhánh NHTMNN và 1 chi nhánh NHTMCP thì đến năm 2011, số lượng chi nhánh NHTMNN không tăng nhưng số lượng chi nhánh NHTMCP, liên doanh đạt 20 chi nhánh với 145 địa điểm giao dịch.
- Về quy mô hoạt động: Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại chỗ đạt bình qn 23,03%/năm, tín dụng tăng bình qn 21,64%/năm. Giai đoạn 2006-2010, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn vốn huy động tại chỗ và dư nợ tín dụng lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 33,11%/năm và 28,04%.
Bên cạnh các hoạt động truyền thống huy động và cho vay, các Chi nhánh NHTM tại tỉnh không ngừng đổi mới, ứng dụng và phát triển công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
- Dịch vụ thanh toán: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh tốn nhanh, chính xác, an tồn, bảo mật và kết quả thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng quan hệ giao dịch và thanh toán với ngân hàng. Các Chi nhánh NHTM tại tỉnh tích cực triển khai và bước đầu thực hiện thành công Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước - Đề án thành phần của Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính