BẢNG 2.5: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường (Trang 26 - 27)

Đơn vị: tỷ đồng

Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Khăn bông 29,166 71,957 42,096

Dệt kim 4,886 3,118 6,656

Thủ công 9,425 7,265 5,296

May mặc 12,189 11,127 7,344

Tổng 55,666 93,467 61,392

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty)

Thực tế những năm qua cho thấy, loại hình kinh doanh khăn bông đã giúp cho Công ty tăng trưởng rất lớn về doanh thu, và đây là mặt hàng chủ lực để tính doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, kinh doanh mặt hàng này lại gây ra nhiều áp lực rất lớn về vốn đối với Phòng kinh doanh vật tư và Công ty, vì vốn lưu động của Công ty là không nhiều, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo rất sát của Giám đốc, Phòng kinh doanh vật tư kết hợp với Phòng Tài chính-Kế toán

đã lo được vốn, thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng. Là mặt hàng nhạy cảm, luôn biến động về giá cả nhưng khăn bông vẫn được lựa chọn là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty vì đây là mặt hàng mà Công ty đã có kinh nghiệm kinh doanh trong nhiều năm và sẽ tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai. Mặc dù luôn ở trong tình trạng phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty tư nhân, bị khách hàng nước ngoài liên tục ép giá, giá nguyên liệu đầu vào biến động khó lường nhưng khăn bông vẫn luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Công ty với doanh thu năm 2005 là 71,957 tỷ đồng, tăng 146,71% so với năm 2004. Tuy vậy, bước sang năm 2006, do vấp phải một số vấn đề khó khăn về thị trường, hạn chế hạn ngạch của các thị trường lớn như Mỹ, Canada đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này giảm đáng kể, chỉ còn 42,096 tỷ đồng, giảm 41,5% so với năm 2005. Công ty đang cố gắng khắc phục những khó khăn này bằng cách tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đưa mặt hàng này trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty trong thời gian tới.

Bên cạnh mặt hàng chủ lực là khăn bông, Công ty vẫn chủ trương duy trì một số mặt hàng khác như dệt kim, may mặc, thủ công nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường thế giới. Do các sản phẩm này trên thị trường thế giới gần như đã bão hoà nên kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này là tương đối thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Có thể thấy như mặt hàng may mặc giảm từ 12,189 tỷ đồng năm 2004 xuống còn 7,344 tỷ đồng năm 2006; hàng thủ công giảm từ 9,425 tỷ đồng xuống còn 5,296 tỷ đồng năm 2006.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty)

2.2.4. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo thời gian

Mặt hàng may mặc tuy là có tính thời vụ rất cao, song do phạm vi mặt hàng kinh doanh rộng nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng không thay đổi nhiều giữa các quý. Có những mặt hàng tiêu thụ mạnh vào mùa đông như khăn bông, bông…nhưng mặt hàng may xuất khẩu, dệt kim xuất khẩu lại xuất được nhiều vào mùa hè. Chính vì vậy, tổng giá trị hàng xuất giữa các quý biến động không đáng kể. Tình hình xuất khẩu qua các quý được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Thái Phương trên thị trường (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w