Định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường (Trang 30 - 32)

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng

3.1. Định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty

Với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (chỉ sau dầu khí) trên cả nước, dệt may đang được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay, đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của ngành dệt may là “gia công thuần tuý”, chưa tạo lập được bản sắc cũng như

thương hiệu cho chính mình. Vì vậy, em xin đưa ra một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian tới.

Nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp (FOB). Xuất khẩu trực tiếp là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta có thể xuất trực tiếp cho khách hàng nước ngoài mà không cần qua bất cứ một trung gian nào để thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt phương thức này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng như về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, thị trường…nhằm tránh gặp phải những rủi ro trong quá trình xuất khẩu.

Chủ động tìm nguồn nguyên phụ liệu trong nước và nước ngoài. Trong những năm vừa qua, Công ty đã phải nhập khá nhiều nguyên phụ liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu của mình. Do đó, nếu tìm kiếm được một nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước ổn định sẽ giúp Công ty giảm bớt được nguồn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Điều này dẫn đến làm giảm giá thành cho sản phẩm và nâng cao sự canh tranh về giá cho sản phẩm dệt may.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ điều hành, đặc biệt là các cán bộ công nhân viên làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thủ tục xuất khẩu giúp cho việc tiến hành các thủ tục xuất khẩu một cách nhanh chóng, tránh việc tắc nghẽn ở một công đoạn nào của quá trình xuất khẩu, làm chậm tiến độ giao hàng dẫn đến làm ảnh hưởng lợi nhuận cũng như uy tín của Công ty.

Nâng cao chất lượng của sản phẩm đồng thời tạo lập một thương hiệu cho sản phẩm dệt may nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khi xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, EU thì chất lượng và thương hiệu của sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty cần quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và của chính Công ty nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Cải tiến mẫu mã, thiết kế. Công tác thiết kế mẫu mã của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn yếu kém, các mẫu thường đơn điệu, lạc hậu so với nhu cầu của khách hàng. Các mẫu thiết kế này còn mang nặng tính biểu diễn, chưa đi vào thực tế cuộc sống. Đây cũng là một phần quan trọng nhằm giúp Công ty nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, Công ty cần xây dựng phòng thiết

kế, sản xuất mẫu mã thử để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đẩy nhanh quá trình chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thêm những thị trường tiềm năng bên cạnh những thị trường truyền thống. Đặc biệt phải quan tâm nghiên cứu về văn hoá, truyền thống, xu hướng thời trang của thị trường đó. Xác định thị trường mục tiêu cho từng sản phẩm của Công ty, cần biết được thế mạnh cũng như những hạn chế của sản phẩm để tìm được thị trường phù hợp với sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w